Bài tập trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

docx 23 trang Trần Thy 11/02/2023 10100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 HỌC KỲ 1 CÓ ĐÁP ÁN Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. C. Hai người chuyển động so với mặt đường. D. Hai người đứng yên so với bánh xe. Đáp án C Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai. A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn. B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô. C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền. D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn. Đáp án A Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. Bánh xe khi xe đang chuyển động. C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. Đáp án C Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 1 phút) Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? A. Hành khách đứng yên so với người lái xe. B. Người soát vé đứng yên so với hành khách. C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường. Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 3 phút) Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A. Toa tầu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường.D. Đường ray. Đáp án C Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 1, thời gian làm 3 phút) Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. B. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.
  2. Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: A. 240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km. Đáp án C Câu 14: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 1 phút) Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ? A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Đáp án D Câu 15: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 1 phút) Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là: v v A. v 1 2 tb 2 S1 S2 B. vtb t1 t2 S1 S2 C. vtb t1 t2 t1 t2 D. vtb S1 S2 Đáp án C Câu 16: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Đáp án D Câu 17: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng. A. 3 km. B. 5,4 km. C. 10,8 km. D. 21,6 km. Đáp án B Câu 18: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 3, thời gian làm 4 phút) Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s.
  3. A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d. Đáp án B Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. Đáp án D Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N? Đáp án D Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 5, thời gian làm 4 phút) Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? Đáp án A Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Thế nào là hai lực cân bằng ? A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
  4. Đáp án D Câu 34: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 4 phút) Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ? A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy. B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ. C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn. D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng. Đáp án C Câu 35: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Quán tính là: A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc. B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật. C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật. Đáp án A Câu 36: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Chọn câu sai. A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Đáp án C Câu 37: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: A. Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. Đáp án C Câu 38: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 2 phút) Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột: A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc. Đáp án A Câu 39: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu 40: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút) Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Đáp án D Câu 41: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 6, thời gian làm 3 phút)
  5. Đáp án A Câu 48: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ? A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. C. Tra dầu mỡ bôi trơn. D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. Đáp án D Câu 49: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại? A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt. B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc. C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã. D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại. Đáp án B Câu 50: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 1 phút) Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát? A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm. B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột. C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt. D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt. Đáp án D Câu 51: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ? A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát lăn. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Đáp án B Câu 52: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A. Fms = 35N. B. Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N. Đáp án A Câu 53: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh? A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn. C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt. D. Vì cả 3 lí do trên. Đáp án C Câu 54: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 7, thời gian làm 3 phút) Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần tăng ma sát? A. Khi quẹt diêm. B. Bảng trơn và nhẵn quá.
  6. Câu 61: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Đáp án D Câu 62: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo.B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Đáp án C Câu 63: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Lực nào sau đây không phải là áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. Đáp án C Câu 64: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ.Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất? A. Tại vị trí 1. B. Tại vị trí 2. C. Tại vị trí 3. D. Tại ba vị trí áp lực như nhau. Đáp án B Câu 65: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m 2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? A. 540N. B. 54kg. C. 600N. D. 60kg. Đáp án B Câu 66: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút)
  7. Câu 73: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 9, thời gian làm 1 phút) Công thức tính áp suất chất lỏng là: d A. p . h B. p= d.h; C. p =d.V h D. p . d Đáp án B Câu 74: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 9, thời gian làm 3 phút) Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như hình 6. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất? A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. Đáp án A Câu 75: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 9, thời gian làm 3 phút) Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất.B. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. C. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất.D. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất. Đáp án C Câu 76: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 9, thời gian làm 3 phút) Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình vẽ là hợp lí:
  8. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Đáp án B Câu 82: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 10, thời gian làm 5 phút) Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước.Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau.Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây.Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là 3 3 d1=18000N/m và d2=10000N/m . A. 64cm. B. 42,5 cm. C. 35,6 cm. D. 32 cm. Đáp án C Câu 83: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 10, thời gian làm 5 phút) Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ.Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2.Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.Lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án sau. A. F = 3600N. B. F = 3200N. C. F = 2400N. D. F = 1200N. Đáp án D Câu 84: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 11, thời gian làm 1 phút) Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B. Do mặt trời tác dụng lực vào trái đất. C. Do mặt trăng tác dụng lực vào trái đất. D. Do trái đất tự quay. Đáp án A Câu 85: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 11, thời gian làm 2 phút) Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất khí ? A. Mọi vật trên trái đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí. B. Chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không phải chịu một áp suất nào như ngâm mình trong nước. C. Mọi vật trên trái đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn trái đất không phải chịu áp suất này. D. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Đáp án D Câu 86: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 11, thời gian làm 2 phút) Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất. B. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
  9. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Đáp án D Câu 94: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 2 phút) Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên; B. Giảm đi; C. Không thay đổi; D. Chỉ số 0. Đáp án B Câu 95: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 2 phút) Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Đáp án C Câu 96: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 2 phút) Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn. B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Đáp án D Câu 97: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 2 phút) Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? A. Quả cầu đặc. B. Quả cầu rỗng. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau. D. Không so sánh được. Đáp án C Câu 98: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 1 phút) Trong các phát biểu sau đây về lực đẩy Acsimet, phát biểu nào là đúng? A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật theo mọi phương. B. Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
  10. Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Đáp án D Câu 104: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn: A. 2500N B. 1000N C. 1500N D. > 2500N Đáp án C Câu 105: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm 3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000N; B. 40000N; C. 2500N; D. 40N. Đáp án D Câu 106: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N.Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là A. 10N. B. 5,5N. C. 5N. D. 0,1N. Đáp án A Câu 107: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 15, thời gian làm 4 phút) Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,7N; B. 1,2N; C. 2,9N; D. 0,5N. Đáp án D Câu 108: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 15, thời gian làm 5 phút) Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu 3 3 vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m , dđồng = 89000N/m A. 4,45N; B. 4,25N;
  11. Đáp án D Câu 115: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 2 phút) Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì: A. thép có lực đẩy trung bình lớn. B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. Đáp án C Câu 116: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 2 phút) Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì: A. Vật bị chìm. B. Vật nổi trên mặt thoáng. C. Vật lúc nổi lúc chìm. D. Vật lơ lửng. Đáp án A Câu 117: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 2 phút) Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m 3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3. A. Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B. Đinh sắt nổi lên. C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. Đáp án B Câu 118: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 2 phút) Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân; B. Quả cầu nổi vì dđồng dthuỷ ngân; D Quả cầu chìm vì dđồng < dthuỷ ngân. Đáp án B Câu 119: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 4 phút) Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu 120: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 4 phút) Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. A. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Đáp án D Câu 121: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút)
  12. Câu 126: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút) Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? A. Vì gỗ là vật nhẹ. B. Vì nước không thấm vào gỗ. C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Đáp án C Câu 127: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút) Một vật đặc có thể tích 56cm3 được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có có thể tích 52,8 cm3. Trọng lượng riêng của vật đó là: A. 800 N/m3. B. 8000 N/m3. C. 1280 N/m3. D. 12 800 N/m3. Đáp án A Câu 128: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút) Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12 000 N/m3. B. 18 000 N/m3. C. 180 000 N/m3. D. 3000 N/m3. Đáp án A HẾT