20 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 63 trang Trần Thy 11/02/2023 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx20_de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: 20 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10,0 ĐỀ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Phần I (5.5 điểm): Cho đoạn văn sau: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. 1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng. 3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống. Phần II (4.5 điểm): Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp: Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần I (5.5 điểm) Câu Yêu cầu Điểm - Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long 0.5 1 - Xuất xứ: Trích từ truyện ngắn cùng tên; truyện ngắn được viết 0.5 (1.0 điểm) sau chuyến đi Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả - Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn: Đối thoại và độc thoại 0.5 (học sinh nếu không giải thích rõ cũng cho điểm tối đa) - Tác dụng: cho thấy những suy nghĩ, trăn trở của anh thanh 2 0.5 niên với công việc, ý thức trách nhiệm của anh với con người, (1 điểm) với cuộc đời, ; khiến ta thêm yêu quý, khâm phục anh. * Hình thức: 0.5 Có cấu trúc đúng yêu cầu cần đạt của một bài văn * Nội dung: - Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa đã tìm được gì cho mình? 1.0 Ý nghĩa của nó? 3 - Suy nghĩ của cá nhân về giá trị của cuộc sống (3.5 điểm) 1,0 - Liên hệ với cuộc sống hiện tại và bản thân 1,0 (Học sinh có thể có những cách lập luận khác nhau nhưng phải thể hiện được những giá trị truyền thống, nhân văn trong suy nghĩ) Phần II (4.5 điểm) - Các từ ngữ thuộc: + Trường từ vựng thiên nhiên: trăng, biển, sao, trời, rạng đông, 0.5 1 nắng.(Chỉ ra được 2 từ đúng cho 0,5, Nhưng sai 1 từ trừ 0,25đ) (1 điểm) + Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: hát, gọi, kéo, xếp, đón (HS có thể kể cả các từ: gõ, cho, nuôi) 0.5
  3. Câu 3. Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C.Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận? A.Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B.Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. C.Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. D.Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo. Câu 6 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: SBD: ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B A D C II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a.Hai câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” 0,5 - Tác giả Huy Cận. 0,25 b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: So sánh. 0,25 - Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của ngư dân đối với biển cả quê 0,5 hương. c. - Hình thức viết đúng đoạn văn (khoảng 10- 12 câu). - Nội dung. Câu 5 * Giải thích khái quát nội dung ý thơ: + Biển rất giàu đẹp: cho con người nguồn hải sản vô cùng phong phú. + Biển cả đối với ngư dân có ý nghĩa bao la như lòng mẹ, chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ bằng một tình cảm trìu mến, thân thương. 1,5 * Bàn luận: + Khẳng định được vai trò quan trọng của biển. + Bàn về tình yêu biển, thái độ trách nhiệm.
  4. Thời gian: 90 phút Học sinh làm bài trên tờ giấy này Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha. Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc 1 Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: 0,5 hiểu Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 2 Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc. 0,5 Lưu ý : - HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa; - HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.
  5. Câu 2 b. Xác định đúng nội dung kể 2,5 5,0 - Giới thiệu nhân vật kể chuyện điểm - Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu. - Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc - Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc. - Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo 0,5 mạch kể d. Sáng tạo trong cách kể 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đúng chính tả, ngữ pháp, 0,5 nghĩa Tiếng Việt ĐỀ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. (Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013) Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm)
  6. + MB: Lời giới thiệu của Trương Sinh (Về quê quán, gia cảnh, về người vợ của mình) + TB: *Trước khi đi lính: • Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. • Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. • Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa. * Khi trở về: • Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói. • Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm vợ. • Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan uất. • Sau đó biết là minh đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi + KB: • Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát. • Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học. HẾT ĐỀ 16 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút PHẦN I: (7 điểm) Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau: “ Không có kính, rồi xe không có đèn ” 1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai? 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? 3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
  7. - Đối lập, tương phản: “không” và “có”. 0,25 + Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước. + Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”. Câu 4 - HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí 0,25 (0,5 điểm) - HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu 0,25 * HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch: - Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức là trình bày trong một đoạn văn (tính 0,5 từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ xuống dòng) và nội dung là nêu được ý chính của cả đoạn (phẩm chất cao đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn là tinh thần dũng cảm và tình yêu nước nồng nàn). - Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (điệp từ, hoán dụ, tương phản, lời thơ giản dị ) có dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp thấm thía trách nhiệm, niềm tin và lý tưởng của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể như sau: + Càng đi sâu vào chiến trường, người chiến sĩ lái xe càng gặp nhiều gian khổ ác liệt; bom rơi, đạn nổ càng dữ dội. Điệp từ “không” được nhắc đi, 1 nhắc lại ba lần: “Không có kính có xước” làm cho những chiếc xe càng thêm biến dạng nhưng vẫn băng băng ra trận:“Xe vẫn chạy vì miền Câu 5 Nam phía trước”. Chữ “có” trong “có xước” không làm cho những chiếc (3,5 điểm) xe vơi đi sự tàn phá mà lại làm cho chúng tiếp tục bị tàn phá, bị biến dạng thêm. + Hình ảnh hoán dụ “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh ấy đã nâng cao tình cảm, tầm vóc của những người chiến sĩ đầy khí phách, lý tưởng và niềm tin góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của bài thơ. 1 + Không kính, không đèn, không mui nhưng có xước và quan trọng là “có một trái tim”. Cùng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa phương tiện vật chất với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở những chữ “không” và “có” đã tạo thành phép chơi chữ tài hoa cho thấy sức mạnh quyết định của chiến tranh không phải là vũ khí, 1 là phương tiện vật chất mà là con người với nhiệt huyết và lý tưởng cao đẹp. (Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm) PHẦN II (3 điểm). Câu Yêu cầu Điểm HS nêu chính xác tình huống truyện: Câu 1 Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa nhà họa sĩ, cô kỹ sư và anh 1 (1 điểm) thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. * HS phải đảm bảo những yêu cầu: - Hình thức: Viết được một đoạn văn tổng - phân - hợp có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, 0,5 cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu - Nội dung: + Từ nhân vật anh thanh niên, trình bày suy nghĩ về cách sống của Câu 2 thế hệ trẻ hiện nay: đại đa số sống có mục đích, lý tưởng, sẵn sàng 1
  8. Thang Câu Nội dung điểm I- VĂN_ TIẾNG VIỆT a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không 1,0 kính” “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. 1,0 b. Hai câu thơ kết khẳng định phẩm chất anh hùng, bất khuất của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Dù những chiếc xe “ không có ” thiếu đi nhiều thứ nhưng đẹp nhất trong xe “ có một trái tim” – một tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Trái tim của tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, 1 nguy hiểm để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công 1,0 nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 2 b. Từ in đậm không phải là thuật ngữ. Vì có tính biểu cảm, thể hiện nội dung: nếu cần cù, cố gắng, quyết tâm thì sẽ thành công. 1,0 II-LÀM a/Mở bài: (1đ) VĂN Giới thiệu câu chuyện và lý do là câu chuyện đáng nhớ. b/Thân bài: (4đ) Kể theo trình tự không gian, thời gian. - Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc. - Diễn biến câu chuyện, các sự việc trong câu chuyện ( suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại, ) - Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, ấn tượng ( những suy nghĩ, tâm trạng, đối thoại, nội tâm ) - Kết thúc câu chuyện, sự việc: bài học, ý nghĩa câu chuyện được kể.
  9. Câu 4. “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ”.(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1). Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc hình thức ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ ”. a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? b) Câu văn“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là câu đơn hay câu ghép? c) Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). - Họ và tên thí sinh: SBD ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
  10. B. Thân bài 1. Khái quát về giá trị đoạn trích: - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước 0,5 lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều: a) Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du khái quát vẻ đẹp của hai Kiều và khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân: - Khái quát vẻ đẹp hai Kiều: vẻ đẹp trang trọng quí phái, mười phân vẹn 0,5 mười. - Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. b)Vẻ đẹp của Thúy Kiều: * Vẻ đẹp hình thức: - Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 1,0 ->Bút pháp ước lệ tượng trưng “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Vẻ đẹp đó còn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ , sự mặn mà của tình cảm, như tiềm ẩn phẩm chất cao quí- tài và tình rất đặc biệt của nàng. * Vẻ đẹp tài năng: Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương lầu bậc ngũ âm, 0,75 Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. - Kiều là người con gái đa tài, trời phú cho nàng tư chất thông minh nên tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa. - Đặc biệt là tài đàn của nàng vượt trội hơn hẳn: tài biểu diễn, sáng tác. * Vẻ đẹp tâm hồn: Khúc nhà tay lựa nên chương, 0,75 Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
  11. II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm) Hãy kể lại một việc tốt em đã làm, khiến bố mẹ ( hoặc thầy cô) vui lòng. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN 9 1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra. 3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm. Câu Đáp án Điểm I/ VĂN –TIẾNG VIỆT ( 4 điểm) Câu 1 - Tóm tắt truyện ngắn “Làng” - Kim Lân 1,5 ( 2 Yêu cầu : Tóm tắt ngắn gọn; đảm bảo được nội dung cốt truyện ( điểm) Mở đầu, diễn biến, kết thúc ). Đảm bảo nội dung cơ bản sau : + Trong kháng chiến ông Hai là người làng chợ Dầu, có lòng yêu làng quê thắm thiết, buộc phải rời làng, đi tản cư. + Ở nơi tản cư, ông nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc ông rất khổ tâm và xấu hổ. + Khi tin làng ông theo Tây là tin thất thiệt, được cải chính thì ông lại vui vẻ, phấn chấn như xưa – khoe lòng yêu nước, yêu làng của mình. Chủ đề :Truyện thể hiện tình yêu nước chân thật, trong sáng của 0,5 nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Câu 2 - Có hai cách phát triển từ vựng: ( 2 + Phát triển về nghĩa: theo phương thức ẩn dụ và hoàn dụ 0,5 điểm) + Phát triển về số lượng: tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng 0,5 nước ngoài.
  12. HẾT ĐỀ 20 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài. Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển? A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. B. Làn thu thủy nét xuân sơn. C. Ngày xuân con én đưa thoi. D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga. Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là .: A. nói móc. B. nói leo. C. nói mát. D. nói hớt. Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”? A. Phong lưu. C. Cuồng phong. B. Phong kiến. D. Tiên phong. Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá? A. Chưa ăn đã hết. B. Đứt từng khúc ruột. C. Một tấc đến trời. D. Sợ vã mồ hôi. Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật. Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.
  13. I.Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C B C D B A Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 0,5 2 Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa 0,5 giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn II.Đọc hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương – hiểu Đông với cái hiện đại và mới mẻ. (2,5 3 - Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, 0,25 điểm) phương Đông. - Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác. 0,25 4 HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: + Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc 0,5 những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. + Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc 0,5 dân tộc. III. 1 Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ. Tập Yêu cầu: làm văn - Đảm bảo thể thức một đoạn văn. 0,25 (5,5 - Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả. 0,25 điểm) - Nội dung cảm nhận cần nêu bật được các ý cơ bản sau: + Bằng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa nên một bức tranh khung cảnh thiên nhiên 0,25 mùa xuân với vẻ đẹp riêng thật tươi đẹp.
  14. diễn biến câu chuyện), kết bài (khép lại câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất) 0,5 - Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm . Về nội dung: 0,5 - Kỉ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác động giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò. - Truyện tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, được đưa dẫn, được trình bày diễn biến và được kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật thể hiện những hành vi, cử chỉ, 0,5 điệu bộ, tâm lí phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, tỏa sáng chủ đề tư tưởng của truyện. Cách cho điểm: 1,5 Điểm 3 – 3,5: Hiểu đề, đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng như trên. Điểm 2 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Điểm 1-1,75: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Điểm 0,25 – 0,75: Bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.