Bộ đề phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_de_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9.docx
Nội dung text: Bộ đề phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9
- Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả” mang hàm ý gì? Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả”: 3 => Ý nói rằng : mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường Em hãy chỉ rõ các biện pháp tu từ so sánh và liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad ” 4 - Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh” + “ trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất ” ĐỀ SỐ 67: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Sách kể chuyện hay sách ca hát (1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách, sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngà độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hing lấy những lời chửi mắng đản đôn, tối trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phục vụ họ. (3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cải thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái (5). Tôi trở nên điểm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống. (6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tối tách khỏi con thí để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy (M.Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998) a) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (thuyết minh, tự sự, nghị luận)? b) Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 02 tác dụng của việc đọc sách. c) Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 02 câu sau: (3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người tảo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. d) Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?
- Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 . Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 3 . Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. Câu 4 . Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? GỢI Ý: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong 2 chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. 3 Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể không nhưng " Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có 4 những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó. ĐỀ SỐ 69: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
- (Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, | biên dịch: Huế Phượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó. GỢI Ý: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích. 2 - Phép liên kết câu là phép lặp ở câu 1 và 2 : từ ngữ lặp "học hỏi". - Phép nối ở câu 3, 4 với từ "và". Tác dụng: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn với nhau Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó. Các em có thể lựa chọn các ý sau để phân tích: - Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. 3 - Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn. - Càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận - Học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời. ĐỀ SỐ 71: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt
- - Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại. - Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền. - Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này ĐỀ SỐ 72: Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. GỢI Ý: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 1 Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? 2 Trong bài thơ, những âm thanh được tác giả nhắc đến là: tiếng ve, tiếng võng kêu, tiếng mẹ hát ru. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn 3 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Biện pháp tu từ:
- Có thể đặt nhan đề mới như sau: Thương nhớ mùa giáp hạt, Kỉ niệm không quên Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Biện pháp tu từ: điệp ngữ. - Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp 3 ngữ. - Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi" còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết em không thể nào quên. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình? Tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm với gia đình: sự biết ơn với cha mẹ, tình 4 cảm anh em, nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi tưởng quá khứ gian khổ ngày bé ĐỀ SỐ 74: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu. Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó. Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học. Thậm chí có nhiều cách giải thông thoáng hơn toán. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm rất khác nhau, phong phú và đa dạng. (Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b) Đoạn văn thể hiện nội dung gì? c) Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn.
- Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Nhà cửa xe hơi không còn là thước đo của giới trẻ ngày nay. Ngày càng nhiều giới trẻ trên thế giới không muốn tiết kiệm tiền để sở hữu những tài sản có giá trị này. Em có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này? Vì sao? GỢI Ý: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Phần in đậm trong đoạn trích sử dụng phép liên kết hình thức nào là chủ 2 yếu? Liên kết hình thức: phép lặp Lợi ích của lối sống tối giản đối với mỗi người? Học sinh đưa ra một lí do về lợi ích của lối sống tối giản đối với mỗi người: 3 - Không lãng phí vật chất - Thanh thản về tinh thần Có ý kiến cho rằng: Nhà cửa xe hơi không còn là thước đo của giới trẻ ngày nay. Ngày càng nhiều giới trẻ trên thế giới không muốn tiết kiệm tiền để sở hữu những tài sản có giá trị này. Em có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này? Vì sao? Học sinh đưa ra ý kiến của mình và nêu một lí do bảo vệ ý kiến đó. Sau đây là những gợi ý: - Đồng tình: Sống phải biết dừng lại ở mức đủ, cân bằng giữa cuộc sống vật 4 chất và tinh thần , - Không đồng tình: Cuộc sống là phải vươn đến đỉnh cao, giá trị vật chất cũng là một thước đo sự thành công của con người, vì thế con người làm việc cố sức để đạt đến mục tiêu đó - Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Cuộc sống là phải hưởng thụ, bởi vật chất đem lại cho con người rất nhiều tiện ích, là động lực để kích thích sự phát triển cuộc sống. Thế nhưng không thể đốt hết sức lực, thời gian chỉ vì cung phụng cho nhu cầu vật chất. ĐỀ SỐ 76: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
- Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? Câu 3: Sử dụng cấu trúc “Nếu thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? Câu 4: Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì? GỢI Ý: Xác định câu chủ đề của đoạn văn? 1 Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.” Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? 2 - Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn. Sử dụng cấu trúc “Nếu thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? 3 Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau: - Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay; - Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; - Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. 4 Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
- Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Xét theo mục đích nói, câu văn: “Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng 2 suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng” thuộc kiểu câu gì? Xét theo mục đích nói, câu văn thuộc kiểu câu cầu khiến Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Thí sinh cần chỉ ra được 01 biện pháp tu từ theo yêu cầu và nêu được tác dụng của phép tu từ đó, có thể là một trong số các phép tu từ sau: - Điệp ngữ (Hãy)-> Tác dụng: Đề nghị, thúc giục các bậc cha mẹ quan tâm 3 đến con em mình nhiều hơn để các con quan tâm đến những người xung quanh hơn là mê say với các trang mạng trên thế giới ảo. - Liệt kê (nói chuyện, trao đổi, tâm sự ) ->liệt kê ra những mong muốn đối với giới trẻ với những người xung quanh, để chúng không đuổi theo những ảo ảnh trên các trang mạng ảo. “Đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì say mê thế giới ảo”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng quá mê say với thế giới ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. - Giải thích “mê say với thế giới ảo”, tóm lược những tác hại của việc quá chìm đắm vào thế giới ảo - Biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo: + Tuổi trẻ cần đam mê học tập, sáng tạo; biết đấu tranh với chính mình để không sa ngã, chìm đắm vào thế giới ảo. + Nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ. Các tổ chức 4 trong nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để học sinh nâng cao bản lĩnh trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ những cám dỗ. + Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn, bởi hiện nay chúng ta chưa có những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ - Mở rộng: Phê phán một bộ phân giới trẻ quá mê say với thế giới ảo dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình, xã hội. - Liên hệ, rút ra bài học: Cần biết tự điều chỉnh bản thân, quan tâm đến những người xung quanh mình và cần biết sử dụng các trang mạng xã hội hợp lí để có thể mang lại những lợi ích cho bản thân
- - Thí sinh viết đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ), trong đó biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận - Hiểu đúng yêu cầu của đề, xác định được vấn đề nghị luận. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ b. Yêu cầu về nội dung: * Giải thích khái niệm: - Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống lỗ lực để đạt được điều đó. - Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng . - Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta luôn hướng đến đề chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống. * Bàn luận giá trị sống có khát vọng - Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý tốt đẹp của con người. - Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những ngươif xung quanh. - Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người. Những người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đõ mọi người . - Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi, hại . Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được rủi ro không đáng có. - Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho con người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại. - Phê phán nững kẻ không có khát vọng trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: ĐỀ SỐ 80: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: - Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: - Tớ đang lột xác bạn à
- (Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) Câu 1. Nêu chủ đề bài hát ? Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? Câu 3. Lời bài hát đem đến bài học gì cho em? GỢI Ý: Nêu chủ đề bài hát ? 1 Chủ đề bài hát là: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? HS chỉ ra được 2 biện pháp tu từ chính là điệp ngữ và câu hỏi tu từ + Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là 2 + Câu hỏi tu từ : Và sao ? Sao ? + Liệt kê: sông, núi, biển, gió, mây, bài ca – Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhở con người về lẽ sống tốt đẹp. Lời bài hát đem đến bài học gì cho em? Lời bài hát đem đến: + Niềm cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 3 + Bài học về ước mơ, lý tưởng, khát vọng đẹp cần có ở mỗi người trong cuộc sống. + Dù là ai, ở đâu, làm gì, bản thân cần khắc phục hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, đóng góp phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho cuộc đời chung. ĐỀ SỐ 82: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hoa hồng tặng mẹ Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.
- + Chữ hiếu giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. - Mở rộng: Phê phán một bộ phận người sống bất hiếu, vỗ lễ, đối xử tàn nhẫn với ông bà, cha mẹ-> điều đó thể hiện lối sống vô ơn, nhân cách kém cỏi. - Liên hệ, rút ra bài học: Sống phải có lòng hiếu thảo; thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ ngay từ hôm nay.