Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022

docx 16 trang Trần Thy 11/02/2023 13921
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ch.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Khoa học tự nhiên 6 Năm học: 2021 – 2022 I/ TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU ĐẾN CHỦ ĐỀ 4 Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa các ngành khoa học Vật lí, Hóa học và Sinh học là: A. Phương pháp nghiên cứu. B. Đối tượng nghiên cứu. C. Hình thức nghiên cứu. D. Quá trình nghiên cứu. Câu 2: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây? I. Khả năng chuyển động. II. Cần chất dinh dưỡng. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản. A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. .I, II, III. D. I, III, IV. Câu 3: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất. D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm. Câu 4: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 5: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ C. Chất ăn mòn. D. Phải đeo găng tay thường xuyên. Câu 6: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
  2. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 18. Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện A. Chất dễ nén được. B. Chất dễ nóng chảy. C. Chất dễ hóa hơi. D. Chất không chảy được. Câu 19. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống Câu 20. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự hô hấp của động vật Câu 21. Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen. Câu 22. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. Câu 23. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phẩn không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phẩn, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gâỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 24. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 25. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng.
  3. C. dung dịch. D. dung môi Bài 38: Muối ăn chiếm ~ 3,5% về khối lượng trong nước biển. Người dân vùng ven biển có thể làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển? A. làm bay hơi nước dưới ánh nắng mặt trời B. lọc muối ăn từ nước biển C. đun sôi nước biển cho đến khi nước bay hơi hết D. gạn muối ăn từ nước biển Câu 39: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào: A. áp suất B. loại chất C. môi trường D. nhiệt độ Câu 40. Đánh dấu X vào các cột tương ứng trong bảng sau cho phù hợp? Hỗn hợp Đồng nhất Không đồng nhất Huyền phù Nhũ tương Bột mì và nước Giấm ăn Sữa đặc và nước Kem chống nắng Nước muối sinh lí Câu 41. Nối thông tin 2 cột cho phù hợp với nhau: Cột A Cột B Đáp án a, Nước pha bột sắn 1, trong suốt không màu, khi đun nóng một thời gian không cò lại gì trong cốc. b, Nước muối 2, trong suốt không màu, khi đun nóng một thời gian còn lại bột rắn màu trắng trong cốc. c, Rượu 3, trắng đục, sau một thời gian lắng đọng bột màu trắng trong cốc. d, Nước trộn dầu ăn 4, tách thành 2 lớp chất lỏng Câu 42. Cho các tính chất sau: (1) trong suốt ; (2) đục (không trong suốt) ; (3) để lâu không thay đổi ; (4) để lâu có thể tạo ra kết tủa rắn ; (5) để lâu có thể tách lớp chất lỏng. Các tính chất của dung dịch, huyền phù, nhũ tương lần lượt là: A. (1) và (3) ; (2) và (4) ; (2) và (5) B. (1) và (3) ; (2) và (5) ; (2) và (4) C. (2) và (3) ; (1) và (4) ; (1) và (5) D. (2) và (4) ; (2) và (3) ; (1) và (5) Câu 43. Hình ảnh dưới đây minh họa cho trạng thái nào của hỗn hợp?
  4. Câu 51. Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa? A. Dùng phương pháp lắng hoặc lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp chiết để tách dầu ra khỏi nước B. Dùng phương pháp bay hơi để tách dầu và nước ra khỏi cát C. Dùng phương pháp lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp bay hơi để tách dầu ra khỏi nước D. Chỉ dùng phương pháp lọc. Câu 52. Có một số phương pháp tách phổ biến như bay hơi, chưng cất, chiết, lọc. Phương pháp nào thích hợp để tách bụi từ không khí? A. Bay hơi B. Chưng cất C. Lọc D. Chiết CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Câu 53 : Vật nào sau đây được cấu tạo từ tế bào ? A.Xe ô tô B. Cây cầu C. Ngôi nhà D. Cây bạch đàn Câu 54: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào ? A. Màng tế bào B. Chất tế bào C. Nhân tế bào D. Vùng nhân Câu 55: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào ? A.Màng tế bào B.Chất tế bào C.Nhân tế bào D.Vùng nhân Câu 56. Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. có thành tế bào B. có chất tế bào C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền D. có lục lạp Câu 57. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản có bao nhiêu tế bào mới hình thành ? A.8 B.6 C.4 D.2
  5. Câu 63. Cơ thể động vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây ? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất. A.1, 2, 3 B.2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 64. Một tế bào trứng tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 65. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào có kích thước lớn nhất ? A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào trứng ếch C. Tế bào thịt quả cà chua D. Tế bào vảy hành Câu 66. Cho các diễn biến sau : 1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con 2. Phân chia chất tế bào 3. Phân chia nhân Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự như thế nào ? A. 3 - 1 – 2 B. 2 - 3 - 1 C. 1 - 2 – 3 D. 3 - 2 – 1 Câu 67. Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? A. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp B. Nhân, không bào, lục lạp C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp D. Màng sinh chất, chất tế bào, không bào Câu 68. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi ba thành phần chính là A. Màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân D. Nhân phân hóa, các bào quan, màng sinh chất Câu 69. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ? A. Virut B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Vi khuẩn Câu 70. Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật A. Trong tế bào có nhiều loại bào quan B. Có thành tế bào bằng chất xenlulose C. Nhân có màng bao bọc D. Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Câu 71: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ: A.hàng trăm tế bào. B.hàng nghìn tế bào.
  6. C. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu ho Câu 82: Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào? A. (2), (3) B. (3), (4) C. (3), (5) D. (3), (6) Câu 83: Trong cơ thể người gồm mấy loại mô chính ? A. 2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 84: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Não B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 85: “Tế bào là (1) của cơ thể”. Hãy cho biết (1) là gì? A. Đơn vị tổ chức duy nhất B. Đơn vị tổ chức cao nhất C. Đơn vị tổ chức cơ bản D. Đơn vị tổ chức thấp nhất Câu 86: Hoàn thành đoạn thông tin sau: Trong cơ thể đa bào, (1) thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. (2) là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Chẳng hạn, hệ thần kinh của bạn được tạo thành từ (3) (gồm các tế bào thần kinh), mô bì, mô liên kết. Nó chỉ đạo các hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Vậy (1), (2) và (3) lần lượt là: A. Tế bào, mô, mô thần kinh B. Tế bào, hệ cơ quan, tế bào thần kinh C. Bào quan, mô, mô thần kinh D. Bào quan, hệ cơ quan, tế bào thần kinh Câu 87: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể B. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau C. Gồm những tế bào có hình dạng và chức năng giống nhau D. Gồm những tế bào có hình dạng và chức năng khác nhau Câu 88: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn. A. Tế bào -› Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể B. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Cơ quan -› Mô -› Tế bào C. Tế bào -› Mô -› Hệ cơ quan -› Cơ thể D. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Mô -› Cơ quan -› Tế bào Câu 89: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng D. Hệ tiêu hoá và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
  7. C. Tên giống. D. Cách tra theo danh mục. Câu 99. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vậy tên loài là A. Oryza. B. Sativa. C. Linnaeus. D. Oryza sativa Câu 100 . Theo Whittaker phân loại thì có bao nhiêu giới sinh vật? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 101. Vi khuẩn thuộc Giới nào sau đây A. Giới Thực vật. B. Giới Nguyên sinh. C. Giới Khởi sinh. D. Giới Động vật. Câu 102. Đặc điểm nào dưới đây là đúng khi nói về Giới Nấm? A. Có cấu tạo tế bào nhân thực. B. Đời sống hoàn toàn tự dưỡng. C. Cấu trúc hoàn toàn đa bào. D. Đại diện là tảo, vi khuẩn lam, Câu 103. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về giới Thực vật? A. Di chuyển tự do trong nước. B. Thực hiện quang hợp thải Oxygen. C. Môi trường sống đa dạng. D. Có cấu tạo đa bào, nhân thực. Câu 104. Đại diện nào sau đây thuộc giới Khởi sinh? A. Tảo lục. B. Trùng roi. C. Nấm men. D. Vi khuẩn E. coli. Câu 105. Đặc điểm của giới Nguyên sinh là: A. Có cấu tạo tế bào nhân sơ. B. Sống trên môi trường cạn hoặc kí sinh. C. Đại diện trùng roi, tảo, D. Sống hoàn toàn tự dưỡng. II/ TỰ LUẬN: Câu 1. Trên một số bình nước khoáng thường có ghi dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Theo em ý nghĩa của dòng chữ này có hợp lý không? Tại sao? Câu 2. Tại sao trên các vỏ hộp đựng 1 số sản phẩm như sữa cacao, sữa socola có ghi dòng hướng dẫn “Lắc đều trước khi sử dụng” Câu 3. a. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kể tên thành phần và tỉ lệ của các chất có trong không khí? b. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng khí nitơ và khí oxi ra khỏi không khí? Câu 4. Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, cứ trung bình 100g nước biển có 3,5 g muối tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn? Câu 5. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. a. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phong phòng học đó. b. Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen.
  8. c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết đây là hệ cơ quan nào trong cơ thể người. d) Dự đoàn điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương.