4 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 10 trang Trần Thy 10/02/2023 8220
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx4_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 11 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản được trích sau và thực hiện các yêu cầu : ( ) Cha nuôi tôi dạy rằng có hai động lực điều khiển đời sống con người : lòng tham và tình thương. Lòng tham dẫn đến việc sử dụng tất cả mọi thứ, kể cả bạo lực, để chiếm lấy cái mình muốn. Tình thương thì khác, nó chỉ biết cho đi chứ không đòi hỏi gì hết. Mẹ nuôi tôi cũng dạy rằng, cha mẹ không bao giờ đòi hỏi con cái phải làm gì để bù lại những hi sinh của họ. Bổn phận của họ là yêu thương con cái, có thế thôi. Từ đó, tôi biết trong mọi việc, dù lớn hay nhỏ, đều phải có thái độ như thế. Đừng mong mỏi hay đòi hỏi được đền đáp điều gì. Nên là người cho đi, nên là người giúp đỡ người khác, thương yêu tất cả, dù bị lường gạt cả trăm lần. Đừng để những điều tốt đã làm, đừng nhắc những gì đã cho, đừng chờ đợi ai trả ơn, đừng cố muốn có những gì vốn không thuộc về mình- và hãy vui tươi thanh thản sống như thế thì sẽ hạnh phục thật sự. ( Trích Muôn kiếp nhân sinh, Many Lives- Many Times,Nguyên Phong, tr. 290) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoan trích. Câu 3. Theo tác giả, “hạnh phúc thực sự” là gì ? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả : “Nên là người cho đi, nên là người giúp đỡ người khác, thương yêu tất cả, dù bị lường gạt cả trăm lần” không? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1. Cho thì khó, nhận thì dễ. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (200 chữ) thể hiện quan niệm của anh/ chị về vấn đề đó. Câu 2. Trình bày cảm nhận cảu em về đoan thơ sau : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôm cũng nhớ nhà. ( Trích Tràng giang, Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr 29, NXBGD 2007) HẾT HƯỚNG DẪN ĐỀ KIỂM TRA
  2. + Nên xử lí như thế nào về vẫn đề “ cho” và “nhận” trong cuộc sống ? ++ Cho xuất phát từ tấm lòng thiện lương, làm cho tâm hồn nhẹ nhàng; ++ Nhận xuất phát từ nhu cầu cần thiết, giải quyết những khó khăn về vật chất, tinh thần + Trong cuộc sống nên biết cho, hạn chế việc nhận, vì sao ? - Phê phán những cá nhân chỉ biể nhận mà không biết cho (0,25 điểm) - Bài học nhận thức (0,25 điểm) Câu 2/PII 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm); văn diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót chính tả, ngữ pháp; có sáng tạo (0,5 điểm) 2. Nội dung cần đảm bảo các ý sau : - Giới thiệu về tác giả, bài thơ, đoan trích (0,5 điểm) - Một bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều đẹp hoành tráng, mĩ lên được vẽ bằng ngôn ngữ độc đáo mang đậm sắc thái cổ điểm; (1,5 điểm) - Tâm trạng nhớ nhà nhớ quê tha thết của nhà thơ khi đứng trước cảnh sông nước mây trời; ý thơ mang sắc thái thơ xưa (1,5 điểm) - Đoạn thơ thể hiện hồn thơ buồn và rất đằm thắm của Huy Cận (0,75 điểm) ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 11
  3. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích“Vội vàng”- Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, tr.22, NXB Giáo dục) Hết - Thí sinh không sử dụng tài liệu - Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận 0,5 2 Câu chủ đề của văn bản là: Nếu bạn làm chủ được thời gian, 0,5 bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. 3 Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được vì: - Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. - Không có điều gì có thể khiến thời gian thay đổi. -> Lời nhận định còn là lời nhắn, lời khuyên chúng ta cần quý trọng thời gian và trân quý những gì mình đang có để cuộc sống có ý nghĩa hơn. 4 - Trích ý kiến câu hỏi - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, hoặc đồng tình một nửa. - Lí giải hợp lí. Có thể lí giải như sau: + Đồng tình vì nếu biết quản lí thời gian thì học tập và làm việc hiệu quả sẽ tốt hơn, sẽ có nhiều cơ hội để thành công. + Không đồng tình vì không chỉ biết sử dụng hợp lí thời gian mà thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (năng lực, tố chất, hoàn cảnh tác động, ) + Kết hợp hai ý trên II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn về giá trị của thời gian a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Giá trị của thời gian 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của thời gian. Có thể triển khai theo hướng:
  4. Câu Nội dung Điểm * Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp (7 câu tiếp): 1,25 - Tuần tháng mật của ong bướm - Hoa của đồng nội xanh rì - Lá của cành tơ phơ phất - Khúc tình si của yến anh - Ánh sáng chớp hàng mi - Tháng giêng ngon như cặp môi gần -> Cảnh thiên nhiên non tơ, mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Tất cả đều có đôi có cặp, quấn quýt giao hòa. - Điệp từ “Này đây” cất lên như một tiếng reo vui, ngạc nhiên, sung sướng khi thiên nhiên lúc vào xuân bày ra như một bữa tiệc thịn soạn. Ta còn thấy được ánh mắt nhìn say đắm của thi 1,0 nhân. * Tâm trạng của thi nhân (2 câu cuối) - Câu thơ ngắt làm đôi + Từ “Nhưng” xuất hiện giữa dòng như một sự ngưng định cảm xúc. Đang ngất ngây, mê đắm, tận hưởng thiên đường trần thế thì nhà thơ bỗng khựng lại giữa vườn xuân, để chiêm nghiệm, suy ngầm và nhận thấy niềm vui này không trọn vẹn. Cảm giác súng sướng nhưng “vội vàng một nửa” là vì vậy. - Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người. => Ngậm ngùi, tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian, tuổi trẻ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn ngữ pháp, tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. HẾT ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 11 Câu 1 (3,0 điểm) Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước nầy thay
  5. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ; Lớp ; Số báo danh: Chữ kí CBCT: . ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 11 Câu 1: (3,0 điểm) Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua. Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói: – Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải! Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.