10 Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)

docx 104 trang Trần Thy 11/02/2023 14080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_ngu_van_lop_12_nam.docx

Nội dung text: 10 Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)

  1. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Đối với nhà văn: khi sáng tác không thể lặp lại mình, càng không được lặp lại người; phải có cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận và thể hiện của riêng mình. Tức là nhà văn phải có phong cách. - Đối với người đọc: để thẩm định, đánh giá một một tác phẩm không chỉ chú ý xem tác giả ấy viết cái gì; mà quan trọng hơn nhà văn đó viết như thế nào. - Đối với lịch sử văn học: đóng góp của một nhà văn thực chất là đóng góp một cách nhìn, cách viết, cách cảm nhận và cách thể hiện mới mẻ. 2.2. Thí sinh hiểu đúng bản chât câu nói của Hoài Thanh: khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của mỗi tác giả đối với cuộc sống bằng tác phẩm văn học: (10.0 điểm) - Nhà văn không phải là thánh thần, họ cũng sống giữa đời thường nhật như moi người, nên họ không thể không bám sát hiện thực để mô tả và phản ánh. - Tuy cùng mô tả, phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực khi qua con mắt của nhà văn phải “có một hình sắc riêng”. Tức là mỗi tác phẩm văn học phải in đậm dấu ấ chủ quan của người nghệ sĩ. * Phân tích một số tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề: phân tích và chỉ ra sự độc đáo, mang dấu ấn chủ quan, thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt của mỗi nhà văn qua một số tác phẩm văn học. * Thí sinh có thể so sánh một số tác phẩm viết về cùng một đề tài, cùng một chủ đề của các tác giả khác nhau để từ đó chỉ ra “hình sắc riêng” của mỗi tác phẩm, tác giả. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 18 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: * Câu nói đại diện cho hai bức hình: Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Có ý kiến khác: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. (Amonimus). 2.1. Giải thích ý nghĩa: (2.0 điểm) - Ý kiến (Bức hình) thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường, cách tốt nhất vượt qua gian nan là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt vượt lên và chiến thắng. - Ý kiến (Bức hình) thứ hai: Mượn hình ảnh dòng sông luôn chảy vòng khi gặp núi đồi, cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt mà tìm con đường khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng. Ứng xử linh hoạt uyển chuyển, thay đổi phù hợp cuộc sống.  Hai ý kiến nêu lên cách ứng xử trước gian nan thử thách trong cuộc sống. 2.2. Phân tích, chứng minh: (5.0 điểm) * Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng đều đúng. - Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm (dẫn chứng minh họa). - Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt (dẫn chứng minh họa). - Hai ý kiến bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn (dẫn chứng minh họa). - Cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp hoàn cảnh (dẫn chứng minh họa). 2.3. Bình luận: (0.5 điểm) - Phê phán những con người đầu hàng trước khó khăn thử thách. - Phê phán những người đi vòng đi tắt bất chấp Pháp luật để đạt mục đích. 2.4. Kết luận: (0.5 điểm) - Cần bình tĩnh tự tin ứng xử linh hoạt trước khó khăn.
  3. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong quá trình sáng tạo nhà văn phải có cách 1 nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. - Cuộc thám hiểm thực sự: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới). - Đôi mắt mới: Cách nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới, không lặp lại.  Ý kiến khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. 2.2. Bình luận vấn đề: (2.0 điểm) * Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng. - Để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và lao động nghệ thuật nghiêm túc. - Dù viết về đề tài cũ nhưng bằng những khám phá, những phát hiện mới mẻ, độc đáo về đời sống, con người nhà văn vẫn cho ra đời những tác phẩm thực sự giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cũng không phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. 2.3. Phân tích tác phẩm của Nam Cao để làm rõ ý kiến: (6.0 điểm) a. Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị tác phẩm: - Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối ảnh chụp, copy lại thì không mang lại giá trị nhận thức đích thực cho tác phẩm. - Người đọc đến với tác phẩm luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống và con người được phản ánh trong tác phẩm.
  4. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 19 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (1.0 điểm) - Đi khám phá: là một hoạt động trải nghiệm, trong đó con người đi đến những không gian mới, trải nghiệm cuộc sống ở đó để phát hiện ra những cái ẩn giấu, bí mật đầy mới mẻ của cuộc sống. Đi khám phá hoàn toàn khác với hoạt động du lịch thông thường. - Thành kiến, sự cố chấp: là những ý nghĩ, tư tưởng tiêu cực, cứng nhắc đã thành cố định, khó thay đổi. - Đầu óc hạn hẹp: nhận thức và suy nghĩ nông cạn, lạc hậu.  Nội dung câu nói: Đi khám phá sẽ giúp con người thay đổi nhận thức và tư tưởng, hiểu biết sâu sắc hơn về con người và xã hội, mở rộng tầm nhìn và tri thức của mình. 2. Bàn luận về câu nói: (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): (5.0 điểm) - Nhận thức, tư tưởng của con người được hình thành chủ yếu từ trong thực tiễn đời sống. Nếu con người chỉ quẩn quanh trong những không gian chật hẹp, quen thuộc, nhận thức con người sẽ trở nên hạn hẹp, lạc hậu, dễ hình thành nên những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp (dẫn chứng minh họa). - Những vùng đất mới và cuộc sống mới bao giờ cũng chứa đựng những bí mật sâu xa của đời sống. Khám phá nó sẽ đem đến cho con người những hiểu biết và nhận thức mới mẻ (dẫn chứng minh họa). - Sự trải nghiệm đòi hỏi con người phải thâm nhập cuộc sống, sống thực sự với không gian đó, với cuộc đời đó, trải qua những cảm xúc thực sự với nó, từ đó con người mới có khả năng thay đổi nhận thức, xóa bỏ những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp (dẫn chứng minh họa). - Cuộc sống bên ngoài có khi khác xa với những lí thuyết trong sách vở, vì vậy sự trải nghiệm là cần thiết để con người hiểu đúng về bản chất đời sống (dẫn chứng minh họa).
  6. - Xã hội hiện đại đòi hỏi con người, nhất là tuổi trẻ, phải biết trải nghiệm cuộc sống để mở rộng tầm nhìn, hình thành những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, có tính nhân loại. - Hoạt động trải nghiệm còn giúp con người hình thành những năng lực và kĩ năng sống cần thiết. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Cái đẹp: là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người. - Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống. - Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật. - Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.  Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn. 2.2. Bình luận: (3.0 điểm) - Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời. - Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 20 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Quan sát bức hình và đọc câu chuyện sau: CÂU CHUYỆN VỀ CÂY BÚT CHÌ VÀ CỤC TẨY - Bút chì: Cậu biết không, mình thực sự xin lỗi cậu! - Tẩy: Vì sao vậy, có chuyện gì à? - Bút chì: Xin lỗi cậu vì làm cậu bị thương bởi mình. Mỗi lần mình làm điều gì sai, cậu luôn ở đó để xóa giúp mình đi. Và mỗi một lần một lỗi lầm của mình được xóa đi, cậu lại bị mất đi một phần cơ thể. Cậu nhỏ đi, nhỏ dần hơn - Tẩy: Đúng vậy, nhưng mình không thấy phiền đâu. Cậu biết không, mình được sinh ra là để giúp cậu mỗi khi cậu làm sai điều gì đó. Thậm chí đến một ngày nào đó, khi mình biến mất, và cậu sẽ thay thế mình bằng một cái khác, mình vẫn sẽ thực sự hạnh phúc vì được sống để làm việc có ý nghĩa nhất cuộc đời mình. Thế cho nên đừng lo lắng nữa, mình không muốn thấy cậu buồn chút nào Suy nghĩ của anh/chị sau khi nhìn bức hình trên? Từ đó, anh/chị có liên hệ gì với bài học cuộc sống hiện nay xung quanh chúng ta mà ai cũng cần có? Câu 2 (12 điểm) “Viết truyện ngắn kiêng kị hai điều: hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện”. (Trích Văn học và nhân cách, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Văn học, 1994, tr. 90) Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những kiến thức mà anh/chị đã được học và qua một số tác phẩm văn học giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Dòng chữ trên bức hình (trái): - Tiếng Anh: No one is perfect, that’s why pencils have erasers.
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 20 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu chuyện: (2.0 điểm) * Xác định vấn đề nghị luận: Sự Cho và Nhận trong cuộc sống. - Cho: là ban tặng, chia sẻ, hay bố thí với người khác - Nhận: là đối tượng hướng đến của cho - Cho và nhận: là một lối sống đáng được duy trì và phát triển.  Cho và Nhận là những cặp mảnh ghép đi đôi với nhau, tạo thành một mắc xích liên tục làm nên sự toàn mĩ của mô hình mang tên cuộc sống. 2.2. Bàn luận vấn đề: (6.0 điểm) a. Đối với con người: - Ta cho khi muốn được chia sẻ, muốn người khác cảm nhận được sự quan tâm, muốn mở lòng ra với mọi người - Khác với cho, nhận có thể xuất phát từ trạng thái có hoặc vô ý thức: nhận vì sự cảm động, một hành động kiểu xã giao hay thậm chí là qua loa cho xong chuyện - Con người biết cho và nhận sẽ nhận được sự tin yêu, kính trọng của mọi người thì sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống b. Đối với xã hội: - Cho và nhận giúp con người sống có tình thương, xã hội thêm văn minh và phát triển - Tuy nhiên, cho và nhận hiện nay cũng là cách nói châm biếm các hành vi ăn nhận hối lộ của một bộ phận trong xã hội. c. Thái độ đối với cho và nhận và cách rèn luyện:
  9. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý nghĩa của câu nói: (2.0 điểm) - Truyện ngắn: tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. - Hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện: điều phải kiêng kị, tránh, không được phép mắc vào của nhà văn khi viết truyện ngắn. - Chuyện: sự việc được kể lại bằng lời văn. - Văn: ngôn từ, lời kể của tác phẩm văn học. Hết chuyện là hết văn: Sự việc khi đã kể xong mà lời văn của truyện ngắn không có khả năng gợi suy ngẫm, không còn âm vang trong tâm trí bạn đọc. Yêu cầu: Chuyện kể đã hết nhưng điều muốn nói đằng sau câu chuyện, lời kể lại phải bắt đầu. Sự việc trong truyện ngắn đòi hỏi phải nhiều trữ lượng mới có khả năng khơi gợi ở độc giả những suy tưởng. Hết văn là hết chuyện: Lời văn dừng, những điều viết ra trên bề nổi câu chữ đã khép lại là chuyện muốn nói cũng hết. Tác phẩm không để độc giả viết tiếp câu chuyện, không đặt ra được những chuyện nhân sinh Yêu cầu: Lối viết trong truyện ngắn phải có khả năng tạo nhiều vùng trắng, dồn nén, có độ mở lớn.  Từ chỗ nêu ra những điều nhà văn phải kiêng kị, ý kiến đã đề cập đến yêu cầu về phẩm chất quan trọng gắn với đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Tác phẩm đã dừng nhưng những sự việc, lời văn lại có khả năng khơi gợi, nói được nhiều điều. 2.2. Bàn luận cơ sở lí luận văn học: (3.0 điểm) a. Đặc trưng của văn chương nghệ thuật: Quá trình sáng tác văn học chính là quá trình kí hiệu hóa, nhà văn phản ánh đời sống và tư tưởng tình cảm của mình thông qua hình tượng nghệ thuật. Hơn nữa văn chương coi trọng tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại.