Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Trần Thy 11/02/2023 9901
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI (2021-2022) Môn: Địa Lí 9 I. TRẮC NGHIỆM: BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta: A. Dồi dào, tăng nhanh B. Tăng chậm C. Hầu như không tăng D. Dồi dào, tăng chậm Câu 2: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm: A. 0,5 triệu lao động B. 0,7 triệu lao động C. Hơn 1 triệu lao động D. gần hai triệu lao động Câu 3: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về: A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật Câu 4: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào? A. Phân bố lại dân cư và lao động. B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. Đa dạng các loại hình đào tạo. D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị. BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Câu 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt chủ yếu: A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới. Câu 6: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là: A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ. D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ. Câu 7: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng? A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ. C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế? A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
  2. Câu 18: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả. C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng. D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên. Câu 19: Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do: A. diện tích đất canh tác giảm. B. năng suất giảm. C. dân số đông. D. sâu bệnh phá hoại. Câu 20: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, đồng bằng sông Hồng là vùng có: A. sản lượng lúa lớn nhất. B. xuất khẩu nhiều nhất. C. năng suất lúa cao nhất. D. bình quân lương thực cao nhất. Câu 21: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng là: A. Hà Nội và Hải Dương. B. Hà Nội và Nam Định. C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Hải Phòng và Nam Định. Câu 22: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của đồng bằng sông Hồng: A. Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động. B. Côn Sơn, Cúc Phương. C. Đồ Sơn, Cát Bà. D. Núi Lang Biang, Mũi Né. Câu 23: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng đồng bằng sông Hồng là do: A. tài nguyên đất phù sa màu mỡ. B. hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào. C. sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên D. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh. BÀI 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Câu 24: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố? A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 25: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Hoàng Sa, Trường Sa. B. Trường Sa, Côn Sơn. C. Hoàng Sa, Phú Quốc. D. Côn Sơn, Bạch Long Vĩ. Câu 26: Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Hoàng Sa. B. Trường Sa. C. Phú Qúy. D. Phú Quốc. Câu 27: Đặc điểm lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. rộng lớn, có dạng hình thang. B. có dạng tam giác. C. kéo dài, hẹp ngang. D. trải dài từ đông sang tây. Câu 28: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. dầu khí, sắt, thiếc. B. thiếc, titan, dầu khí. C.cát thủy tinh, titan, vàng. D. than, vàng, cát thủy tinh. Câu 29: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc: A. phát triển tổng hợp kinh tế biển. B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước. C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
  3. -Biến động của thị trường thế giới, thách thức khi gia nhập AFTA, ASEAN, WTO 3) Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSH? -Đặc điểm: + Châu thổ do sông Hồng bồi đắp (đất phù sa màu mỡ). + Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây ưa lạnh. + Nguồn nước dồi dào. + Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. -Thuận lợi: + Đất phù sa màu mỡ. + Điều kiện khí hậu thuận lợi và thủy văn thuận lợi thâm canh lúa nước. + Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên) + Thuận lợi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Du lịch. -Khó khăn: + Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết diễn biến thất thường). + Ít tài nguyên khoáng sản. 4) Nông nghiệp: *Trồng trọt: -Nghề trồng lúa có trình độ thâm canh cao. -Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực. -Năng suất lúa dẫn đầu cả nước (56,4 tạ/ha năm 2002). -Vụ đông với nhiều cây trồng ưa lạnh đang trở thành vụ sản xuất chính đem lại hiệu quả kinh tế cao. *Chăn nuôi: -Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002). -Chăn nuôi bò (bò sữa) đang phát triển. -Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển. 5) Trong phát triển kinh tế xã hội vùng Duyên Hải Nam trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì ? Biện pháp. * Thuận lợi: - Địa hình: các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây,thích hợp chăn nuôi gia súc lớn ( chăn nuôi bò) - Dải đồng bằng hẹp phía đông thích hợp trồng lúa ngô, khoai sắn - Nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu: cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang. - Vùng biển rộng có nhiều bãi tôm, bãi cá, có 2 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước: Ninh Thuận- Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa. - Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp có giá trị phát triển du lịch: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né.