Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí Lớp 9

docx 8 trang Trần Thy 10/02/2023 11720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_dia_li_lop_9.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐIA LÍ 9 GIỮA HỌC KÌ II I. LÝ THUYẾT: 1.VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (ĐNB) Câu 1: Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng ĐNB? ý nghĩa của vị trí đó? - Vùng ĐNB gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu -Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, biển Đông, Đồng bằng sông Cửu Long và Cam-pu-chia. - Ý nghĩa của vị trí: + ĐNB là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long; đây cũng là vùng có nhiều nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến. + Vị trí địa lí của vùng có nhiều thuận lợi cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế thông qua các cảng biển và hệ thống đường bộ. Câu 2.1: Nêu điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của Đông Nam Bộ: Có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: a. Vùng đất liền: - Địa hình: thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng - Đất đai: chủ yếu là đất ba dan, đất xám - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt, thích hợp để trồng các cây công nghiệp như: cao su, cà phê, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá và các loại hoa quả - Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé có ý nghĩa lớn về nước tưới cho nông nghiệp và thủy điện b. Vùng biển: - Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nguồn hải sản phong phú, thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản - Gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi để phát triển giao thông, dịch vụ và du lịch biển - Thềm lục địa rộng, nông, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi để phát triển ngành khai thác dầu khí Câu 2.2:Nêu điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của Đông Nam Bộ( bảng 31.1 SGK 113) Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế Vùng đất Địa hình thoải, đất badan, đất Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây liền xám. Khí hậu cận xích đạo trồng thích hợ: cao su, cà phê, hồ nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, hoa quả Vùng biển Biển ấm, ngư trường rộng lớn, Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. nguồn hải sản phong phú, gần Đánh bắt hải sản. Giao thông, đường hàng hải quốc tế.Thềm dịch vụ, du lịch biển. lục địa rộng, nông, giàu tiềm năng dầu khí
  2. + Cây công nghiệp hàng năm( lạc, đậu tương, mía, thuốc lá ) và cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít, vú sữa )cũng là thế mạnh của vùng - Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng công nghiệp - Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường phát triển mạnh - Phát triển thủy lợi( hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An có vai trò to lớn trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng) Câu 8: Chứng minh ĐNB là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của cả nước? - Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng. Trồng nhiều ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. - Cà phê: so với cả nước, chiếm 8,1% diện tích và 11,7 % sản lượng. Trồng chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu. - Hồ tiêu: so với cả nước, chiếm 56,1% diện tích và 62% sản lượng. Trồng chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu. - Điều: so với cả nước, chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng. Trồng chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu. - Cây CN hàng năm( lạc, đậu tương, mía, thuốc lá ) và cây ăn quả( sầu riêng, xoài, mít )cũng là thế mạnh của vùng. Câu 9: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở ĐNB? * Tên các loại cây công nghiệp chủ yếu của ĐNB: - Cây công nghiệp lâu năm:Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều - Cây công nghiệp hàng năm: Lạc, đậu tương, mía, thuốc lá * Các điều kiện phát triển cây công nghiệp: - Đất đai:( đát xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp với quy mô lớn. - Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. - Người dân có tập quán, kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp. - Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng. Câu 10: Vì sao cây cao su lại được trồng nhiều ở ĐNB? - Đất đai:( đát xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp với quy mô lớn. - Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm. Ít bão và gió mạnh là điều kiện thuận lợi cho cây cao su phát triển.Cây cao su được trồng ở ĐNB từ thế kỉ trước, người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật. - Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Mĩ, EU Câu 11 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a, Xác định trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ và nêu cơ cấu ngành của trung tâm đó. Trung tâm CN quy mô lớn nhất: TP Hồ Chí Minh ( trên 120 nghìn tỉ đồng)
  3. - Kể tên 14 tỉnh, thành phố( Trong Atlat) - Nằm ở cực Nam đất nước. Tiếp giáp : Phía đông giáp ĐNB, phía Bắc giáp Cam- pu-chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp Biển Đông. * Ý nghĩa của vị trí: - Giáp ĐNB- vùng kinh tế phát triển năng động, ĐBSCL nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. - Thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng xung quanh và với quốc tế. Câu 13: Nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSCL?(+Biện pháp) * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, diện tích gần 4 triệu ha - Địa hình thấp và bằng phẳng - Đất: có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu, thích hợp để sản xuất lương thực, thực phẩm. Đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào - Nguồn nước dồi dào: sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ của sông, ven biển rộng lớn - Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn - Biển và hải đảo: + Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. + Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản. * Khó khăn: Lũ lụt ngập trên diện rộng; diện tích đất phèn, đất mặn lớn; thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô. * Biện pháp: - Đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ - Cải tạo đất phèn, đất mặn - Cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô - Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác những lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại Câu 14: Thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL để sản xuất lương thực, thực phẩm? - Đất diện tích rộng( gần 4 triệu ha).Đất phù sa ngọt( 1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả; vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thủy sản; vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và phát triển rừng ngập mặn. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào - Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt; vùng nước mặn, nước lợ của sông, ven biển rộng lớn mang lại nhiều nguồn lợi về tưới nước, nuôi trồng thủy sản - Nguồn hải sản phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
  4. - Người dân linh hoạt với sản xuất hàng hóa. - Thị trường tiêu thụ lớn, ngày càng mở rộng. - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh. Câu 19:Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất ở ĐBSCL? Vì sao? - Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất ở ĐBSCL là ngành chế biến lương thực, thực phẩm: chiếm 65% trong cơ cấu công nghiệp của vùng. - Vì: Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất lúa và thực phẩm lớn nhất cả nước nên nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào; các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được chế biến thì sẽ bảo quản được lâu hơn, đồng thời tăng giá trị cho sản phẩm và khả năng xuất khẩu. Câu 20: Trình bày ý nghĩa của việc sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? - Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển. - Hỗ trợ nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển. - Gia tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường , đặc biệt thị trường thế giới. Câu 21:Tại sao phải đẩy mạnh phát triển thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? Do việc phát triển thuỷ sản ở vùng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội - Kinh tế + Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hoá + Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phá thế độc canh cây lúa + Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến + Nguồn hàng xuất khẩu quan trọng + Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên của vùng - Xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Câu 22: Kể tên các trung tâm kinh tế của ĐB song Cửu Long: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. 23. Nêu sự phân bố cây cao su ở vùng ĐNB? Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu 24. Nêu sự phân bố cây lúa ở vùng ĐBSCL? Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang II. THỰC HÀNH Câu 1. Cho bảng số liệu Dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002 (nghìn người) Năm 1995 2000 2002 Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002. b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.