11 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án)

docx 30 trang Trần Thy 10/02/2023 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "11 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx11_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: 11 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án)

  1. + Điểm 0,75:Đáp ứng được các yêu cầu trên song một số ý còn chưa đầy đủ hoặc cách trình bày, diễn đạt chưa thật rõ ràng, thuyết phục. + Điểm 0,5: Trình bày 1/3 ý và diễn đạt chưa thuyết phục. +Điểm 0,25: Chưa đáp ứng được dung lượng của bài viết, nội dung chưa rõ ràng. + Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài Vội vàng và Từ ấy a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 Trình bày đầy đủ các phần: đoạn. Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài, biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài, biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài. c. Triển khai vấn đề Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai 0,25 theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai Ngh các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ ị và đưa dẫn chứng. luận * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích văn 1.25 * Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. học + Đoạn thơ trong bài Vội Vàng (6đi Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được ểm) Về nội dung: Vội vàng là tuyên ngôn sống của một thi nhân đắm say với cuộc đời, tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu. ( bài thơ viết năm 1938). Đoạn thơ thuộc khổ đầu, thể hiện ước muốn của nhà thơ. Từ đó thấy được vẻ đẹp của 1.25 lòng yêu đời, cái tôi khao khát, giao cảm, tận hưởng cuộc sống Về nghệ thuật: Điệp ngữ, động từ mạnh, thể thơ ngũ ngôn, nhịp ngắn + Đoạn thơ trong đoạn trích Từ ấy Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: Về nội dung: Từ ấy là tuyên ngôn sống của một người chiến sĩ cộng sản được sáng tác khi nhà thơ gặp được lý tưởng cách mạng (1939). Đoạn thơ thuộc khổ 2 của bài thơ thể hiện sự thay đổi về tư tưởng, tình cảm khi gặp được lí tưởng cách mạng Từ đó ta thấy được thái độ sẵn sàng, tự nguyện, gắn kết, khát vọng cống hiến đầy nhiệt huyết của tác giả. Về nghệ thuật: Sử dụng động từ, điệp từ, ẩn dụ, Hình ảnh “hồn tôi”, “hồn khổ” * Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: 0,5 * Sự tương đồng: - Ra đời cùng thời (1938). - Nhân vật trữ tình: Cái tôi tác giả đắm say khao khát sống hướng tới cuộc đời và con người bằng tình yêu chân thành mãnh liệt. - Giọng thơ say mêi, cảm hứng lãng mạn. Dùng động từ mạnh. * Sự khác biệt: / Đoạn thơ trong bài Vội vàng 0,75 + Khát vọng của thi sĩ thơ mới: lãng mạn đắm say, cuống quýt vội vàng + Đối tượng hướng tới là: Tất cả sự cống hiến ở trần gian. + Mục đích: Chiếm lĩnh và hưởng thụ -> đó là cái tôi tận hưởng
  2. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng.” (Tràng Giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2) “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”. (Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập 2). Hết HƯỚNG DẪN CHẤM: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trích từ đoạn trích Về luận lí xã hội ở nước ta/ tác phẩm Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh. Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay. Câu 3 (1.0 điểm). Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ. Câu 4 (1.0 điểm). Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo tính logic chặt chẽ trong lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí và pháp luật. (Gợi ý: viết được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện pháp luật của giới trẻ). II. LÀM VĂN (7.0 điểm): * Yêu cầu về kĩ năng: (1.0 điểm) Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: (6.0 điểm) a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ (1.0 điểm) b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ: (3.0 điểm) * Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận. (1,5 điểm) - Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân. + 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa + Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. ->Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.(1.0 điểm) - Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại (0,5 điểm) * Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. (1,5 điểm). -Vẻ đẹp nội dung: +2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.
  3. Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác (Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách) Câu 1: Văn bản trên được trình bày theo các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (1,0 điểm) Ta đi trên quảng trường Có bàn tay Bác vẫy. Câu 3: Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta? (0,5 điểm) Câu 4: Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm) Trong bức tâm thư gửi các bậc cha mẹ học sinh của trường Lương Thế Vinh nhân ngày khai trường năm học 2013-2014, thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương có viết: " Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút.,." Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích khổ đầu bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2009) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐÁP ÁN - NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức miêu tả và biểu cảm 0,5 2 - Biện pháp tu từ : nhân hóa nắng reo 1,0 - Hiệu quả : thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi và niềm hạnh phúc lớn lao của cả dân tộc trong ngày vui trọng đại. 3 Sự kiện lịch sử được gợi ra là: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng 0,5 trường Ba Đình ngày 2.9.1945 4 Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với ngày lễ tuyên bố nền độc lập, tự do của 1,0 dân tộc : tự hào, sung sướng, xúc động, II LÀM VĂN 7.0 1 Trong bức tâm thư gửi các bậc cha mẹ học sinh của trường Lương Thế 2,0 Vinh nhân ngày khai trường năm học 2013-2014, thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương có viết: " Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút,
  4. *Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất gợi ý, Gv nên linh hoạt cho điểm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 8 Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút I. Phần dành chung cho tất cả các thí sinh (4 điểm) Câu 1 “Có người yêu văn chương, có người lại say mê khoa học. Còn em ?” Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ đó của mình. II. Phần riêng – học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó (6 điểm) Câu 2a - Dành cho học sinh học theo chương trình cơ bản (các lớp tự nhiên) Phân tích đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Câu 2b - Dành cho học sinh học theo chương trình nâng cao (các lớp xã hội) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (trích Tương tư – Nguyễn Bính) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ II NĂM HỌC Câu Kiến thức và kĩ năng cần đạt Điểm “Có người yêu văn chương, có người lại say mê khoa học. Còn em ?” 4 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200-300 từ) để sẻ chia những suy nghĩ điểm đó của mình. Là dạng đề nghị luận theo hướng mở nhằm giúp học sinh bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm của mình => đáp án chỉ mang tính định hướng: + Thuyết minh về vấn đề => những biểu hiện cụ thể (người yêu văn chương, 0.75 người say mê khoa học ) Câu 1 + Nguyên nhân (do sở thích, sở trường; cách nhìn nhận; xu hướng; thực tiễn 0.75 đời sống ); + Những suy nghĩ và giải pháp: * Phân tích để thấy được những mặt mạnh/mặt yếu của từng bộ môn để từ đó 1.0 nêu lên những suy nghĩ của bản thân trong quan niệm về học tập; * Những giải pháp cụ thể (khích lệ với những người có tình yêu và đam mê để tìm kiếm tài năng nhưng đồng thời cũng phải thay đổi cách nhìn, quan niệm, 1.0 thói quen ở những người mang tư tưởng học lệch);
  5. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm Kháng chiến thắng lợi muôn năm Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0.5đ) Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì? (0.5đ) Câu 3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”là gì ? ( 1.0 đ) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn( khoảng 8-10 câu) kể về những hành động của bản thân để thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay? ( 1.0 đ) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM). Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “ Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” (“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử) Đề 2: Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh Chiều tối "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng" (trích “Nhật ký trong tù” – Hồ Chí Minh) HẾT . ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
  6. hiện nỗi buồn, nỗi khát khao giao cảm với đời và niềm dự cảm về số phận mong manh của nhân vật trữ tình. *. Cảm nhận về khổ thơ • Về cảnh: o Cảnh thực mà như mơ đượm nỗi u buồn. ▪ Cảnh thực: dòng sông, bờ bãi, ánh trăng, con thuyền gợi thần thái của xứ Huế trầm lắng, mông mơ. ▪ Cảnh ảo mộng: dòng sông trăng, thuyền chở trăng, bến sông trăng. ▪ Cảnh u buồn: Sự vật li tán, xa cách, chia lìa, phiêu tán; nhạt nhòa, rời rạc, buồn tẻ. (Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ ) • Tâm trạng của nhân vật trữ tình: o Nỗi buồn cô đơn. o Mong mỏi, đợi chờ, khát khao giao cảm với đời, giàu mộng tưởng (hình ảnh dòng sông trăng và thuyền chở trăng) o Ẩn chứa mặc cảm day dứt, biểu lộ nỗi niềm lo lắng của một số phận ngắn ngủi, mong manh, không có tương lai. ═> Cảnh vật hài hòa nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình. (Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ ) • Giới thiệu khổ còn lại: Cảnh sương khói và hình bóng khách đường xa nhạt nhòa, xa xôi, hư ảo. Qua đó thể hiện sự mơ tưởng, hoài nghi của chủ thể trữ tình về tình đời tình người. c. Kết bài: 1.0 - Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề bàn luận - Gợi liên tưởng sâu sa trong lòng người đọc. Đề 2 Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh Chiều tối "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 7.0 điểm Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cụ thể Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng" (trích “Nhật ký trong tù” – Hồ Chí Minh) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB) - Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học - HS biết cách phân tích một tác phẩm kết hợp thêm các thao tác nghị luận khác. - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2/ yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở nắm vững tác phẩm thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
  7. Câu 1: Đoạn trích diễn đạt theo phương thức biểu đạt nào là chính? Nêu nội dung của đoạn trích?(1.5đ) Câu 2: Xác định câu văn thể hiện sự bác bỏ của tác giả trước ý thức của nhiều người “ nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết.” (0.5đ) Câu 3: Theo tác giả, nguyên nhân nào làm cho nguồn nước bị hủy hoại? (1đ) Câu 4: Theo anh(chị), cần có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước? (2đ) ( Trình bày thành một đoạn văn ngắn) II. Tạo lập văn bản: (5đ) Trình bày cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ trong “ Vội vàng’- Xuân Diệu. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1: (1,5 điểm) Mức tối đa: Mã 1: HS trả lời được các ý sau: 1.5 - PTBĐ chính: nghị luận. - Nội dung chính: Nguồn nước là thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất ; nước ngọt trên trái đất này có hạn. Mức chưa tối đa: 0.75 Mã 2: nêu chưa đủ ý. Mức không đạt: 0.0 Mã 0: Trả lời sai lạc Đọc Mã 9: Không trả lời hiểu Câu 2: (0,5 điểm) Mức tối đa: Mã 1: HS trả lời được các ý sau: 0.5 Câu văn thể hiện sự bác bỏ của tác giả trước ý thức của nhiều người “ nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết.”: Nhưng đó là một nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp. Mức chưa tối đa: 0.25 Mã 2: Chỉ nêu được một trong những nội dung trên. Mức không đạt: 0.0 Mã 0: Trả lời sai lạc Mã 9: Không trả lời
  8. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 11 Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút Đề 1 I/ Phần Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.” (Trích “Hạt giống tâm hồn”) Câu 1: (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2: (1,0 điểm): Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên? Câu 3: (2,5 điểm): a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên? (1,0 điểm) b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân? (1,5 điểm) II/ Phần tạo lập văn bản (6,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)? Qua đó, nêu ra quan niệm sống cho bản thân? Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? (Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007)
  9. b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy 1,5 điểm hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công. Đề 2 Phần đọc- hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự. 0,5 điểm Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn: 1,0 điểm - Định: đánh giá sự việc chưa xảy ra. - Phải: khẳng định tính tất yếu của sự việc. - Thật sự: khẳng định tính chân thực của sự việc. Câu 3: a, Nội dung của đoạn văn trên: - Câu chuyện về hai hạt lúa: + Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần 0,5 điểm chết mòn. + Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc 0,5 điểm nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới. b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai. 1,5 điểm Chung Phần tạo lập văn bản a, Yêu cầu về kĩ năng: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo một số yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết một bài văn nghị luận văn học (phân tích một bài thơ). - Biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận. - Lập luận thuyết phục, luận điểm rõ ràng, phong phú, đúng đắn. Diễn đạt có cảm xúc. - Trình bày chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b, Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng sau đây là vài gợi ý: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. * Thân bài: Phân tích nội dung: 0,5 điểm - Khổ 1 : Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết: + Câu đầu: là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần. 0,5 điểm + Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, 0,5 điểm con người tha thiết cùng nỗi niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. - Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa. + Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. + Hai câu sau tả dòng Hương trong đêm trăng lung linh,huyền ảo, vừa thực vừa 0,5 điểm thơ mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ. 0,5 điểm - Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ + Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa. + Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc 0,5 điểm đời. - Nghệ thuật: trí tưởng tượng phong phú, nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp 0,5 điểm lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ ; hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 1,0 điểm *Kết bài: