Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_de_on_tap_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Bộ đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: Sinh Học 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM ) Câu 1. Thế nào là thụ tinh trong? A. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái B. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con đực C. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. D. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong môi trường nước Câu 2. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. C. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 3. Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì ? A. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. B. Đỡ tiêu tốn năng lượng. C. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. D. Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 4. Cừu Đôly được sinh ra bằng phương pháp nào? A. Ghép mô. B. Nhân bản vô tính. C. Sinh sản hữu tính. D. Nuôi cấy mô. Câu 5. Sinh sản hữu tính ở động vật là? A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 6. Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh về số con. B. Điều chỉnh thời điểm sinh con. C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. D. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. Câu 7. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. B. Chỉ cần 1 cá thể bố hoặc mẹ. C. Bằng giao tử cá. D. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. Câu 8. Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là: A. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. B. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai. C. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. D. dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. Câu 9. Biện pháp nào con người không để làm thay đổi số con ở động vật? A. Sinh sản tự nhiên. B. Thay đổi các yếu tố môi trường. C. Gây đa thai nhân tạo. D. Sử dụng hoocmon. Câu 10. Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người? A. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái. B. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. C. Vì để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ. Câu 11. Khi nói về thụ tinh ngoài điều nào sau đây là đúng : A. Là hình thức thụ tinh mà các giao tử gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái B. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh. C. Là hình thức thụ tinh mà các giao tử kết hợp có chọn lọc bên ngoài cơ thể con cái
- Câu 1 : Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới, có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao? (2 điểm) Câu 2 : Giải thích cơ chế của các biện pháp tránh thai sau : tính ngày rụng trứng, sử dụng viên tránh thai hằng ngày, sử dụng bao cao su.(2 điểm) Hết ĐÁP ÁN I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1 2 3 4B 5 6 7 8B 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A D D C D A A C D B C D C A D C A C 21 22 23 24 A B B B II.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 : Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới, có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao? (2 điểm) - Các hiện tượng trên không phải là sinh sản vô tính (1 đ)vì nó chỉ tái sinh một phần của cơ thể chứ không hình thành cơ thể mới. (1 đ) Câu 2 : Giải thích cơ chế của các biện pháp tránh thai sau : tính ngày rụng trứng, sử dụng viên tránh thai hằng ngày, sử dụng bao cao su.(2 điểm) Trả lời: - Tính ngày rụng trứng: không giao hợp vào những ngày trứng rụng, tinh trùng không gặp được trứng nên không mang thai.(0,5 đ) - Sử dụng viên tránh thai hằng ngày: trong viên tránh thai có chứa progesteron hoặc progesterone và ơstrogen làm cho trong máu nồng độ hoocmon này tang cao nên ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên không tiết ra GnRH, FSH, LH dẫn đến trứng không chin và không rụng nên tránh được mang thai.(1 đ) - Sử dụng bao cao su : tránh cho tinh trùng gặp trứng trong tử cung nên không mang thai.(0,5 đ) ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn: Sinh Học 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM ) Câu 1 : Những hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng của cây là: A. Gibêrelin, êtylen. B. Auxin, gibêrelin. C. Auxin, xitôkinin. D. Êtylen, Axit abxixic. Câu 2 : Êtilen có vai trò : A. thúc quả chóng chín. B. giữ cho quả tươi lâu. C. giúp cây mau lớn. D. Giúp cây chóng ra hoa. Câu 3 : Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày : A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua. C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa. Câu 4 : Sinh trưởng của động vật là hiện tượng : A. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. đẻ con. C. tăng kích thước và khối lượng cơ thể. D. phân hoá tế bào. Câu 5 : Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có : A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
- A. Thụ tinh trong. B. Thụ tinh ngoài. C. Tự thụ tinh.D. Thụ tinh chéo. Câu 20 : Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì ? A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. C. Đỡ tiêu tốn năng lượng. D. Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 21 : Các hoocmon tham gia quá trình điều hòa sinh tinh là : A. FSH, LH,GnRH, Testosteron. B. FSH, LH, Testosteron, Ơstrogen. C. LH, GnRH,Ơstrogen, Progesteron. D. LH,GnRH, Ơstrogen, Progesteron. Câu 22 : Biện pháp tránh thai nào sau đây vừa có hiệu quả tránh thai cao vừa ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục ? A. Tính ngày rụng trứng. B. Sử dụng bao cao su. C. Đặt vòng tránh thai. D. Dùng thuốc tránh thai. Câu 23 : Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người ? A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ. B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái. C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. D. Vì để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. Câu 24 : Biện pháp cho thụ tinh nhân tạo đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống ? A. Nuôi cấy phôi. B. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể. C. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp. D. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể. II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 ĐIỂM) Câu 1 : Ghép cành là gì ? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép ? ( 2 điểm) Câu 2 : Hãy cho biết những ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật ? ( 2 điểm) Hết ĐÁP ÁN I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM) 1D 2A 3D 4C 5A 6A 7B 8C 9D 10D 11C 12A 13B 14A 15C 16C 17A 18A 19B 20D 21A 22B 23D 24C II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 ĐIỂM) Câu 1 : Ghép cành là gì? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép? ( 2 điểm) TRẢ LỜI: - Ghép cành: phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.( 1 điểm) - Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.( 1 điểm) Câu 2 : Hãy cho biết những ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? ( 2 điểm)
- A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao. D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. 14. Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? B A. Thụ quan đau ở da Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Các cơ ngón ray. B. Thụ quan đau ở da Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ Các cơ ngón ray. C. Thụ quan đau ở da Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ Tuỷ sống Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ Các cơ ngón ray. D. Thụ quan đau ở da Tuỷ sống Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ Các cơ ngón ray. 15. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là: C A. Khi kích thích ở cưAng độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp. B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa. C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa. D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường. 16. Nhóm động vật nào sau đây có máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi C A. Ếch, cóc, nhái, cá sấu B. Ếch, cóc, nhái, rắn C. Cá chép, cá sấu, bồ câu, thỏ D. Cá chép, ếch, thằn lằn, bồ câu 17. Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng B. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. 18. Trước tác nhân kích thích là môi trường giàu oxi, trùng giày có phản ứng như thế nào D A. Chết ngay lập tức B. Bơi tránh xa nguồn oxi C. Không có phản ứng D. Bơi lại gần nguồn oxi; 19. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. 20. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? B A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. 21. Huyết áp tâm thu ở người bình thường có giá trị khoảng C A. 80-100 mmHg B. 160-180 mmHg C. 110-120 mmHg D. 70-80 mmHg 22. Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A A. Chiếu sáng từ nhiều hướng. B. Chiếu sáng từ hai hướng. C. Chiếu sáng từ ba hướng. D. Chiếu sáng từ một hướng. 23. Hệ thần kinh ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên là hệ thần kinh gì? A. Hệ thần kinh dạng chuỗi A hạch B. Hệ thần kinh dạng lưới C. Chưa có hệ thần kinh D. Hệ thần kinh dạng ống 24. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? C A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. 25. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào? B A. Nút nhĩ thất Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ Bó his Mạng Puôc – kin Các tâm nhĩ, tâm thất co. B. Nút xoang nhĩ Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất Bó his Mạng Puôc – kin Các tâm nhĩ, tâm thất co. C. Nút xoang nhĩ Hai tâm nhĩ Nút nhĩ thất Bó his Mạng
- HẾT ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng: 0.5 đ 1. C 2. B 3. A 4. B 5. A 6. D II. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu1 Pha sáng Pha tối Nơi thực hiện 1 Nguyên liệu 1 Sản phẩm 1 Câu 2 Gọi số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai là k (k nguyên dương) a Theo bài ra ta có: 2k =128 ↔ 27 =128 →k = 7 Vậy tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân 7 lần 1 b Số NST đơn trong các tinh trùng tạo thành: 1 2k . 4. n = 128 . 4 . 23 = 11776 (NST đơn) c - Giảm phân 1: 1 + Kì đầu I: 46 NST kép + Kì giữa I: 46 NST kép + Kì sau I: 23 NST kép + Kì cuối I: 23 NST kép - Giảm phân II 1 + Kì đầu II: 23 NST kép + Kì giữa II: 23 NST kép + Kì sau II: 46 NST đơn + Kì cuối II: 23 NST đơn ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn: Sinh Học 11 I. Trắc nghiệm (7 điểm): CHỌN MỘT ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT CHO MỖI CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY: Câu 1:Trao đổi chất bằng hệ thống khí là hình thức hô hấp của A. ếch nhái B. châu chấu C. chim D. giun đất Câu 2: Động vật dơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí Câu 3: Tại sao phổi của chim là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của ĐV trên cạn ? A. có một đặc điểm của củ bề mặt trtao đổi khí B. gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất nhỏ C. có hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí D. Có hệ thống ống khí nên hiệu quả cao Câu 4.Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là : A. động vật đơn bào , thủy tức, giun dẹp B.động vật đơn bào, cá C. côn trùng, bò sát D. côn trùng, chim
- A.tim, hệ động mạch, không có mao mạch, dịch tuần hoàn. A.tim, không có hệ tĩnh mạch,mao mạch, dịch tuần hoàn. Câu 20. Có những bộ phân giúp điều hòa huyết áp ở cơ thể người I. Tủy sống II. Mạch máu III. Tim IV. Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não V. Thụ thể áp lực ở mạch máu. A. I,II,III B.I,III, IV,V C.II,III,IV,V D.I,III,IV,V Câu 21. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của: A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. B.quang ứng động và điện ứng động. C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động. D. ứng động tổn thường. Câu 22. Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động : A. dưới tác động của ánh sáng. B.dưới tác động của nhiệt độ. C. dưới tác động của hoá chất. D.dưới tác động của điện năng Câu 23. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của: A. hướng sáng.B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực âm D. hướng nước Câu 24. Bò sát có hệ thần kinh dạng : A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới B. chưa có tổ chức thần kinh C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống. D. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch Câu 25. Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó? A. Co những chiếc vòi lạiB. Co toàn thân lại. C. Co phần thân lại. D. Chỉ co phần bị kim châm. Câu 26. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự: A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp Câu 27. Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc ừa ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào: A. săn bắn.B. giải trí. C. bảo vệ mùa màng. D. an ninh quốc phòng Câu 28.Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào: A. săn bắn. B. giải trí. C. bảo vệ mùa màng. D. an ninh quốc phòng II. Tự luận Câu 1 (1 điểm): Tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch? Câu 2 (0,5 điểm): Phân biệt đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Câu 3 (1 điểm): Tại sao hô hấp bằng phổi ở chim lại đạt hiệu quả cao nhất với động vật trên cạn? Câu 4(0,5 điểm): Tại sao quá trình truyền tin qua xinap chỉ theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/a C B C A A C A B B B A C C C
- D. qua mạch gỗ. Câu 4: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 5. Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 6. Các nguyên tố vi lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Câu 7. Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm: A. ATP và NADPH. B. CO2 và H2O. C. O2 và H2O. D. O2, ATP, NADPH và ánh sáng. Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 A. lúa, khoai, sắn, đậu xanh. B. rau dền, kê, các loại rau, xương rồng. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền. Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2? A. tiến trình gồm 2 giai đoạn. B. đều diễn ra vào ban ngày. C. sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. chất nhận CO2. Câu 10. Khi nói về quang hợp ở thực vật C4 có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu, rau dền, cỏ lồng vực, (2) Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần. (3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Photphoenolpiruvat. (4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 4C (Axit ôxalôaxêtic). (5) Có 2 loại lục lạp là lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện. (6) Xảy ra giai đoạn C4 kết hợp với chu trình Canvin. Phương án trả lời: A. 3. B. 4. C. 5.
- D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn Câu 19. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn? A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò B. ngựa, thỏ, chuột C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê D. trâu, bò, cừu, dê Câu 20. Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa? A. ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột. B. ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. C. ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa. D. ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn. Câu 21. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ: A. Sự vận động của cánh. B. sự nhu động của hệ tiêu hóa. C. sự di chuyển của chân. D. sự co dãn của phần bụng. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim? (1) giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra. (2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2. (3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi. (4) giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra. Các phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Hệ tuần hoàn hở có ở động vật: A. đa số động vật thân mềm và chân khớp. B. các loài cá sụn và cá xương. C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. động vật đơn bào. Câu 24. Ở người trưởng thành, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi: A. huyết áp cực đại 80mmHg. B. huyết áp cực đại 60mmHg. C. huyết áp cực đại 70mmHg. D. huyết áp cực đại 90mmHg. Câu 25. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 26. Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường A. trong tế bào. B. trong mô. C. trong cơ quan.