16 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9

docx 36 trang Trần Thy 11/02/2023 12101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "16 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx16_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_9.docx

Nội dung text: 16 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9

  1. 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mạng lại: - Thuận lợi: Sinh vật phát triển quanh năm Có điều kiện thực hiện thâm canh tăng vụ, xen canh, gối vụ trong N2 Phát triển giao thông, du lịch quanh năm - Khó khăn: Nhiều thiên tai: Bão, lũ, hạn hán Nấm mốc, sâu bệnh phát sinh và phát triển ảnh hưởng đời sống vàsx Quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi. Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1.Trình bày đặc điểm khí hậu Việt Nam? 2. Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 3. Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ? 1. Đặc điểm khí hậu nước ta : N ước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường . a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm : - Số giờ nắng cao từ 1400-3000 giờ/năm, bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu Kcal/năm . - Nhiệt độ trung bình năm trên 21OC và tăng dần từ bắc vào nam - Chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió, mùa hạ với gió mùa Tây nam: ẩm và mát; mùa đông với gió mùa đông Bắc : lạnhvà khô. - Gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn (1500-2000 mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Một số nơi do điều kiện địa hình làm cho lượng mưa hằng năm lên rất cao như: Bắc Quang (Hà Giang): 4802mm/năm, Hoàng Liên Sơn : 3552/mm/năm, Hòn Ba (Quảng Nam): 3752mm/năm b. Tính chất đa dạng, thất thường : Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn quốc mà có sự phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau : - Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn ( vĩ tuyến 18OB) trở ra : Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và nhều mưa. - Miền khí hậu Đông Trường Sơn (gồm Trung bộ, đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh (11OB): Mua mưa LỆch hẲn vỀ thu ĐÔng - Miền khí hậu phía Nam, gồm Nam bộ vả Tây Nguyên: Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. - Miền khí hậu Biển Đông : mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. - Khí hậu núi cao : Sự đa dạng của địa hình, nhất là độ cao và hướng các dãy núi lớn đã làm hình thành nhiều vùng, nhiều kiểu khí hậu khác nhau . Ơ các vùng núi cao, thời tiết thường khắc nghiệt và biến đổi nhanh chóng, thường thấy như có cả 4 mùa trong ngày . Có nơi quanh năm mát lạnh và có lúc có sương mù, mưa tuyết như ở Sapa, Đà Lạt, Bà Nà. - Tính chất thất thường : Ngoài tính đa dạng, khí hậu VN còn rất thất thường, biến động mạnh mẽ: có năm rét sơm, năm rét muộn; năm mưa lớn, năm khô hạn; năm ít bão, năm nhiều bão 2. Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước: nhiệt độ thấp, có mưa phùn. - Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài nhất nước ta). - Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều. 3. Giải thích: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống (mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về). - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
  2. Nhận xét, giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. a. Nhận xét. - Huế có lượng mưa trung bình năm cao nhất, cân bằng ẩm cao nhất. (dẫn chứng) - Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất và cân bằng ẩm thấp nhất (dẫn chứng) - Hà Nội có lượng mưa thấp nhất (dẫn chứng). b. Giải thích. - Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng Đông Bắc, bão từ Biển Đông và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, dẫn đến mưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Do lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi nhỏ đã dẫn tới cân bằng ẩm ở Huế rất cao. - Ở Thành phố Hồ Chí Minh do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam, kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nên mưa khá cao. Mùa khô kéo dài nhiệt độ cao nên bốc hơi mạnh dẫn đến cân bằng ẩm thấp. - Ở Hà Nội mùa đông lạnh, ít mưa nên lượng mưa thấp nhất; nhiệt độ thấp nên lượng bốc hơi ít dẫn đến cân bằng ẩm cao hơn thành phố Hồ CHí Minh. Câu 5: ( 5điểm) Dựa vào Át lát địa Lý Việt Nam (trang 9 xuất bản năm 2009) Hãy so sánh và giải thích sự giống và khác nhau của 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh ? Nội dung Điểm Câu 1: So sánh 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 5,0 a) Xác định vị trí của 2 trạm. 1,5 - Hà Nội nằm trong miển khí hậu phía bắc thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ. 0,5 Hà Nội nằm khoảng 220 B, trong vùng đồng bằng sông Hồng. - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía nam, thuộc vùng khí hậu Nam 0,5 Bộ nằm khoảng 110 B, độ cao dưới 100m - Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nơi có mùa đông lạnh. 0,25 - Thành phố Hồ Chí Minh nơi có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, nằm trong 0,25 vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ. b) Biến trình nhiệt: 1,5 - Cả 2 địa điểm có nhiệt độ trung bình năm trên 220C 0,5 - Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, của 0,5 TP Hồ Chí Minh khoảng 3-40C - Vì: Hà nội gần chí tuyến, xa xích đạo, Hà Nội ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. TP 0,5 Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt. c) Biến trình mưa: 2,0 - 2 trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 0,5 - Tổng lượng mưa của TP Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng mưa có lượng mưa cũng 0,5 lớn hơn của Hà Nội. - Mùa khô ở TP Hồ Chí Minh mưa ít hơn của Hà Nội, tính chất khô rõ rệt và sâu sắc 0,5 hơn Hà Nội. - Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đi qua 0,5 biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm. Câu 6: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Lượng mưa ở trạm khí tượng Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,0 266,7 116,5 48,3 mưa(mm) (SGK Địa lý 8, trang 110).
  3. - Nhiệt độ trung bình tháng thấp và cao nhất rơi vào những tháng khác nhau: + Thấp nhất cả ở HN (16.40C) và Huế (19.70C) vào tháng I, nhưng ở TH Hồ Chí Minh cao hơn nhiều (25.80C) và sớm hơn, vào tháng XII. + Cao nhất cả ở HN (28.90C) và Huế (29.40C) vào tháng VII, nhưng ở TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Huế (28.90) và sớm hơn, vào tháng IV. - Nhiệt độ trung bình từ các tháng IV đến tháng XI ở cả ba địa điểm đều cao, từ các tháng XII đến III có sự khác biệt. + Hà Nội thấp và giảm nhanh. + Huế, đặc biệt TP Hồ Chí Minh cao hơn và giảm chậm. b. Giải thích 1.0 - Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc – Nam, thuộc khu vực nội chí tuyến tính chất nội chí tuyến thể hiện rõ rệt. càng vào phía Nam khí hậu càng mang tính chất cận xích đạo. - Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa: + Mùa đông: Phía Bắc (Hà Nội, Huế) chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông lạnh xuất phát từ áp cao Xibia (lục địa), phía Nam (TP Hồ Chí Minh) chịu ảnh hưởng gió của gió mùa đông từ cao áp chí tuyến Bắc Bán Cầu . + Mùa hạ: cả nước chịu ảnh hưởng của gió mùa xuất phát từ cao Áp Ấn Độ Dương và cao áp chí tuyến Nam Bán Cầu vượt xích đạo. - Khu vực miền trung (Huế) chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu vào mùa đông, hiện tượng phơn vào mùa hạ. 0.5 c. Kết luận - Nước ta có nền nhiệt độ cao. - Nhiệt độ có sự phân hoá sâu sắc giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam, giữa các mùa trong năm. - Biên độ nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam Câu 8. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học. a.Trình bày cơ chế hoạt động của gió mùa ở nước ta và sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. b. Nhận xét lát cắt địa hình A,B,C ( atlat Việt Nam trang 10 ) 1. Cơ chế hoạt động của gió mùa nước ta và sự phân chia mùa ở các khu vực : a. Gió mùa đông bắc (gió mùa mùa đông): hoạt động mạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Trong mùa này, thời tiết, khí hậu các miền nước ta khác nhau rõ rệt . * Miền Bắc, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ vùng áp cao ở lục địa phương bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất. - Đầu mùa đông là tiết thu se lạnh, khô hanh, cuối đông là tiết xuân có mưa phùn ẩm ướt - Nhiệt độ trung bình tháng, nhiều nơi xuống thấp dưới 15 OC. Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết gây trở ngạ cho sự phát triển của sinh vật nhiệt đới. * Ở Tây Nguyên và Nam Bộ , thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa. Riêng ở duyên hải Trung bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. b. Gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ): từ tháng 5 đến tháng 10, thịnh hành hành là hướng gió tây nam, xen kẽ là gió tín phong nửa c6àu bắc thổi theo hướng đông nam - Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25OC - Lượng mưa trong mùa rất lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm. Riêng duyên hải Trung bộ, mùa này lại ít mưa. - Thời tiết phổ biến là trời nhiều mây có mưa rào và mưa dông. Những dạng thời tiết đặc biệt là gió tây, mưa ngâu và bão. * Miền Trung và Tây Bắc : thường bị ảnh hưởng của gió tây gây khô nóng, hạn hán. * Đồng bằng Bắc bộ :mưa ngâu kéo dài từng đợt vào giữa tháng 8 gây ngập úng . * Khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải thường bị bão gây ra mưa to, gió lớn , gió giật phá hoại trực tiếp các công trình, xây dựng, mùa màng làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân 2. Gợi ý Nhật xét lát cắt Trang 10 At lát địa lý Viết Nam:
  4. - Sinh vật: khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sv sinh trưởng, phát triển, khí hậu phân hoá theo từng miền, theo độ cao làm cho sv phong phú đa dạng, từ sv nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. Trong đó phát triển mạnh mẽ nhất la hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh. Sự phân hoá ra các mùa khí hậu tạo cho nước ta có kiểu rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên - Địa hình: mang tính chất nhiệt đới gió mùa Nước mưa ăn mòn đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ độc đáo. Trên địa hình là rừng rậm bao phủ, dưới rừng là lớp vỏ phong hoà dày vụn boẻ dễ bị xói mòn rửa trôi. Mưa lớn tập trung theo mùa đã xói mòn xâm thực, cắt xẻ các khối núi, bồi đắp các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại Câu 11. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? Nguyên nhân? - Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Nét độc đáo của khí hậu nước ta: có gió thổi theo mùa, nhiệt độ quanh năm đều cao trên 21 0C, lượng mưa lớn ( 1500 – 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80% . Vì vậy khí hậu nước ta không nóng như nhiều nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi. - Nguyên nhân : Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 12. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - Thuận lợi: + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền NN nhiệt đới, đa dạng. + Tạo điều kiện tiến hành sản xuất NN theo hướng thâm canh, tăng vụ. - Khó khăn: + Khí hậu lắm thiên tai nên mùa màng bấp bênh. + Khí hậu nóng, ẩm, nên dịch bệnh phát triển mạnh. Câu 13. Chứng minh và giải thích tính đa dạng của khí hậu nước ta - Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo không gian và thời gian Theo không gian: Từ Bắc – Nam, Đông – Tây chia ra 4 miền khí hậu: + Miền khí hậu phía Bắc: Từ Hoành Sơn trở ra, có mùa đông rất lạnh tương đối ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Vùng núi cao thường có băng tuyết, sương muối, sương giá.(Miền này còn có sự phân hoá ra 2 miền khí hậu là Đông Bắc, Tây Bắc) + Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn tới mũi Dinh: Cũng có một mùa đông khá lạnh. Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông + Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm Nam bộ và Tây Nguyên, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc + Miền khí hậu biển đông: Khí hậu gió mùa hải dương Theo thời gian: Một năm có hai mùa khí hậu, miền bắc có một mùa đông lạnh, mùa hè nóng, miền nam có hai mùa mưa khô rõ rệt. Giữa hai mùa chính còn có các thời kì chuyển tiếp (Xuân, Thu) - Giải thích. + Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam, địa hình đa dạng tạo ra sự phân hoá theo không gian + Gió mùa và vị trí của hai miền Nam Bắc tạo ra sự phân hoá theo thời gian Chuyên đề 13 SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM: 1/ Đặc điểm chung: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước + Cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km (lập thành 102 hệ thống sông lục địa và hải đảo 4) + Đa số sông nhỏ, ngắn + Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính:
  5. - Xây dựng khu tập trung dân cư an toàn có kiến trúc phù hợp(nhà nổi, làng nổi) - Phối hợp hoạt động với các nước trong Uỷ ban Sông MêKông để dự báo chính xác và sử dụng hợp lý các nguồn lợi sông Mê Kông Câu hỏi: Câu 1: (4,5điểm) Cho bảng số liệu: Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 19,5 25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 mưa Lưu 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 lượng Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 50,7 34,9 47,2 66,0 104,7 170,0 136,1 209,5 530,1 582,0 231,0 67,9 mưa Lưu lượng 27,7 19,3 17,5 10,7 28,7 36,7 40,6 58,4 185,0 178,0 94,1 43,7 a. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng. b. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung. -> a. * Tính giá trị trung bình: (Yêu cầu HS nêu cách tính hoặc đặt phép tính, nếu chỉ ghi kết quả thì cho ½ số điểm) - Tính giá trị trung bình của lượng mưa tháng bằng cách cộng lượng mưa các tháng trong năm rồi chia cho 12. Tính ra: + Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây) : ~153 mm (153,26)(0,5 đ) + Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): ~186 mm (185,84) (0,5 đ) - Tính giá trị trung bình của lưu lượng dòng chảy tháng bằng cách cộng lưu lượng dòng chảy các tháng trong năm rồi chia cho 12. Tính ra: + Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây) : ~3 632 m3/s (3632,58)(0,5 đ) + Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 61,7 m3/s (0,5 đ) * Xác định mùa mưa, mùa lũ: - Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây):+ Mùa mưa : Tháng 5 đến tháng 10(0,25 đ) + Mùa lũ : Tháng 6 đến tháng 10 (0,25 đ) - Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm):+ Mùa mưa: Tháng 8 đến tháng 11(0,25 đ) + Mùa lũ : Tháng 9 đến tháng 11 (0,25 đ) b. Nhận xét quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ: - Trên từng lưu vực: Mùa mưa và mùa lũ có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng mùa mưa và mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với nhau. (0,75 đ) - Trên thực tế mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa, vì ngoài mưa còn có các nhân tố tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và nhất là các hồ chứa nước nhân tạo. Các hồ này đã điều tiết nước sông ngòi theo nhu cầu sử dụng của con người. (0,75 đ) Chuyên đề 14
  6. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể như: + Rừng kín thuờng xanh ở Cúc Phương, Ba Bể + Rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên + Rừng tre nứa ở Việt Bắc + Rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia - Các hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì. Câu hỏi Câu 1: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tính đa dạng sinh học ở Việt Nam? -> - Môi trường thuận lợi: Anh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, nước đủ, tầng đất sâu, dày - Nhiều loài sinh vật di cư tới: + Thành phần bản địa chiếm hơn 50% số loài, tập trung ở 4 khu vực chính: Hoàng Liên Sơn,Bắc Trung Bộ, Ngọc Linh, Lâm Viên + Các thành phần di cư chiếm gần 50%, phân bổ như sau: TT Luồng sinh vật Tỉ lệ(%) Phạm vi sống chính Đặc điểm sinh thái 1 Trung Hoa 10 Đông Bắc, Bắc Trung Bộ Cận nhiệt 2 Himalaya 10 Tây Bắc, Trường sơn On đới núi cao 3 Malaixia 15 Tây nguyên, Nam Bộ Nhiệt đới Á xích đạo 4 An độ-Mianma 14 Tây bắc, Trung bộ Cây rụng lá ưa khô Câu 2: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học và kinh tế – xã hội như thế nào? -> - Giá trị khoa học: Nơi bảo tồn gen tự nhiên Cơ sở nhân giống và lai tạo giống mới Phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được - Giá trị kinh tế-xã hội: Phát triển du lịch sinh thái Tạo môi trường sống cho xã hội(chữa bệnh, phát triển thể chất) Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Câu 3: ( 2,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? b. Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Vậy chúng ta phải làm gì? a. Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam - Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học. (0,5 đ) - Trên đất nước ta, những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đã tạo nên trên đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có. (0,5 đ) - Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng. (0,25đ) b. Chúng ta phải bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên sinh vật của đất nước bằng những biện pháp tích cực: - Không phá rừng, săn bắn chim thú (0,25đ) - Trồng cây gây rừng, nuôi dưỡng các loại chim thú quý hiếm (0,25đ) - Tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh Luật lâm nghiệp (0,25đ) II. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT: Câu 1. Giá trị tài nguyên sinh vật Câu 2. Bảo vệ tài nguyên sinh vật: a. Hiện nay sự suy giảm tài nguyên sinh vật rừng ở Việt Nam như thế nào? Cho biết nguyên nhân của sự suy giảm đó? b. Trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ rừng như thế nào? -> a. - Sự suy giảm tài nguyên sinh vật rừng ở Việt Nam hiện nay:
  7. Diện tích rừng Việt Nam Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 (triệu ha) a. Xu hướng biến động diện tích rừng Việt nam thời kỳ 1943 – 2001: - Năm 1943 diện tích rừng là 14,3 triệu ha, đến năm 1993 còn 8,6 triệu ha, giảm 5,7 triệu ha. (0,25đ) - Đến năm 2001 tổng diện tích rừng tăng trở lại với 11,8 triệu ha, tăng so với năm 1993 là 3,2 triệu ha. (0,25đ) - Như vậy, từ năm 1943 đến 2001 diện tích rừng nước ta giảm 2,5 triệu ha.(0,25đ) b * Nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp: - Do chiến tranh tàn phá, cháy rừng. (0,25đ) - Dân số ngày càng đông và tăng nhanh nên nhu cầu đất ở, đất trồng, củi, gỗ tăng; con người khai thác quá sức tái sinh của rừng (0,25đ) - Nạn đốt rừng làm rẫy; quản lý và bảo vệ kém. (0,25đ) * Ảnh hưởng của tình trạng diện tích rừng nước ta bị thu hẹp đối với kinh tế – xã hội và môi sinh, môi trường: - Về mặt kinh tế-xã hội: + Nguồn lợi khai thác từ rừng giảm sút, ảnh hưởng đến trhu nhập của một bộ phận dân cư lâm nghiệp (0,25đ) + Việc cung cấp cho ngành gỗ, giấy, cho xuất khẩu giảm sút gây trở ngại cho nhiều ngành công nghiệp (0,25đ) + Diện tích rừng suy giảm khiến nguồn nước dự trữ cho các nhà máy thuỷ điện, các vùng chuyên canh cây công nghiệp gặp khó khăn, nhất là vào mùa khô. (0,25đ) - Về môi sinh – môi trường: + Lớp phủ thực vật giảm mạnh làm nạn xâm thực, xói mòn, rửa trôi đất màu gia tăng nhanh chóng, diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp. (0,25đ) + Diện tích rừng giảm sẽ làm gia tăng thiên tai như lũ quét, đất lở, nước ngầm khan hiếm ở vùng núi ngày càng gay gắt hơn (0,25đ) + Rừng giảm sẽ kéo theo sự suy giảm các loài thực vật, động vật; nhiều loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; nhiều hệ sinh thái rừng biến chất (0,25đ) Câu 5 (5,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Biến động diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943 - 2005. Trong đó Tổng diện Diện tích Diện tích Độ che phủ Năm tích rừng rừng tự nhiên rừng trồng (%) (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0,0 43,8 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943-2005. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự biến động diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943-2005. a. Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường (đồ thị) thể hiện sự biến động về quy mô tổng diện 2,5 tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005. -Yêu cầu của biểu đồ:
  8. Câu hỏi Câu 1. Tính chất nhiệt đới, gió mùa, ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam * Gợi ý trả lời : Cần trình bày những nội dung sau : * Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gio mùa Đông Nam Á các yếu tố tự nhiên thể hiện rõ nét tính chất nhiệt đới gió mùa, ẩm 1/ Địa hình :Trong môi trường gió mùa, nóng, ẩm đất đá bị phong hóa mạnh mẽ . Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã làm xói mòn, cắt xẻ, xâm thực mạnh mẽ các khối núi lớn . Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình Cacxtơ nhiệt đới độc đáo . Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kỳ vĩ và rất phổ biến ở nước ta . Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ . Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở 2/ Khí hậu, thuỷ văn : Tính chất nhiệt đới gio mùa ẩm được thể hiện khá sâu sắc trong thành phần khí hậu, thủy văn : a) Về khí hậu : - Quanh năm, nước ta được cung cấp một nguồn nhiệt năng to lớn, bình quân trên 1 triệu kilo calo/1m2; số giờ nắng đạt từ 1400 -3000 giờ/ năm . - Nhiệt độ trung bình >21OC và tăng dần từ Bắc Nam - Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, với hai mùa gió : Mùa đông : lạnh, khô với gió mùa Đông -Bắc; Mùa hạ : nóng, ẩm với gió mùa Tây - Nam - Gió mùa đã mang đến cho nước ta lượng mưa khá lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) b) Sông ngòi : - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước, nhiều phù sa - Chế độ nước có hai mùa rõ rệt : mùa lũ và mùa cạn . Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt . 3/ Thổ nhưỡng : Với điều kiện nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều đã làm phát sinh nhiều quá trình hình thành đất đan xen vào nhau (quá trình phong hóa hóa học, quá trình feralit và đá ong hoá, quá trình phân giải vật chất hữu cơ xói mòn, rữa trôi) làm cho đất đai phong phú, đa dạng nhưng dễ xói mòn, rữa trôi . 4/ Sinh vật : Với điều kiện ánh sáng dồi dào, lượng mưa phong phú, tầng đất sâu dày, vụn bở đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam Đặc điểm nổi bật của sinh vật VN là hệ sinh thái rừng nhiệt đới với các đặc trưng sau : - Rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều cây, nhiều tầng - Động vật đa đạng, phong phú, có nhiều loại quí hiếm Câu 2. (4,5 điểm) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được biểu hiện qua các thành phần địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật như thế nào? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần: Địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật. a. Địa hình. - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: + Trên các sườn núi dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa 0,5 trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá + Ở vùng núi đá vôi hình thành các dạng địa hình Catxtơ, các hang động, thung lũng khô, 0,25 suối cạn - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Rìa Đông Nam của đồng bằng sông Hồng và Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục mét đến hàng trăm mét 0,5 => Quá trình xâm thực -bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt nam hiện tại.