Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_de_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: GDCD 12 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất và điền đáp án lựa chọn vào bảng sau (7điểm) Câu 1. Dựa vào đặc trưng cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 2. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật. Câu 3. Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là A. thực hiện pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 5. Quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành là A. công văn. B. nội quy. C. pháp luật. D. văn bản. Câu 6. Pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành? A. Đoàn thanh niên. B. Mặt trận tổ quốc. C. Nhà nước. D. Chính quyền. Câu 7. Chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 8. Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 9. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào? A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản. C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động. Câu 10. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là A. trách nhiệm. B. nguyên lí. C. quy định. D. nguyên tắc. Câu 11. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo A. tín ngưỡng cá nhân. B. quan niệm đạo đức. C. quy định của pháp luật. D. phong tục tập quán. Câu 12. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. thực hiện tự do ngôn luận. Câu 13. Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xã hội rộng lớn. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 14. Người tham gia giao thông bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm thì thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào dưới đây?
- D. Tự tiện bóc mở thư tín của người khác. Câu 28. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử. B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước. D. Các dân tộc rất ít người thì không được bầu cử, ứng cử. Câu 29. Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng dong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm A. đạo đức. B. pháp luật. C. nghĩa vụ. D. nội quy. Câu 30. Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân. C. bổn phận của công dân. D. quyền, nghĩa vụ của công dân. Câu 31. A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong giữa các dân tộc. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. Câu 32. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Tự do ngôn luận của công dân. Câu 33. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau. C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy. Câu 34. Ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 35. A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã A. không tôn trọng ý kiến của các con. B. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ. C. phân biệt đối xử giữa các con. D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội. Câu 36. Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 37. T là một học sinh hư ở lớp. Hôm nay tan học về, A và C cùng về nhà T chơi. Nhìn thấy mẹ T, C lễ phép chào còn A giả vờ như không nhìn thấy. C nói nhỏ với A: Sao cậu không chào bác ấy. A đáp: Mày nhìn thằng T đấy, nó về có cần chào mẹ nó đâu. T nghe thấy các bạn nói chuyện liền chen vào: Tụi mày không phải kính trọng bà ấy, suốt ngày bà ấy toàn quát, mắng, không cho tao đi chơi, tao ghét bà ấy, vớ vẩn hôm nào tao cho một gậy. Trong tình huống trên, ai là người vi phạm pháp luật?
- A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. 0006: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào? A. Tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng. B. Đóng góp ý kiến với nhà nước những vấn đề vướng mắc, bất cập. C. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe. D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 0007: Ý kiến nào sau đây đúng? A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại. B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại. C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo. D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại. 0008: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mình thể hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tự do ngôn luận. 0009: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học ban ngày hoặc buổi tối là nội dung quyền A. học bất cứ ngành nghề nào. B. học thường xuyên, học suốt đời. C. học không hạn chế. D. bình đẳng về cơ hội học tập. 0010: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân A. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng. B. có quyền học từ thấp đến cao. C. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau. D. không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính. 0011: Công dân có quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện A. quyền sáng tạo của công dân. B. quyền phát triển của công dân. C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân. 0012: Quyền của mỗi công dân được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, uy nghĩ để đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sáng xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học là thể hiện quyền nào sau đây? A. Quyền sáng tạo của công dân. B. Quyền phát triển của công dân. C. Quyền tự do của công dân. D. Quyền học tập của công dân. 0013: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bắt cóc con tin. B. Đe dọa giết người. C. Khống chế tội phạm. D. Theo dõi nạn nhân. 0014: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền A. quản lí cộng đồng. B. tự do ngôn luận. C. quản lí truyền thông. D. tự do thông tin.
- 0024: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền học tập. C. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia thảo luận. 0025: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Tự do ngôn luận và báo chí. C. Bảo vệ các thành quả lao động. D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe. 0026: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. D. Bất khả xâm phạm về danh tính. 0027: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị I khi chị không có nhà hay không? Vì sao? A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị . B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà. C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra không lấy tài sản. D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác. 0028: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình nên chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần. B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. 0029: Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sản xuất xăng trái phép, giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyên nào sau đây? A. Truy tố. B. Thẩm định. C. Tố cáo. D. Khiếu nại. 0030: Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật? A. Làm đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại. C. Làm đơn nộp tiền. D. Kiên quyết chống đối. 0031: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ T nhờ anh P viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ T đã thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Gián tiếp. B. Đại diện. C. Trực tiếp. D. Công khai.
- đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Ông A và chị G. B. Ông A, chị K, chị G và bà M. C. Ông A và chị K. D. Ông A, chị K và chị G. 0040: Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên H. Sau đó học viên H tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh L và học viên H. B. Chị Q và học viên H. C. Anh L, chị Q, và cô N. D. Chị Q và cô N. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỀ 3 Môn: GDCD 12 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người A. tôn trọng.B. cải tạo.C. nâng cấp.D. tu bổ. Câu 2: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định và phải có quyết định của chủ thể nào sau đây? A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.B. Lực lượng bưu chính viễn thông. C. Người làm nhiệm vụ chuyển phát.D. Đội ngũ phóng viên báo chí. Câu 3: Công dân phát biểu ý kiến tại các cuộc họp về vấn đề dân chủ cơ sở ở địaphương mình là thực hiện quyền nào sau đây? A. Tự do ngôn luận.B. Điều phối báo chí. C. Định hướng dư luận.D. Khiếu nại, tố cáo. Câu 4:Quyền bầu cử của công dân phải được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Trực tiếp.B. Gián tiếp. C. Đại diện.D. Thỏa hiệp. Câu 5: Công dân giám sát việc thu chi các loại quỹ của chính quyền xã là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây? A. Cơ sở.B. Cả nước.C. Lãnh thổ.D. Quốc gia. Câu 6: Công dân đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản luật là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây? A. Cả nước.B. Cơ sở.C. Địa phương.D. Vùng, miền. Câu 7: Công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật là thực hiện quyền nào sau đây? A. Tố cáo.B. Khiếu nại.C. Cưỡng chế.D. Khiển trách.
- C. Nhân viên điều tra dịch tễ.D. Lực lượng giải cứu con tin. Câu 18: Người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tínkhi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bóc mở thư của người khác.B. Xác minh địa chỉ khách hàng. C. Định vị địa chỉ giao nhận.D. Công khai giá cước vận chuyển. Câu 19: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Ngăn cản cử tri tiếp xúc đại biểu.B. Tích cực đấu tranh phê bình. C. Chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch.D. Phát biểu tại cuộc họp. Câu 20: Công dân thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị thanh toán sai mức lương.B. Thực hiện giãn cách xã hội. C. Bắt gặp hiện tượng bạo hành.D. Phát hiện hành vi đánh bạc. Câu 21: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện hành vi nào sau đây? A. Chứng kiến việc đưa nhận hối lộ.B. Nhận quyết định điều chuyển công tác. C. Bị tính sai hóa đơn dịch vụ.D. Buộc phải nghỉ việc không rõ lí do. Câu 22: Tại thời điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp trong trường hợp nào sau đây? A. Bỏ phiếu bầu thay đồng nghiệp.B. Công khai nội dung phiếu bầu. C. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.D. Tìm hiểu thông tin ứng cử viên. Câu 23: Nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước là nội dung quyền nào sau đây? A. Bầu cử và ứng cử.B. Khiếu nại và tố cáo. C. Đấu tranh và phê bình.D. Công vụ và kỷ luật. Câu 24. Quy chế tuyển sinh đại học ở nước ta quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được phát triển.B. Quyền học tập. C. Quyền được khuyến khích. D. Quyền được ưu tiên. Câu 25: Công dân vi phạm quyền học tập trong trường hợp nào sau đây? A. Gian lận trong kiểm tra, đánh giá.B. Đề xuất miễn, giảm học phí. C. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.D. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Câu 26: Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Sản xuất hàng giả.B. Cải tiến chất lượng. C. Điều chế vacxin phòng bệnh.D. Tìm ra chất chống ung thư. Câu 27: Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Sao chép ý tưởng sáng tạo.B. Cải tiến quy trình sản xuất. C. Sáng tác văn học.D. Phê bình nghệ thuật.
- + Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ 0,25 chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền, lợi ích hợp pháp của của công dân, cơ quan, tổ chức. + Vì hành vi sử dụng một số lượng lớn động vật chết do dịch bệnh để chế biến thành thức ăn bán ra thị trường không liên quan đến 0,25 quyết định hành chính, hành vi hành chính mà là hành vi vi phạm pháp luật đe dọa sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng nên anh S cũng như bất cứ ai cũng có quyền tố cáo. b. Sự khác nhau về mục đích của khiếu nại và tố cáo: - Mục đích của khiếu nại: khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của 0,25 người khiếu nại đã bị xâm phạm. - Mục đích của tố cáo: Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công 0,25 dân. a. Anh T không có quyền ngăn cản việc học của vợ mình. 0,25 - Vì: Pháp luật nước ta quy định học tập là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, mọi công dân có quyền học không 0.25 hạn chế. b. Chị Q cần làm một số việc theo gợi ý sau đây để thực hiện quyền Câu 2 học tập của mình (1 điểm) - Phân tích cho anh T hiểu để nhận được sự ủng hộ của chồng. 0.25 - Sắp xếp thời gian, công việc hợp lý để tiếp tục thực hiện quyền học tập của bản thân. 0,25 * Hướng dẫn: Cách trả lời của các học sinh có thể khác nhau. Khi chấm, giáo viên cần linh hoạt, nếu câu trả lời có ý đúng thì vẫn cho 0.25 điểm