Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Địa lí - Lớp 9 0O0 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC: * Khái quát đặc điểm về quy mô lãnh thổ, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội, tình hình kinh tế của từng vùng: Vị trí địa lí Điều kiện tự nhiên và Đặc điểm dân cư, Tình hình phát tài nguyên thiên nhiên xã hội? triển kinh tế Vùng +Tiếp giáp: +Địa hình : núi cao hiểm +Thành phần dân +Nông nghiệp:cây -B:Trung Quốc; trở tộc:30 công nghiệp dài -T:Lào +Các nguồn tài nguyên : +Các chỉ tiêu phát ngày, chăn nuôi gia -N:Bắc Tr Bộ -Đất:feralit trên đá vôi triển dân cư so với súc Trung du -ĐN:ĐB Shồng -Nước:dồi dào các vùng khác:thấp +Công nghiệp: thuỷ và miền -Đ:Biển Đông -Khí hậu:Nhiệt đới gió hơn mức trung bình điện và khai thác núi Bắc +Ý nghĩa lớn về mùa ,có mùa đông lạnh cả nước khống sản bộ an ninh quốc kéo dài +Dịch vụ:trao đổi phòng và kinh tế -Sv:Rừng bị chặt phá buôn bán với Trung -Khống sản:đa dạng quốc và ĐBSH,du lịch +Tiếp giáp: +Địa hình:thấp,bằng +Thành phần dân tộc: +Nông nghiệp:cây -B vàT:TD- +Các nguồn tài nguyên : Hầu hết là người kinh lương thực, rauvụ MNBB -Đất: cû/y là đất phù sa +Các chỉ tiêu phát đông,chan nuôi lợn Đồng -N:BTB -Nước:dồi dào triển dân cư so với và gia cầm bằng sông -Đ:Biển Đông -Khí hậu:nhiệt đới có các vùng khác: xấp xỉ +Công nghiệp:cơ cấu Hồng +Ý nghĩa lớn về mùa đông lạnh mức trung bình cả khá đa dạng và khá kinh tế -Sv:nhân tạo đa dạng nước hồn chỉnh -Khống sản:ít +Dịch vụ:khá đa dạng và hồn chỉnh +Tiếp giáp: +Địa hình:núi phíaT +Thành phần dân +Nông nghiệp:cây Bắc trung -B:ĐBSH ,đồng bằng phía Đ tộc:25 lưong thực ,cây công bộ -T:Lào +Các nguồn tài nguyên : +Các chỉ tiêu phát nghiệp ngắn -N:DHNTB -Đất:cằn cỗi,nghèo ddg triển dân cư so với ngày,lâm nghiệp -Đ:Biển Đông các vùng khác:thấp
- - Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang tỉ suất sinh tương đối thấp. * Hậu quả sự gia tăng dân số: - Kinh tế chậm phát triển. - Khó nâng cao chất lượng cuộc sống . - Bất ổn về xã hội. - Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. 2. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta ?Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí ? * Đặc điểm sự phân bố dân cư: - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2) + Thưa thớt miền núi và cao nguyên ( 60người /km2 ). + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ). * Giải thích: - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước - Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn . * Các biện ph áp: - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên . - Nâng cao mức sống của người dân . - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng . - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hố nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH. 3. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?Để giải quyết vấn đề này cần có các giải phấp nào ? * Việc làm đang là vấn đề gay gắt do: - Đặc điểm mùa vụ của nghành nông nghiệp , sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế -> Tình trạng thiếu việc làm lớn (2003: 22,3%). - Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao . - Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp . * Cách giải quyết : - Công nghiệp hố , hiện đại hố nông nghiệp và nông thôn . - Tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các loại cây trồng có năng suất cao . - Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn . - Mỡ thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy thu hút lao động . - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí .
- - Khí hậu nước ta phân hố đa dạng : Có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới , cận nhiệt , ôn đới lmà đa dạng các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên khí hậu nước ta có nhiều mưa bão, lũ lụt, hạn hán, các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại dễ phát sinh , phát triển ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm . 7.Trình bày và giải thích tình hình phân bố cây lương thực, cây công nghiệp nước ta ? * Cây lương thực : Trồng khắp nơi trên lãnh thổ nhất là các đồng bằng châu thổ ven sông do điié kiện đất phù sa màu mỡ , nguồn nước dồi dào, cần nhiều chăm sóc . * Cây công nghiệp : Phân bố chủ yếu miền núi trung du do thích hợp với các loại đất feralit ba zan , đá vôi , khí hậu . 8. Ngành thuỷ sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển? * Thuận lợi: - Vùng biển rộn , mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Nhiều ngư trường đánh bắt lớn. - Có nhiều bãi tôm cá. - Dọc bờ biển có nhiều vùng nước lợ, nước mặn, rừng ngập mặn, ngồi khơi có các đảo, quần đảo. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng thiên tai. - Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thối. - Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn. 9.Hãy cho biết một số nghành công nghiệp trọng điểm nước ta phát triẻn trên cơ sở nguồn tài nguyên nào? Các nghành công nghiệp trọng điểm nước ta hiện nay : - Công nghiệp năng lượng : Than , dầu mỏ, khí đốt , sức nước . - Công nghiệp luyện kim: Sắt, đồng , chì , kẽm ,crôm - Công nghiệp hố chất: Than, dầu khí, a patit, phốt pho ríc - Công nghiệp vật liệu xây dựng: Đất sét, đá vôi - Công nghiệp chế biến: Nguồn lợi sinh vật biển, rừng, các sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp. 10. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta? - Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú. - Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các nghành chế biến thực phẩm. - Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây. - Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngồi ra còn có các thị trường nước ngồi vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta . 11. Vai trò nhành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống? - Nhờ có hoạt động các nghành thương mại , vận tải mà các nghành nông ,lâm ,ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất , và đưa đi tiêu thụ các sản phẩm đã sản xuất được. - Tạo ra mối liên hệ giữa các nghành sản xuất trong nước và giữa nước ta với nước ngồi. - Thu hút ngày càng nhiều lao động , tạo nhiều việc làm , góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân , đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế nước nhà .
- 1. Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông bắc và Tây bắc? a. Vùng Đông bắc: Địa hình núi trung bình, thấp, các dãy núi cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh kéo dài ->Thế mạnh kinh tế: Giàu tài nguyên khống sản, có thế mạnh trồng rừng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn quả, tiềm năng kinh tế, du lịch biển b. Vùng Tây Bắc: Địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh ngắn -> Thế mạnh kinh tế : Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi, du lịch nghỉ mát. 2.Vì sao việc phát triển, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? - Nguồn tài nguyên của vùng dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt (gỗ, rừng, lâm sản, đất nông nghiệp, khống sản ) - Diện tích đất trống đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn , sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng sông. Hồ nước các nhà máy thuỷ điện , nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng . 3. Các ngành sản xuất thế mạnh của vùng TD&MNBB? a. ngành nông nghiệp: - Cây công nghiệp lâu năm : Chè (Mộc châu, Hà gang, Thái nguyên ) - Cây ăn quả cận nhiệt : Mận, mơ (Cao bằng, lào cai), Hồng (Lạng sơn), Vải thiều (Bắc giang) Do đất trồng tốt, khí hậu thích hợp nên cây chè chiếm tỉ trọng về diện tích và sản lượng lớn của cả nước được thị trường trong và ngồi nước ưa chuộng . - Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn chiếm 22% cả nước. b. Nghành công nghiệp: - Khai thác khống sản : Đông bắc có tài nguyên khống sản phong phú . - Tây Bắc: Có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh . Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình có ý nghĩa: Sản xuất điện, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới, khai thác du lịch. Ngồi ra còn có thế mạnh về kinh tế, du lịch biển (Quảng Ninh). 4. Ý nghĩa phát triển nghề rừng kết hợp nông - lâm ở trung du và miền núi Bắc Bộ? - Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ khai thác hợp lí hơn diện ti tích đất rừng. Nhờ nghề rừng phát triển mà độ che phủ tăng lên, hạn chế xói mòn. - Sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập , cải thiện đời sống người dân Vùng đồng bằng sông Hồng: 1. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh - tế xã hội? a. Thuận lợi: + Vị trí địa lí: Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước. + Địa hình: Đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi xây dựng, phát triển giao thông.
- Hà Nội, Hưng yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc . Vai trò vùng kinh tế trọng điểm: Tạo cơ hội cho sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả 2 vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ: 1. Các diều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng? + Địa hình: Đồi núi -> Đồng bằng ven biển -> Biển => Phát triẻn nhiều nghành kinh tế; Nông Lâm ngư nghiệp, du lịch. Tuy nhiên do địa hình phần lớn đồi núi khó khăn giao lưu kinh tế, đất dể bị xói mòn , đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu . + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, hiện tượng phơn tây nam trong mùa hè -> Phát triển các sản phẩm nhiệt đới điển hình . Tuy nhiên thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán + Sông ngòi: Phần lớn ngắn và dốc -> Có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt. Thường xảy ra lũ đột ngột . + Tài nguyên : - Đất : Từ Nghệ an -> QTrị có đất đỏ ba zan => Thích hợp trồng các cây ccông nghiệp lâu năm có giá trị lớn ( Chè , cao su, cà fê ) - Khống sản: ít, có trử lượng lớn: Crôm, sắt, thiếc, vàng, titan -> Phát triển các nghành công nghiệp khai khống, luyện kim . - Thuỷ sản: Đường bờ biển dài, có nhiều bãi tôn cá, nhiều đầm phá -> Thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. - Rừng: còn nhiều diện tích nhất phía bắc Hồnh sơn -> Cung cấp nhiều gỗ , lâm sản có giá trị . - Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích văn hố, lịch sử -> Phát triển du lịch. 2. Việc trồng, bảo vệ rừng có tầm quan trọng hàng đầu trong lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ: - Do lãnh thổ hẹp ngang, sườn núi ở phía đông dốc nên bảo vệ rừng phòng hốât quan trọng để tránh lũ lụt, bảo vệ các lồi thực vật , động vật quí hiếm . - Rừng phía nam dãy Hồnh sơn bị khai thác quá mức cần bảo vệ và trồng rừng . - Rừng có vai trò điều hồ khí hậu, chống gió nóng Tây nam, giữ nguồn nước ngầm . 3. Các nghành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ? + Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, trồng rừng: Do diện tích mièn núi trung du khá rộng chiếm 50%diện tích của vùng, rừng còn chiếm 40% diện tích tồn vùng vì vậy chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, trồng rừng phát triển ở miền núi, gò đồi ở phía tây . + Nuôi trrồng đánh bắt thuỷ sản: Bờ biển dài, nhiều bãi tôm, cá ven biển , nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trròng , đánh bắt thuỷ sản. + Du lịch: Nhiều cảnh quan đẹp (Các bãi tắm, Phong nha kẽ bàng, vườn quốc gia ), nhiều di tích lịch sử , văn hố (Cố đô Huế , Quê Bác, Các nghĩa trang quốc gia, Thành cổ Quảng Tr , đôi bờ Hiền Lương , ngã ba Đồng lộc ) Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: 1. So sánh địa hình 2 vùng Bắc trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
- 1. Trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì? a. Thuận lợi: - Đất đỏ ba zan màu mỡ , phân bố tập trung, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. - Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây cận nhiệt, hoa quả. - Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí, lâm sản có giá trị . - Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc. - Khống sản Bô xít có trử lượng lớn. - Nguồn thuỷ năng dồi dào (Chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện của cả nước). - Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái . b. Khó khăn : - Không tiếp giáp biển -> hạn chế xuất nhập khẩu hàng hố . - Đất đai dẽ bị xói mòn, lũ ống , lũ quét xảy ra trong mùa mưa. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, dễ cháy rừng. - Dân cư thưa , trình độ dân trí thấp -> Thiếu nhân lực, lao động có kĩ thuật . 2. Các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp? - Tây Nguyên có thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm: Cà fê, cao su, hồ tiêu, hạt điều. Ngồi ra còn trồng cây công nghiệp hàng năm: Lạc, bông, trồng rau và hoa quả ôn đới (Đà Lạt). - Do có nhiều đồng cỏ -> Chăn nuôi gia súc lớn phát triển. Vùng Tây nguyên nông nghiệp giữ ví trí quang trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế . 3. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và vùng Trung du - miền núi Bắc bộ. - Vùng tây Nguyên: Cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp của cả nước , cây công nghiệp mũi nhọn là cà fê (85,1% ) tiếp đến cây chè ( 24,6% cả nước ), cao su ( 19,8% cả nước ) , điều ( 19,8% ) - Vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 4,7% diện tích cây công nghiệp của cả nước. Cây ccông nghiệp trồng nhiều nhất là cây chè (68,8% diện tích cả nước), tiếp đến hồi, quế, sơn, cà fê mới phát triển . 4. để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên và Trung du - miền núi Bắc Bộ đã có những kế hoạch gì ? - Vùng Tây Nguyên: Chú trọng phát triển thuỷ lợi, áp dụng kĩ thuệt canh tác mới để thâm canh, kết hợp khai thác với trồng rừng mới. - Vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ: Thâm canh lúa trên ruộng bậc thang thay phá rừng làm rẫy, phát triển trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp. 5. Thế mạnh chủ yếu trong nền kinh tế vùng Tây Nguyên khác với vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ? - Vùng Tây Nguyên: Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu. - Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ: Thế mạnh kinh tế chủ yếu công nghiệp khai khống , phát triển thuỷ điện, sau đó mới đến nông lâm .