Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học Lớp 8

docx 10 trang Trần Thy 11/02/2023 8600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 Câu 1: Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần. - Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, chân tay Câu 2: Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào. - Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất. + Chất tế bào gồm các bào quan: Kể tên + Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con. - Chức năng: Bảng 3-1 sgk (trang 11) Câu 3: Mô là gì? Kể tên các loại mô chính. - K/n: Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định. - Gồm 4 loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. Câu 4: Nêu cấu tạo và chức năng của nơron. - Cấu tạo nơron gồm : + Thân: chứa nhân, xung quanh nhân là tua ngắn gọi là sợi nhánh + Tua dài (Sợi trục) có bao Miêlin nơi tiếp nối nơron gọi là xi náp. - Chức năng cuả nơron : + Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích băng hình thức phát sinh xung thần kinh + Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định - 3 loại nơron: + Nơ ron hướng tâm (cảm giác) + Nơ ron trung gian (liên lạc) + Nơ ron li tâm (vận động) Câu 5: Phản xạ là gì ? Cho VD. Cung phản xạ là gì? Các thành phần tạo nên một cung phản xạ là gì? a, Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. VD: Chạm vào vật nóng rụt tay lại. b, Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. - Cung phản xạ gồm 5 thành phần: + Cơ quan thụ cảm. + Nơ ron hướng tâm. + Trung ương thần kinh. + Nơ ron ni tâm. + Cơ quan phản ứng. Câu 6: Bộ xương gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương người có chức năng gì ? *Thành phần của bộ xương: - Xương đầu: gồm xương sọ phát triển hơn xương mặt, xương mặt có lòi cằm - Xương thân: cột sống có 33 hoặc 34 đốt khớp lại, có 4 chỗ cong (cổ, ngực, thắt lưng, cùng) phần ngực có xương sườn, xương ức
  2. - Biện pháp chống mỏi cơ: Hít thở sâu, uống nước đường và có thời gian lao động học tập nghỉ ngơi hợp lý. Câu 13: Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú. - Cơ nét mặt biểu hiện trạng thái khác nhau. - Cơ vận động lưỡi phát triển. - Cơ tay phân hoá làm nhiều nhóm nhỏ như cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón, đặc biệt là cơ ngón cái. - Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi. Câu 14: Để bộ xương và hệ cơ phát triển tốt cần làm gì? *Để bộ xương và hệ cơ phát triển tốt cần: - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý - Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng - Rèn luyện thân thể lao động vừa sức *Để chống cong vẹo cột sống cần: - Mang vác đều cả 2 vai - Tư thế ngồi học và làm việc và học tập phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo. CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN Câu 15: Máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng từng thành phần. *Thành phần: Máu gồm huyết tương và các té bào máu (hồng cầu, bạch cầu. tiểu cầu) * Chức năng từng thành phần. - Huyết tương: chiếm 55% thể tích của máu -> duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. - Các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu gồm: + Hồng cầu: Vận chuyển ôxi và cacbonic + Bạch cầu: Tạo các hàng rào bảo vệ cơ thể (Có 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axít, BC trung tính BC lim phô, BC mônô). + Tiểu cầu: Giúp quá trình đông máu. Câu 16: Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô, bạch huyết. Các thành phần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Câu 17: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể: - Sự thực bào: là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi (bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô) - Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể gây kết dính các kháng nguyên. - Tế bào limphô T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng rồi tiết ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá huỷ. Câu 18: Miễn dịch là gì ? Có mấy loại miễn dịch ? - K/n: Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. - Có 2 loại: + Miễn dịch tự nhiên: Có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra (miễn dịch bẩm sinh) hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh (MD tập nhiễm).
  3. Câu 23: Cấu tạo của tim. Kể tên các loại mạch máu. Sự khác biệt các loại mạch máu? a, Cấu tạo của tim: - Cấu tạo ngoài: + Bao ngoài tim là màng tim. + Tâm nhĩ ở trên tâm thất ở dưới, tâm nhĩ nhỏ hơn tâm thất. - Cấu tạo trong: + Tim gồm 4 ngăn: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ, được cấu tạo bằng cơ tim, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ (tâm thất trái có thành cơ dày nhất) + Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa tâm thất với động mạch chủ có van tim máu lưu thông theo một chiều. b, Kể tên các loại mạch máu. Sự khác biệt các loại mạch máu: - Có 3 loại mạch: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. - Sự khác biệt các loại mạch máu: Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch 1- Cấu tạo - Thành mạch - 3 lớp: - 3 lớp: + Mô liên kết + Mô liên kết - 1 lớp biểu bì mỏng + Cơ trơn Dày + Cơ trơn Mỏng + Biểu bì + Biểu bì - Hẹp nhất - Lòng mạch - Hẹp - Rộng - Nhỏvà phân làm - Đặc điểm khác - Động mạch chủ lớn, - Có van 1 chiều nhiều nhánh nhiều động mạch nhỏ. 2- Chức năng - Dẫn máu từ tim đến - Dẫn máu từ các tế - Thực hiện TĐC với các cơ quan với vận bào về tim với vận tốc các tế bào. tốc và áp lực lớn. và áp lực nhỏ. Câu 24: Nêu chu kì co dãn của tim. - Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài 0,8 giây, gồm 3 pha: Pha nhĩ co (0,1 giây; pha thất co (0,3 giây; pha dãn chung 0,4 giây). - Trong 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim (60s : 0,8s = 75) Câu 25: a, Huyết áp là gì? Huyết áp tối thiểu? Huyết áp tối đa? b, Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? a, - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu. - Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch, khi tâm thất co tạo ra huyết áp tối đa và khi tâm thất dãn tạo ra huyết áp tối thiểu. - Ở động mạch vận tốc máu là lớn nhất nhờ sự co dãn của thành mạch. - Ở tĩnh mạch vận tốc máu là nhỏ máu vận chuyển qua tĩnh mạch về tim được là nhờ: + Co bóp của các cơ quanh thành mạch. + Sức hút của lồng ngực khi hít vào. + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Van một chiều. b, Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim và các van) và hệ mạch. Câu 26: Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch.
  4. + Không hút thuốc lá + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi. - Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh. Luyện tập TDTT phải vừa sức rèn luyện từ từ. Câu 31: Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: - Khi bị chết đuối > nước vào phổi cần loại bỏ nước - Khi bị điện giật > ngăn đường điện. - Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc > khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực CHƯƠNG V : TIÊU HOÁ Câu 32: Các chất trong thức ăn được phân nhóm ntn? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng ? Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn. - Thức ăn gồm các chất hữu cơ (Gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic, vitamin) và vô cơ (muối khoáng, nước). - Các chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá: Gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic. - Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá: Vitamin, muối khoáng, nước. - Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân. - Vai trò: Nhờ quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được. Câu 33: Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hoá Các cơ quan trong ống tiêu hoá Các tuyến tiêu hoá Miệng (Răng, Lưỡi) Tuyến nước bọt Hầu Tuyến tuỵ Thực quản Tuyến vị Dạ dày Tuyến gan Ruột non Tuyến ruột Ruột già Hậu môn. Câu 34: Tiêu hoá ở khoang miệng. Biến đổi thức ăn Các hoạt động Các thành phần tham gia Tác dụng của hoạt ở khoang miệng tham gia hoạt động động - Tiết nước bọt - Các tuyến nước bọt - Làm ướt viên thức - Răng ăn Biến đổi lý học - Nhai - Răng, lưỡi, các cơ môi, - Làm nhiễn thức ăn - Đảo trộn thức ăn má - Làm thức ăn thấm - Tạo viên thức ăn - Răng, lưỡi, các cơ môi, đều nước bọt má - Tạo viên thức ăn Biến đổi hoá học - Hoạt động của - En ztm amilaza - Biến đổi 1 phần En zim amilaza tinh bột trong thức ăn thành đường mantoza Câu 35: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
  5. - Prôtêin Pép tít A xit amin Dịch mật Lipaza - Li pít Các giọt mỡ Gly xê rin + A xít béo. Enzim Enzim - Axit nucl êic Nuclêôtit Các thành phần cấu tạo của Nuclêôtit + Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non. - Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hoá. - Tạo lực đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột. + Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ: - Ruột non có nhiều nếp gấp. - Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. - Có mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc. - Ruột dài Tổng diện tích bề mặt 500 m2 Câu 40: Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan. + Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu: Đường, A xít amin, VTM tan trong nước, muối khoáng, Nước + Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết: - Li pít (Các giọt mỡ đã được nhũ tương hoá) - VTM tan trong dầu (A D E K) + Vai trò của gan: - điều hoà nồng độ các chất trong máu ở mức ổn định phần dư được biến đổi hoặc thải bỏ - Khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng + Vai trò của ruột già: - Hấp thụ lại nước cần thiết cho cơ thể - Thải phân ra môi trường ngoài. Câu 41: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá. Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn - Răng - Tạo môi trường axít làm hỏng men răng. - Dạ dày - Bị viên loét - Các tuyến tiêu hoá - Bị viêm Tăng tiết dịch. Giun sán - Ruột - Gây tắc ruột - Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ống dẫn mật Ăn uống - Các cơ quan tiêu hoá - Có thể bị viêm không đúng - Hoạt động tiêu hoá - Kém hiệu quả cách - Hoạt động hấp thụ - Giảm Khẩu phần - Các cơ quan tiêu hoá - Dạ dày, ruột bị mẹt mỏi gan có thể ăn không - Hoạt động tiêu hoá bị sơ. hợp lý - Hoát động hấp thụ - Bị rối loạn - Kém hiệu quả Câu 42: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.