1000 Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

docx 118 trang Trần Thy 09/02/2023 17840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "1000 Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx1000_cau_hoi_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: 1000 Câu hỏi ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có đáp án)

  1. các nhóm động vật theo bảng sau: Nhóm động vật Đại diện sinh vật Câu 9. Hãy kể tên một số động vật xung quanh em có giá trị trong thực tiễn. Câu 10. Hãy thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ điều tra về một số động vật gây hại cho nền kinh tế địa phương. Từ đó, cho biết cách phòng trừ những tác hại mà các động vật đó mang lại bằng cách hoàn thành bảng sau: Tên động vật Nơi sống Tác hại B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 6 C B A B B A Câu 1. Chọn C. Câu 2. Chọn B. Câu 3. Chọn A. Câu 4. Chọn B. Câu 5. Chọn B. Câu 6. Chọn A. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 7. Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng. Những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ mà tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây, gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Thực tế san hô là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi. Tuy nhiên, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó.Đây cũng là lý do mà một số người hiểu lẩm san hô là một loài thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp. Câu 8. Nhóm động vật Đại diện sinh vật Thú Cá voi, thú mỏ vịt, hươu Bò sát Cá sấu Chim Chim cánh cụt Lưỡng cư Ếch giun Cá Lươn, cá mập, cá ngựa Thân mềm Hến, mực Chân khớp Cua, bọ cánh cam Giun Giun đất
  2. BÀI 32. THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN A. BÀI TẬP Câu 1. Những dụng cụ nào sau đây cần phải được chuẩn bị trước khi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên? A. Ống nhòm, dao, kéo. B. Máy ảnh, dao, kéo. C. Máy ảnh, giấy, bút. D. Máy ảnh, ống nhòm, giấy. Câu 2. Hãy mô tả một vài câu về đặc trưng của địa điểm quan sát động vật ngoài thiên nhiên. Câu 3. Hãy liệt kê những động vật mà em quan sát được tại địa điểm quan sát. Câu 4. Chọn ra 4 đối tượng động vật mà em quan sát được, lập bảng mô tả các tiêu chí đặc trưng của mỗi đối tượng đó theo mẫu sau: Tên động vật Đặc điểm Môi trường sống Câu 5. Hãy cho biết vai trò và tác hại của những động vật mà em quan sát được tại địa điểm thực hành bằng cách điền vào bảng sau: Tên động vật Lợi ích/Tác hại B. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1. Chọn C. Câu 2. Tuỳ vào địa điểm đến tham quan, có thể mô tả theo các tiêu chí sau: - Đồng ruộng: Khí hậu, khoảng cách đến khu dân cư (m/km), diện tích, động vật chủ đạo. - Rừng trồng: Khí hậu, khoảng cách đến thành phố/ thị trấn/ thị xã (m/km), diện tích, động vật chủ đạo. - Vườn trường: Khí hậu, diện tích, các loại động vật sống trong vườn trường. - Đồi núi: Khí hậu, khoảng cách đến thành phố/ khu dân cư (m/km), diện tích, động vật chủ đạo (nếu có). Câu 3. Em quan sát được động vật nào thì liệt kê động vật đó. Câu 4. Có thể lập bảng theo ví dụ mẫu sau đây, thay các động vật gợi ý trong bảng bằng những động vật em quan sát được tại địa điểm quan sát: Tên động vật Đặc điểm Môi trường sống Giun đất Cơ thể hình trụ, cơ thể phân đốt Cạn Có 4 chân, không có đuôi, hô hấp bằng Cóc vườn Ẩm phổi, da. Thạch sùng Có 4 chân, có đuôi. Hô hấp bằng mang Cạn Da khô, phủ lông vũ Chim sâu Có 2 chân, chân trước biến đổi thành cánh Trên không để bay Câu 5. Có thể lập bảng theo mẫu, thay động vật trong bảng bằng những động vật em quan sát được. Tên động vật Lợi ích/Tác hại
  3. BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 2. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 3. Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam? A. Cá heo. B. Sóc đen Côn Đảo. C. Rắn lục mũi hếch. D. Gà lôi lam đuôi trắng. Câu 4. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người. Câu 5. Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)? A. Bảo toàn đa dạng sinh học. B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành. C. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen. D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp: Đa dạng sinh học là sự phong phú về (1) , số (2) trong loài, và (3) Dựa vào điều kiện khí hậu, (4) được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim. Câu 7. Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới? Câu 8. Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng. Câu 9. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 - 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. Câu 10. Vẽ một bức tranh cổ động bảo vệ đa dạng sinh học. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 C A A D D Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn C
  4. BÀI 34. TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây? A. Kính hiển vi. B. Kính lúp cầm tay. C. Kính thiên văn. D. Kính hồng ngoại. Câu 2. Những dụng cụ nào sau đây không cần sử dụng khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên? A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (5), (7). C. (3), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5). 2/. Câu hỏi tự luận Câu 3. Kính lúp thường sử dụng để quan sát những đối tượng sinh vật nào? Câu 4. Liệt kê các sinh vật quan sát được vào các bảng sau và đánh dấu ✓ vào nhóm sinh vật tương ứng. Bảng liệt kê các nhóm Thực vật quan sát được: STT Tên loài Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín 1 2 3 Bảng liệt kê các nhóm Động vật không xương sống quan sát được: STT Tên loài Ruột khoang Giun Thân mềm Chân khớp 1 2 3 Bảng liệt kê các nhóm Động vật có xương sống quan sát được: STT Tên loài Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú 1 2 3
  5. CHỦ ĐỀ 9: LỰC BÀI 35: LỰC VÀ BIỂU DIỄN LỰC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước, C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 2. Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên. B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó. C. chân bạn đó tiếp xúc với đất. D. lực của đất tác dụng lên dây. Câu 3. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy. B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén. C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo. Câu 4. Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ A. không thay đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. tăng dần hoặc giảm dần. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 5. Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường? Câu 6. Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trống: a) Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một làm thước nhựa bị uốn cong. b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một c) Đẩu tàu đã tác dụng vào toa tàu một d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một Câu 7. Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1cm ứng với 2N. a) Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N. b) Lực F2 có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N. c) Lực F3 có phương hợp với phương ngang một góc 45°, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 6 N. Câu 8. Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 A B D D
  6. BÀI 36: TÁC DỤNG CỦA LỰC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Phát biểu nào sau đâỵ không đúng? A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động. D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng. Câu 2. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng? A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động. B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng. C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động. D. Quả bóng không bị biến đổi. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường A. làm mặt tường bị biến dạng. B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường. C. không làm mặt tường biến dạng. D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường. Câu 4. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận. C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. Câu 5. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre. C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra? Câu 7. Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại? Khi đó, bóng và tường có bị biến dạng không? Câu 8. Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích. Câu 9. Có khi nào lực tác dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biến đổi chuyển động không? Câu 10. Lực có phải là nguyên nhân duy trì chuyển động không? Lấy ví dụ minh hoạ. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 A C C C D Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn A Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
  7. BÀI 37: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LƯỢNG A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng A. 2N. B. 20N. C. 200N. D. 2 000N. Câu 2. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg? A. 5 kg.B.0,5kg.C.50kg. D. 500 kg. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 5. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết A. trọng lượng của vật đó. B. thể tích của vật đó. C. khối lượng của vật đó. D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Bạn Vinh nói rằng "Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó, nếu khối lượng của vật không đổi thì trọng lượng của vật không đổi.''. Điểu này có đúng không? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 B A D C C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B 20N Câu 2. Chọn A 5 kg Câu 3. Chọn D Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Câu 4. Chọn C Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 5. Chọn C khối lượng của vật đó. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 6.
  8. BÀI 38. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 2. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Na đóng đinh vào tường. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 3. Bạn An cho rằng, những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc với nhau. An nói như thế có đúng không? Câu 4. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc? a/. Người thợ đóng cọc xuống đất. b/. Viên đá rơi. Câu 5. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc? a/. Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa. b/. Nam châm hút viên bi sắt. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 C C Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn C Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Câu 2. Chọn C Giọt mưa đang rơi. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 3. Bạn An nói như vậy là không đúng. Các vật không tiếp xúc nhau vẫn có thể tác dụng lên nhau. Chẳng hạn nam châm hút thanh sắt,Trái Đất hút viên phấn, Câu 4. Trường hợp a) xuất hiện lực tiếp xúc. Câu 5. Trường hợp b) xuất hiện lực không tiếp xúc.
  9. D Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn D Lực kế là dụng cụ để đo lực. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 2. Do chiều dài lúc sau của lò xo lớn hơn chiều dài tự nhiên nên lò xo bị dãn ra. Lò xo bị dãn ra một đoạn 2 cm. Câu 3. Móc cố định một đầu lò xo, treo vật vào đầu kia của lò xo, đánh dấu độ dãn của lò xo. Bỏ vật ra, treo các quả cân phù hợp sao cho lò xo dãn đến vị trí đã đánh dấu, khối lượng của vật cần đo đúng bằng khối lượng các quả cân khi đó. Câu 4. Khi treo một vật vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống dưới. Vật bị kéo xuống dưới làm dây cao su căng ra, xuất hiện lực kéo vật trở lại. Khi vật nặng đứng yên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. Câu 5. Độ dãn của mỗi lò xo còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi lò xo. Nên độ dãn của hai lò xo có thể như nhau hoặc có thể khác nhau. Câu 6. Dựa vào đồ thị ta có: a/. Khi lực tác dụng 2 N thì lò xo dãn 2 cm, khi đó chiều dài lò xo là 20 + 2 = 22 cm. b/. Khi lực tác dụng 4 N thì lò xo dãn 4 cm, khi đó chiều dài lò xo là 20 + 4 = 24 cm. c/. Khi lực tác dụng 6 N thì lò xo dãn 6 cm, khi đó chiều dài lò xo là 20 + 6 = 26 cm. Câu 7. Dùng lực kế xác định được trọng lượng (từ đó suy ra khối lượng) của một số vật mẫu.Treo vật mẫu vào lò xo, đánh dấu vạch chia (theo khối lượng) trên bảng chia độ. Khi đó có thể sử dụng lò xo đó để cân khối lượng của một số vật. Câu 8. Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra một đoạn là 3.0,5/1 = 1,5 cm. Câu 9. Khi treo vật có trọng lượng 20 N, lò xo dãn 10 cm. Khi treo vào lò xo vật có trọng lượng 35 N, lò xo dãn một đoạn 35.10/20 = 17,5 cm. Chiều dài của lò xo khi đó là: 20 + 17,5 = 37,5 cm. Câu 10. Khi treo vật có khối lượng 1 kg tức là có trọng lượng 10 N, lò xo dãn 10 cm. Như vậy để lò xo dãn 1 cm thì cần treo vật có trọng lượng là 10.1/10 = 1 N. Kết luận: Hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị 1 N.
  10. Câu 1. Chọn D Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia. Câu 2. Chọn A quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. Câu 3. Chọn D lực ma sát. Câu 4. Chọn D Ma sát giữa má phanh với vành xe. Câu 5. Chọn C lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật. Câu 6. Chọn D Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 7. a/. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi vì nhờ có nó mà xe mới di chuyển được và không bị sa lầy. b/. Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sàn nhà bị giảm do có nước dính trên sàn nhà.Trường hợp này ma sát có lợi vì nó giúp ta đi lại và tránh bị ngã. Câu 8. Vì ma sát do lực của dòng chảy của nước tác dụng vào đá lớn mà đá lại được hình thành do sự kết tinh nên dễ bị mòn Câu 9. Ma sát làm mòn xích nên phải tra dầu thường xuyên để làm giảm ma sát. Câu 10. Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở bánh xe, tay lái, ổ trục và yên xe,
  11. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 2 3 4 5 6 7 B B A C A C B Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B Làm nóng một vật khác. Câu 2. Chọn B Hơi nước. Câu 3. Chọn A Năng lượng khí đốt. Câu 4. Chọn C Hoá năng. Câu 5. Chọn A Nhiệt năng, động năng và thế năng. Câu 6. Chọn C Đốt cháy nhiên liệu. Câu 7. Chọn B Hoá năng. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 8. Đổi 50 m/s = 180 km/h. Vì máy bay 2 bay cao hơn và có vận tốc lớn hơn máy bay 1 nên máy bay 2 có thế năng và động năng lớn hơn máy bay 1. Vì vậy cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1. Câu 9.
  12. BÀI 42. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuỵển hoá A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành hoá năng. C. nhiệt năng thành điện năng. D. điện năng thành cơ năng. Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng? A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng. C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát. Câu 3. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì A. quả bóng bị Trái Đất hút. B. quả bóng đã bị biến dạng. C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng. D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng. Câu 4. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng? A. Máy quạt. B. Bàn là điện. C. Máy khoan. D. Máy bơm nước. Câu 5. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hoá năng. D. Quang năng. Câu 6. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng A. luôn được bảo toàn. B. luôn tăng thêm. C. luôn bị hao hụt. D. tăng giảm liên tục. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 7. Hãy kể tên các thiết bị/dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp. Câu 8. Hãy nêu tên ba thiết bị/dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ a/. hoá năng thành điện năng. b/. nhiệt năng thành quang năng. c/. điện năng thành cơ năng và nhiệt năng. Câu 9. Sử dụng đổng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đổng hồ chỉ 2,5 kW.h.Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kW.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không? Câu 10. Trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh, Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác.
  13. CHỦ ĐỀ 11. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI BÀI 43. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 2. Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời. a/ Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất? b/ Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm? Câu 3. Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau: a/ Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? b/ Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao? c/ Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao? Câu 4. Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Bảng đáp án 1 B Hướng dẫn giải Câu 1. Chọn B Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 2. a/ Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất. b/ Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm. Câu 3. a/ Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày vì các vị trí nàỵ đang được Mặt Trời chiếu sáng. Ở các vị trí M và N đang là ban đêm vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng.