Đề cương cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Trần Thy 09/02/2023 13540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_cuoi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KỲ II MÔN: GDCD 12 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Câu 1.1: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm antoàn và A. chủ động đối thoại trực tuyến.B. bí mật thư tín, điện tín. C. bảo mật thông tin quốc gia.D. quản lí hoạt động truyền thông. Câu 1.2: Quyền tự do ngôn luận là quyền A. tự do cơ bản của mỗi công dân. B. dân chủ cơ bản của công dân. C. đảm bảo sự bình đẳng của công dân. D. đảm bảo sự công bằng xã hội. Câu 1.3: Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị A. cảnh cáo hoặc khiển trách. B. khiển trách hoặc xử phạt dân sự. C. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự. D. xử phạt hành chính hoặc hình sự. Câu 2.1: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật. B. cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó. C. nghi ngờ chỗ ở đó có chứa phương tiện gây án. D. nghi ngờ có chứa tài liệu liên quan đến vụ án. Câu 2.2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó A. xem xét. B. kiểm tra. C. đồng ý. D. phát xét. Câu 2.3: Việc khám xét chỗ ở của người khác chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có A. đồng ý. B. đồng thuận. C. thẩm quyền. D. chức vụ. Câu 3.1: Trong trường hợp được pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của người khác thì việc khám xét đó A. được tiến hành tùy tiện. B. được thực hiện tùy ý. C. phải tuân theo trình tự, thủ tục. D. phải tiến hành theo chỉ định nhất định. Câu 3.2: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là thư tín, diện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo A. kiểm soát, kiểm tra. B. an toàn và bí mật. C. tự do cá nhân. D. tự do xã hội. Câu 3.3: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi A. đính chính thông tin cá nhân.B. thống kê bưu phẩm đã giao. C. cần chứng cứ để điều tra vụ án.D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. Câu 4.1: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Tự ý bóc mở thư của người khác. B. Tự ý tiêu hủy thư của người khác. C. Cố ý giao nhầm thư cho người khác. D. Nhờ người chuyển thư giúp. Câu 4.2: Nhận định nào dưới đây là đúng? Hành vi tự ý bóc, mở thư của người khác A. chỉ là vi phạm dân sự. B. chỉ bị phạt hành chính. C. có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. D. chỉ bị kỉ luật. Câu 4.3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Nhờ người khác viết hộ thư. B. Cho bạn bè đọc tin nhắn mình. C. Đọc trôm tin nhắn của người khác. D. Cung cấp số điện thoại của người thân. Câu 5.1: Khi phát hiện chỗ ở của người nào đó có chứa tội phạm đang bị truy nã thì ai có quyền khám xét chỗ ở đó? A. Bất kì ai cũng có quyền khám xét. B. Không ai có quyền khám xét. C. Những người có thẩm quyền theo pháp luật. D. Người phát hiện được quyền khám xét. Câu 5.2: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có A. bạo lực gia đình.B. phương tiện gây án. C. tội phạm đang lẩn trốn.D. người đang bị truy nã. Câu 5.3: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
  2. C. mất năng lực hành vi dân sự.D. bị tước quyền công dân. Câu 11.2: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cả nước.B. lãnh thổ.C. cơ sở. D. quốc gia. Câu 11.3: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế A. dân kiểm tra.B. dân bàn.C. dân quản lí. D. dân biết. Câu 12.1: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền A. bầu cử và ứng cử.B. tự do ngôn luận, C. độc lập phán quyết.D. khiếu nại và tố cáo. Câu 12.2: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của A. tố cáo.B. đền bù thiệt hại.C. khiếu nại.D. chấp hành án. Câu 12.3: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của A. tố cáo.B. đền bù thiệt hại.C. khiếu nại.D. chấp hành án. Câu 13.1: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bầu cử và ứng cử. C. Quyền ham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền khiếu nại, tố cáo. Câu 13.2 : Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang A. tổ chức truy bắt tội phạm.B. tham gia hoạt động tôn giáo. C. kích động biểu tình trái phép.D. bí mật theo dõi nghi can. Câu 13.3: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 14.1: Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền học tập . D. Quyền tự do cá nhân. Câu 14. 2: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. tự ý bỏ phiếu thay người khác. B. độc lập lựa chọn ứng cừ viên. C. ủy quyên thực hiện nghĩa vụ bầu cử. D. bỏ phiếu sai qui định. Câu 14. 3: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào sau đây? A. Tiếp xúc cử tri.B. Thuyết phục đại biểu. C. Được giới thiệu ứng cử.D. Tuyên trụyền bầu cử. Câu 15.1: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi, vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền A.tố cáo.B. bãi nại.C. truy tố. D. khiếu nại. Câu 15. 2: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây? A.Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.B.Giám sát hoạt động bầu cử. C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.D.Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên. Câu 15.3: Theo quy định của pháp luật, công dân cần sử dụng quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang A. khống chế tội phạm.B. giải cứu con tin. C. buôn bán hàng cấm.D. thanh lí tài sản. Câu 16.1:Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng.B. Phổ thông.C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 16.2:Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử? A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người đang đi công tác xa.D. Người đang điều trị tại bệnh viện. Câu 16.3: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
  3. Câu 21.3: Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế; được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện: A. Quyền học tập của công dân.B. quyền sáng tạo của công dân. C. Quyền được phát triển của công dân.D. quyền tự do của công dân. Câu 22.1: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được A. hưởng chế độ phụ cấp khu vực.B. chăm sóc sức khỏe ban đầu. C. phê duyệt hồ sơ tín dụng.D. phân bổ ngân sách quốc gia. Câu 22.2:Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được A. học không hạn chế.B. cộng điểm khu vực. C. hưởng mọi ưu đãi.D. miễn, giảm học phí. Câu 22.3:Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào A. không phụ thuộc vào bất cứ yêu cầu gì. B. không phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của mình. C. phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình. D. phù hợp với điều kiện bồi dưỡng nhân tài của Nhà nước. Câu 23.1: Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là A. công dân được sống tự do theo mong muốn của cá nhân. B. công dân được bồi dưỡng để phát triển tài năng. C. công dân được sáng tạo những gì mình muốn. D. công dân được phát triển các ý tưởng của mình. Câu 23.2: Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với A. điều kiện kinh tế của đất nước. B. nhu cầu của công dân. C. điều kiện của mỗi cá nhân. D. yêu cầu phát triển thể chất. Câu 23.3: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện: A. Quyền học tập của công dân.B. Quyền sáng tạo của công dân. C. Quyền được phát triển của công dân.D. Quyền tự do của công dân. Câu 24.1: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây? A.Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm.B. Lựa chọn hình thức học phù hợp. C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Câu 24.2: Quy chế tuyển sinh đại học quy định: Những thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đã tốt nghiệp Trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được phát triển. B. Quyền học tập. C. Quyền được ưu tiên. D. Quyền học ngành nghề mình thích. Câu 24.3: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây? A.Quyền học không hạn chế.B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học tập thường xuyên.D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 25.1: Công dân được lựa chọn học những ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập ? A.Tư vấn nghề nghiệp miễn phí.B. Học bất cứ ngành nghề nào. C. Được hưởng đời sống tinh thần.D. Sáng tạo không giới hạn. Câu 25.2: Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.B. Tìm hiểu giá cả thị trường. C. Sưu tầm tư liệu tham khảo.D. Sử dụng dịch vụ công cộng. Câu 25.3: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân? A.Quyền tự do ngôn luận.B. Quyền phát triển. C.Quyền học tập.D.Quyền sáng tạo. Câu 26.1: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
  4. Câu 31.1: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Được tự do lựa chọn thông tin. D. Được bảo đảm an toàn về tài sản. Câu 32.2: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín. C. Bảo mật quan hệ của cá nhân.D. Bất khả xâm phạm về danh tính. Câu 32.3: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình nên chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần. B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. Câu 33.1: Anh B viết bài đăng báo kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 33.2: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự chủ phán quyết.B. Quản trị truyền thông C. Tự do ngôn luận.D. Quản lí nhân sự. Câu 33.3: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Tích cực đàm phán.B. Quản lí nhà nước. C. Tự do ngôn luận.D. Xử lí thông tin. Câu 34.1: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây? A. Được cung cấp thông tin nội bộ.B. Đóng góp ý kiến nơi công cộng C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 34.2: Ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Độc lập phán quyết.B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Tự do ngôn luận.D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia. Câu 34.3: Nhân dân xã A biểu quyết công khai việc xây dựng nhà văn hóa với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền công khai minh bạch. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 35.1: Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sản xuất xăng trái phép, giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyên nào sau đây? A. Truy tố.B. Thẩm định.C. Tố cáo. D. Khiếu nại. Câu 35.2: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân? A. Khiếu nại.B. Đàm phán.C. Tố cáo. D. Kiến nghị.
  5. C. Chị M, ông N và ông P.D. Chị M, ông N và anh K. Câu 39.1: Nghi ngờ nhà bà X có chứa tội phạm đang bị truy nã, ông A đã báo cho ông C là công an xã. Ông C lập tức tới và xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ, bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông G đã giấu đứa bé vào nhà kho. Sau hơn một ngày tìm kiếm không được, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Ông A và bà X.B. Ông C, ông G và bà X. C. Ông A, ông G và bà X.D. Ông A và ông G. Câu 39.2: Ông C là giám đốc, chị N là kế toán và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Lo sợ anh S biết việc mình sử dụng xe ô tô của cơ quan cho thuê để trục lợi, ông C chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống anh S làm thất thoát tài sản của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên anh S nhờ anh M viết bài công khai bí mật đời tư của chị N trên mạng xã hội. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của anh S. Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? A. Ông C và chị N.B. Chị N, anh M và anh S. C. Anh S và anh M.D. Ông C, chị N và anh M. Câu 40.1: Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên D. Sau đó học viên D tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh L và học viên D. B. Chị Q và học viên D. C. Anh L, chị Q, và cô N.D. Chị Q và cô N Câu 40.2: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh K và chị S.B. Anh K và ông N. C. Anh K, ông N và chị S.D. Anh K, chị S, ông N và anh T.