Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 (Theo từng bài học)

docx 249 trang Trần Thy 11/02/2023 10600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 (Theo từng bài học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_8_theo_tung_bai_h.docx

Nội dung text: Câu hỏi bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 (Theo từng bài học)

  1. + Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới. b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25C và không tháng nào dưới 20C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14B trở vào. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. + Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mi-an-ma) di cư sang. + Trong rừng xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo, bò rừng ). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu, Câu 15. Trình bày sự phân hóa thien nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Gợi ý làm bài Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt: a) Vùng biển và vùng thềm lục địa - Vùng biển nước ta lớn gần gấp 3 lần diện tích đất lienf. - Độ nông – sâu, rông – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kệ bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển. - Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có. b) Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đổi phía tây và vùng biển phía đông. - Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. - Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. c) Vùng đồi núi: sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. - Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. - Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
  2. - Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). - Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15C, mùa đông xuống dưới 5C. - Có loài thực vật ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. - Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô. b) Nguyên nhân của sự phân hóa theo độ cao: do nước ta là đất nước nhiều đồi núi, địa hình có sự phân bậc, khí hậu và các yếu tố tự nhiên thay đổi theo độ cao địa hình. Câu 17. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng (mm) của ba trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa Hoàng Liên Sơn Mộc Châu Thanh Hóa 2170 m 958 m 5 m Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa Tháng (C) (mm) (C) (mm) (C) (mm) 1 7,1 64 11,8 15 17,4 25 2 8,9 72 13,3 21 17,8 32 3 12,4 82 16,8 34 19,2 44 4 14,4 220 20,2 99 23,5 59 5 15,7 417 22,5 166 27,1 172 6 16,4 565 23,0 221 28,9 174 7 16,4 680 23,1 166 28,9 216 8 16,4 632 22,4 331 28,3 270 9 15,3 418 21,2 257 26,9 396 10 13,1 236 18,9 106 24,5 250 11 9,7 101 15,7 32 21,8 79 12 7,5 66 12,8 12 18,5 29 Năm 12,8 3553 18,5 1560 23,6 1746 (Nguồn; SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2014) a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện lượng mưa và nhiệt độ của trạm Thanh Hóa. b) Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét về chế độ nhiệt độ và chế dộ mưa của ba trạm trên. Gợi ý làm bài a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện lượng mưa và nhiệt độ của trạm Thanh Hóa
  3. BÀI 41. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ Câu 1. Giải thích vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước ? Gợi ý làm bài - Vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến. - Núi thấp, hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và đông Bắc. - Nhiều đợt gió mùa đông bắc tran về (trên 20 đợt), ít bị biến tính. Câu 2. Trình bày đặt điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bộ. Gợi ý làm bài - Bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. - Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. + Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ là nét nổi bật của thiên nhiên ở đây. Mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về. Mùa đông đến sớm và kết thức muộn. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống sưới 0C ở miền núi và dưới 5C ở đồng bằng. + Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt tiết mưa ngâu và giữa hạ (tháng 8) mang lại lượng mưa lớn cho khu vực đồng bằng sông Hồng. - Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo. + Địa hình rất đa dạng, đặc biệt địa hình cacxtơ đá vôi có ở nhiều nơi. + Miền núi có các đồng nhỏ (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, _ + Cao nhất miền là khu vực nên cổ thượng nguồn sông Chảy với nhiều ngọn núi cao trên 2000m (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti) và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang. + Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền. Sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. + Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa luc và cạn rất rõ rệt. - Tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng và đang được khai thác mạnh mẽ. + Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đó, apatit, quặng sắt, quặng thiết và vonfram, thủy ngân; đá vôi, đất sét, có ở nhiều nơi. + Các nguồn năng lượng như: thủy điện, khí đốt và than bùn đã và đang được khai thác. + Miền Bắc và Đông Bắc Biij nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, núi Mẫn Sơn, hồ Ba Bể, các Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Bà Vì, - Khó khăn, trở ngại: bão lụt, hạn hán, giá rét, Câu 3. Em hãy cho biết: để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào ? Gợi ý làm bài - Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng: + Đắp đê dọc hai bên bờ các sông. + Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước. + Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, ). + Trồng rừng ở đầu nguồn nước. + Nạo vét lòng sông. - Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều. Câu 4. Giải thích tại sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ? Gợi ý làm bài - Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống. - Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam. - Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ. Câu 5. Địa hình vùng núi Đông Bắc Bộ ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào? Gợi ý làm bài
  4. Tương tự như thế, vẽ trạm khí tượng Hà Nội. b) Nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm - Trạm Hà Giang: nhiệt độ trung bình năm là 22,5C; tổng lượng mưa năm của trạm là 2362 mm. - Trạm Lạng Sơn: nhiệt độ trung bình năm là 21,3C; tổng lượng mưa năm của trạm là 1400 mm. - Trạm Hà Nội: nhiệt độ trung bình năm là 23,5C; tổng lượng mưa năm của trạm là 1676 mm. BÀI 42. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Gợi ý làm bài - Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. - Đại hình cao nhất Việt Nam. + Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh. + Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ. + Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao. + Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng. - Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình. + Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18℃ (tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃. + Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt – Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn. + Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11. - Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác. + Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện. + Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La. + Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.
  5. - Miền nền cổ núi thấp, - Miền địa máng, núi cao - Miền nền cổ, núi và cao hướng vòng cung là chính hướng Tây Bắc - Đông Nam nguyên hình khối, nhiều - Địa hình phần lớn là đồi là chính hướng. núi thấp với nhiều cánh - Địa hình cao nhất nước ta: - Trường Sơn Nam là khu cung núimở rộng về phía đây là vùng núi non trùng vực núi, cao nguyên rộng Địa chất, Bắc và quy tụ ở Tam Đảo đẹp, nhiều núi cao, thung lớn được hình thành trên nền địa hình - Đồng bằng sông Hồng lũng sâu (Hoàng Liên Sơn với cổ Kontum - Đảo và quần đảo trong đỉnh Phanxipăng 3143m Pu- - Nhiều đỉnh cao trên vịnh Bắc Bộ. đen-Đinh ), nhiều dãy núi 2000m: Ngọc Linh 2598m, đâm ra sát biển như Hoành Vọng Phu 2051m Sơn, Bạch Mã ) - Các cao nguyên xếp tàng - Đ.bằng ven biển nhỏ hẹp bị có phủ badan chia cắt thành nhiều ô nhỏ. - Phía Nam là đồng bằng Lớn nhất là đ.bằng Thanh- Nam bộ rộng lớn Nghệ - Tc nhiệt đới bị giảm sút - Khí hậu đặc biệt do tác - Miền nhiệt đới gió mùa mạnh, mùa đông lạnh và đông của địa hình: mùa đông nóng quanh năm, có mùa kéo dài nhất nước. đến muộn và kết thúc sớm khô sâu sắc - Mùa đông đến sớm và kết - Mùa hạ gió tây nam vượt - Nhiệt độ trung bình năm thúc muộn. To có thể xuống qua các dãy núi cao ở biên từ 25-270C 00C ở miền núi và dưới 50C giới Việt -Lào bị biến tính trở - Mùa khô kéo dài 6 tháng ở đồng bằng . nên nóng và khô ảnh hưởng dễ gây hạn hán và cháy rừng Khí hậu - Mùa hạ nóng ẩm và mưa mạnh đến chế độ mưa của - Gió tín phong đông bắc và -thuỷ nhiều. Có mưa ngâu vào miền . gió tây nam nóng ẩm thổi văn giữa hạ. - Sông ngòi ngắn, dốc, lũ lên thường xuyên - Nhiều sông ngòi, hệ nhanh và đột ngột. Theo sát thống sông Hồng và sông mùa mưa, mùa lũ chậm dần Thái bình, hướng chảy TB- từ Bắc vào Nam. ĐN và vòng cung. Có 2 mùa nước rõ rệt Đất feralit ở vùng đồi núi, Đất feralit và đất badan ở - Đất badan ở Tây nguyên, Đất- vùng đồng bằng có đất phù vùng đồi núi, vùng đồng bằng đồng bằng có đất phù sa, đặc sinh vật sa có đất phù sa biệt là đồng bằng Nam Bộ - Chống rét đậm, rét hại, - Bảo vệ rừng đầu nguồn tại - Bảo vệ rừng, hạn chế ô Bảo hạn, bão các sườn núi cao và dốc. nhiễm nước của các dòng vệ môi - Xói mòn đất, trồng cây - Chủ động phòng chống sông trường gây rừng thiên tai. - Chống bão, lũ, hạn vào mùa khô - Chống mặn, phèn, cháy rừng 2. Phân tích sự khác nhau về đặc điểm khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - mùa đông đến sớm và kết thúc muộn - mùa đông đến muộn và kết thúc sớm - mùa đông lạnh giá có mưa phùn. Nhiệt độ thấp - mùa đông ở miền núi chỉ có 3 tháng lạnh nhiệt nhất dưới 00C ở miền núi, dưới 50C ở đồng bằng. độ trung bình dưới 18 0C, Nhiệt độ thường cao - Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 00C- 00C * Giải thích - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: + Do ảnh hưởng của 4 cánh cung( sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng phía bắc và quy tụ tại Tam Đảo tạo lòng máng hút gió mùa Đông Bắc từ áp cao Xi-bia thổi đến, làm cho mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn + Cuối mùa đông 1 bộ phận gió mùa đông chuyển hướng đi qua biển rồi mới vào nước ta theo hướng đông bắc mang theo 1 lượng hơi nước gây nên mưa phùn
  6. - Khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam rộng lớn, hung vĩ với các cao nguyên xếp tầng phủ badan. - Khu vực đồng bằng chân núi – ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, nhiều đầm phá, vũng, vịnh. - Khu vực đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn một nửa diện tích đất phù sa của cả nước. Câu 7. Chứng minh rằng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác. Gợi ý làm bài - Khí hậu, đất đai có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi thủy sản quy mô lớn. - Tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều khiểu loại sinh thái. + Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển. + Diện tích rừng ở đây chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước. +Trong rừng còn nhiều loài sinh vật quý hiếm. - Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị to lớn. + Bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín đáo để lập hải cảng. + Thềm lục địa phía nam có trữ lượng dầu khí lớn, khai thác mỗi năm hang chục triệu tấn dầu thô. + Trên vùng biển có nhiều đảo yến giàu có, những đảo đá san hô như các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, BÀI 43. Câu 1. Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Gợi ý làm bài - Vị trí: từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau, Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc. - Có khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hung vĩ, đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. - Có tài nguyên thiên nhiên phong phú: + Đất đai, khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển. + Tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, chiếm 60% diện tích cả nước. + Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị lớn (biển có nhiều tiềm năng thủy hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp. có giá trị về giao thông vận tải). Câu 2. Nêu đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Gợi ý làm bài - Từ dãy núi Bạch Mã (16° vĩ Bắc) trở vào Nam: + Nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao, vượt 25℃ ở đồng bằng và trên 21℃ ở vùng núi. + Biên độ nhiệt năm thấp, dao động trong khoảng từ 3℃ đến 7℃. - Chế độ mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất: + Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (các tháng 10, 11). + Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.
  7. Câu 8. Em hãy lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu sau: Miền Bắc Miền Tây Bắc Miền Nam Trung Bộ Yếu tố và Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và Nam Bộ Địa chất – Địa hình Khí hậu – Thủy văn Đất – Sinh vật Bảo vệ môi trường Gợi ý làm bài Miền Bắc Miền Tây Bắc Miền Nam Trung Bộ Yếu tố và Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và Nam Bộ - Miền nền cổ, núi thấp, - Miền địa máng, núi cao, - Miền nền cổ, núi và cao Địa chất – hướng vòng cung là chủ hướng tây Bắc – đông nam là nguyên hình khối, nhiều hướng Địa hình yếu. chủ yếu. khác nhau. - Nóng quanh năm, lạnh do núi - Lạnh nhất cả nước, có - Mùa đông lạnh do núi cao và cao. mùa đông kéo dài. gió mùa Đông Bắc. Khí hậu – - Sông Mê Công, sông Đồng - Sông Hồng, sông Thái - Sông Đà, sông Mã, sông Thủy văn Nai, sông Vàm Cỏ, mù lũ từ Bình, sông Kì Cùng, mùa Cả, mùa lũ (Bắc Trung Bộ) tháng 7 đến tháng 11, kênh rạch lũ từ tháng 6 đến tháng 10. từ tháng 9 đến tháng 12. nhiều. - Đất feralit đỏ vàng, đất đá - Có nhiều vành đai thổ vôi. nhưỡng, sinh vaattj từ nhiệt - Nhiều đất đỏ và đất phù sa. Đất – Sinh - Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới tới ôn đới núi cao. Sinh vật nhiệt đới phương Nam. vật đới với nhiều loại ưa lạnh á - Nhiều loại ưa khô và lạnh núi - Rừng ngập mặn phát triển nhệt đới cao. Bảo vệ - Chống rét, hạn, bõa, xói - Chống bão, lũ, hạn hán, xói - Chống bão, lũ, hạn hán, cháy môi mòn đất, trồng cây, gây mòn đất, gió tây khô nóng, rừng, chống mặn, phèn. trường rừng. cháy rừng. - Sống chung với lũ. Câu 9. Gợi ý làm bài Câu 10. Gợi ý làm bài BÀI TẬP BIỂU ĐỒ. Câu 1.
  8. Câu 4. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2017 Năm 2005 2007 2012 2017 Diện tích (nghìn ha) 497,4 509,3 623,0 677,6 Sản lượng (nghìn tấn) 752,1 915,8 1260,4 1577,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta giai đoạn 2005 – 2017 Câu 5. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở NƯỚC TA (Đơn vị: triệu tấn) Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 2005 460,0 8,8 298,1 111,1 42,0 2015 1146,7 6,7 877,6 201,5 60,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2015. 2. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2015. Giải thích tại sao loại hình vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta. Câu 6. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Chia ra Kinh tế nhà nước Kinh tế Khu vực có vốn đầu tư ngoài nhà nước nước ngoài
  9. Năm Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 2000 4733 5397,5 1442,5 2015 6668,2 4462,6 2106,1 1.Từ bảng số liệu trên, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta năm 2000 và 2015. 2. Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích các loại rừng của nước ta qua 2 năm trên. Kể tên 5 khu rừng đặc dụng của nước ta. Câu 10. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản nước ta giai đoạn 2000– 2012 (Đơn vị: nghìn tỷ đồng) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 163,3 256,4 712,1 997,6 Nông nghiệp 129,1 183,2 540,2 746,5 Lâm nghiệp 7,7 9,5 18,7 26,8 Thủy sản 26,5 63,7 153,2 224,3 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012. 2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000-2012. Câu 11. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta Giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2000 129087,9 101043,7 24907,6 3136,6 2005 183213,6 134754,5 45096,8 3362,3 2010 540162,8 396733,7 135137,1 8292,0 2012 746479,9 533189,1 200849,8 12441,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2012. 2. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nói trên. Câu 12.
  10. 3. Nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên? Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng). Ngành công nghiệp 2005 2007 2010 2012 Công nghiệp khai thác 110,9 141,5 250,5 384,8 Công nghiêp chế biến 818,5 1251,0 2563,0 3922,5 Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt 59,1 78,3 150,0 199,4 và nước 1. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. 3. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. Câu 16 Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng của sô dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm (đơn vị %) Năm 1990 2000 2005 2010 2015 Tổng sô dân 100 117,6 124,8 131,7 138,9 Sản lượng lương thực 100 173,7 199,3 224,5 254,0 Bình quân lương thực theo đầu người 100 147,8 159,7 170,5 182,9 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của nước ta giai đoạn 1900-2015. 2. Từ biểu đô đã vẽ rút ra nhận xét.