6 Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "6 Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 6_de_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_c.docx
Nội dung text: 6 Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 9 Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm) Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm) b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm) c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm) Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được: a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm) b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó + Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm) + Phép so sánh: Đất nước với “ vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm) + Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm) c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc - Nội dung * Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ) * Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ) *Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ) * Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt (0,5đ)
- cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí. ( Trích: Câu chuyện về tinh thần dân tộc Việt Nam mùa đại dịch từ vius Corona) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết trong câu: "Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí". Câu 3 (1,0 điểm) Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng tránh dịch bệnh? Câu 4 (1,0 điểm) Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan điểm: " Cho đi là còn mãi mãi" Câu 6 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II. Hết ĐÁP ÁN I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nôi dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là: Tự sự 0,5 2 Câu văn thứ nhất và câu văn thứ hai của đoạn văn liên kết với nhau bằng 0,5 phép nối: Và 3 Việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng phát khẩu trang miễn phí 1,0 có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người và phóng chống dịch bệnh. Hành động đó cũng là biểu tượng cao đẹp của sự sẻ chia trong cuộc sống. - Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên 0,5 4 cần được ca ngợi vì đó là những nghĩa cử cao đẹp , những hành động đó thể hiện sự tương thân tương ái của đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. - Để chung tay đẩy lùi dịch bệnh bản thân em cần 0,5 + Chấp hành quy định cách li của nhà nước + Tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện 5K của chính phủ + Chung tay giúp đỡ người khó khăn trong điều kiện bản thân có thể làm được.
- c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. GV chấm có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn. 0,25 2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định a. Khái quát chung 0,5 - Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê - Giới thiệu tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. b. Phân tích, chứng minh b1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu - Cô cùng đồng đội ở trong một cái hang dưới chân một cao điểm, giữ một 0,5 vùng trọng điểm nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt (d/c) - Công việc của Phương Định và đồng đội đặc biệt nguy hiểm (d/c) -> Đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức B2. Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đói mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ, luôn thể hiện tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, lòng lạc quan và tinh đồng đội gắn bó sâu sắc. * Vẻ đẹp của Phương Định được tỏa sáng bởi lí tưởng sống cao đẹp và tinh 1,0 thần dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh. - Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong vào chiến trường cùng thế hệ của mình để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. - Đối mặt với nguy hiểm, cô và đồng đội của mình thực sự là những anh hùng + Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là cái thú riêng. + Công việc nguy hiểm và luôn đối diện với thần chết được cô kể với giọng nình thản, pha chút hóm hỉnh. + Đặc biệt hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng. - Cuộc sống nơi chiến trường khốc liệt đã tôi luyện Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí được miêu tả trong một lần phá bom tinh tế đến từng cảm giác. + Trước khi bước tới quả bom (d/c) + Khi phá bom (d/c) + Khi chờ đợi quả bom nổ (d/c) -> Đây là tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Phương Định cùng đồng đội thực sự là người anh hùng. * Phương Định là cô giá hồn nhiên trong sáng và mơ mộng 0,75 - Là cô gái Hà Nội thanh lịch vào chiến trường, có thời học sinh ngây thơ, vô tư sống bên mẹ. - Sở thích: thích hát, mê hát đến nỗi tự bịa ra lời bài hát - Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức - Khi cơn mưa đá đến bất chợt, cô cùng đồng đội chơi đùa thỏa thích. Khi cơn mưa đá đi qua, Phương Định nhớ mẹ, kỉ niệm quê hương
- Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các ý bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch. Họ nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống (Theo báo Giáo dục thời đại) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này". Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích bằng 1-2 câu văn. Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã khơi gợi trong em những tình cảm gì? Theo em chúng ta cần làm gì để phòng chống dịch bệnh ? (trả lời trong khoảng 5-7 câu). II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tinh thần đoàn kết. Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con sâu săc, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Ngữ văn 9, tập I. Hết ĐÁP ÁN I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận 0,5 2 Trong câu văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: Dẫu còn mệt mỏi sau 0,5 chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cáh ly 14 ngày. 3 Học sinh có thể khái quát nội dung theo gợi ý: - Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích nói về tinh thần đoàn kết, chung 1,0 sức chung lòng, tinh thần nhân ái và sự hi sinh cao cả của con người và dân tộc Việt Nam trước đại dịch Covid -19. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thế trình bày quan điểm của mình theo nhiều 4 hướng khác nhau, miễn là lí giải phải chặt chẽ, thuyết phục. HS viết được từ (3-5 câu) nêu được quan điểm và có sự lí giải hợp lí. Đoạn văn có điểm tối đa là đoạn văn có cái nhìn đa chiều về vấn đề đặt ra, có lí giải thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý: - Đoạn trích đã khơi gợi niềm tự hào về tinh thần dân tộc, lòng biết ơn đối với 0,5 nhà nước, những người đã hi sinh thân mình để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trước địa dịch 0,25
- a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận trích dẫn ý kiến; thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết; kết bài khẳng định được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình cảm sâu sắc, cảm động của ông Sáu 0,25 dành cho con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. c.Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. GV chấm có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp 0,25 dẫn. 2. Cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho con a. Khái quát chung - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng 0,5 - Giới thiệu tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. + Tình cảm của ông Sáu dành cho con sâu sắc, cảm động b. Phân tích, chứng minh b1. Khi ông Sáu nghỉ phép về thăm nhà 1,25 * Hoàn cảnh: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. * Khi ông Sáu về thăm nhà - Bé Thu không chịu nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba không giống người chụp chung với má trong bức ảnh mà em biết. Ông Sáu thất vọng, đau khổ "hai tay buông sõng như bị gãy" * Trong ba ngày ở nhà + Ông Sáu không đi đâu tìm mọi cách tiếp cận mong nghe được con gọi "Ba" Khi con không gọi ông là "Ba" chỉ nói trổng, ông Sáu không mắng con mà thương con hơn "Ông chỉ nhìn theo con khẽ lắc đầu và cười. Có lẽ ông không 1,25 khóc được nên chỉ cười vậy thôi" + Trong bữa cơm ông muốn bù đắp tình cảm cho con, gắp miếng trứng cá vào bát cho con, bị con hất tung ra thì ông Sáu không kìm nén được cảm xúc tức giần mắng và đánh con. Điều đó làm ông ân hận mãi về sau. -> Ông Sáu là người cha bất hạnh nhưng đó là hình ảnh kính trọng của người lính đã hi sinh tình cảm riêng để làm việc chung cho Tổ quốc. - Cuối cùng tình cảm của ông được đền đáp. Giây phút cuối cùng trở lại chiến trường, con đã nhận và gọi ông là "ba". Ông Sáu vô cùng hạnh phúc. B2. Khi trở lại căn cứ kháng chiến. - Ông ân hận vì đánh con, nhớ lời hứa mua chiếc lược ngà cho con. - Kiếm được ngà, ông hớn hở như một đứa trẻ được quà. 0,5 - Những lúc rảnh rỗi, ông ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc. Trên sống lưng cây lược, ông đã tỉ mẩn khắc một dòng chữ nhỏ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". - Nhớ con ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt.
- Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) - ĐÁP ÁN Câu Yêu cầu Điểm 1 1. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không 0,5 kính” của tác giả Phạm Tiến Duật 2. Biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Hoán dụ - một trái tim– lấy 0,5 một bộ phận để chỉ toàn thể. - Tác dụng: trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với 0,25 tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng đã dũng cảm, ngoan 0,25 cường, bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu. 3. - Về kĩ năng (1 điểm) Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn 1 trích, bài viết sáng rõ, lập luận chặt chẽ, logic Người viết vận dụng
- + Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. + Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi hót chi mà + Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân. - “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”: + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm. + Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người. + Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. + Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. KHỔ 2: - Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước. - Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi. - Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo: + “Lộc” không nằm trên những cành non + “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng. + “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển
- + Điểm 1,2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, vết thương không sâu lắm vào phần mền. Nhưng vì bom nổ gần Nho bại choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao lẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu ” ( Lê Minh Khuê- Những ngôi sao xa xôi) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (0,5đ) - Ghi ra câu có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập đó. (1đ) - Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” thuộc kiểu câu gì? Nêu mối quan hệ về nghĩa giữa các về trong câu đó. (1đ) - Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn trên (1,5đ) - Chép đầy đủ chính xác khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và nêu cảm nhận ngắn gọn về đoạn thơ. (1đ) Câu 2 Trình bày suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Thành Long ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự (0,5đ) Câu 2: - Câu có chứa thành phần biệt lập “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm” (0,5đ) - Có lẽ là thành phần tình thái. (0,5đ) Câu 3: - Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” thuộc kiểu ghép (o,5đ) - Quan hệ về nghĩa giãu các vế câu là : nguyên nhân – kết quả. Câu 4: Các phép liên kết có trong đoạn văn: - Phép liên tưởng ( Câu 3 -> câu 2-> câu 1: vết thương, bâng băng- rửa) (0,5đ) - Phép lặp từ ngữ (Câu 6 -> câu 5 -> câu 4: Nho) (0,25đ) - Phép thế (Câu 8 -> câu 7: Chị ấy – chị Thao) (0,25đ) - Phép liên tưởng (câu 8 -> câu 1: máu-rửa) (0,25đ) Câu 5: - HS chép đầy đủ chính xác đoạn thơ cuối (0,5đ)
- (Theo Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.88) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Chỉ ra thành phần phụ chú, thành phần tình thái trong câu văn: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Câu 4. Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? (viết 3 đến 5 dòng) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ dề: Hãy sống chan hoà với mọi người. Câu 2: (5.0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. (Trích “Nói với con” - Văn 9 tập II) ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là: 0,5 2 âm thanh cất lên từ chính tâm hồn con người. - Thành phần phụ chú: - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui 0,5 3 tươi. 0,5 - Thành phần tình thái trong câu văn: Chắc hẳn. - Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự do bày tỏ suy nghĩ nhưng cần diễn 1,0 đạt rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 4 Ví dụ: âm nhạc giúp giải toả những áp lực cuộc sống, mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn . II. LÀM VĂN
- * Người đồng mình có sống giàu ý chí và nghị lực. "Người đồng mình thương lắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn". - Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. - Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. - Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. => Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. * Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn. “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. - Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. - Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ. => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. - Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả. - Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người