Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

docx 7 trang Trần Thy 11/02/2023 9720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 A. LÝ THUYẾT Câu 1:Thế nào là chuyển động cơ học? Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc. - Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học. Câu 2:Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Câu 3:Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì? s - Công thức vận tốc: v Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường t đó. - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Đơn vị vận tốc hợp pháp là: m / s và km / h . Câu 4:Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Thế nào là tốc độ?Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là gì? - Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ gọi là: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc) - Quảng đường chạy trong 1s gọi là tốc độ.Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động & được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. - Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là: trong 1 giờ xe đạp đi được 15km. Câu 5:Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định theo công thức nào? - Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: s v Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường đó. tb t Câu 6:Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?Kí hiệu cường độ lực? - Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều. - Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có: + Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực) + Phương và chiều: là phương và chiều của lực.
  2. Câu 12:Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào? - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. Ví dụ: Lực ép do người ngồi trên ghế, - Áp lực càng mạnh khi lực ép càng mạnh và diện tích tiếp xúc càng nhỏ. - Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dùng đại lượng: Áp suất. Câu 13:Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng? Làm thế nào để tăng, giảm áp suất? Lấy ví dụ thực tế? - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. F - Công thức: p Trong đó: S + F: áp lực (N); + S: diện tích tiếp xúc (m2); + p: Áp suất (N/m2) - Cách làm tăng áp suất: + Tăng áp lực. VD: Đóng đinh bằng lực mạnh hơn sẽ lún hơn. + Giảm diện tích bị ép. VD: Đinh càng nhọn đóng càng dễ. - Cách làm giảm áp suất: + Giảm áp lực: VD: với những ghế bị lung lay và có hiện tượng sắp hỏng thì nên tránh nhiều người hoặc người có trọng lượng lớn ngồi lên. + Tăng diện tích bị ép: VD: Xe container có tải trọng lớn nên phải có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc lên măt đường Câu 14:Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? - Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương. Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó - Công thức: p d.h Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + h: độ sâu cột chất lỏng (m); + p: Áp suất chất lỏng(N/m2) Câu 15:Thế nào là bình thông nhau? Đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Nêu ví dụ? Công thức của máy thủy lực? - Bình thông nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh có hình dạng bất kỳ, phần miệng thông với không khí, phần đáy được thông với nhau.
  3. Câu 3:Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? - Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất , cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống . Khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động do có quán tính. Câu 4:Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? - Giày gót nhọn có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn giày gót bằng nên dưới tác dụng của cùng một lực thì áp lực của giày gót nhọn lớn hơn nên dễ bị lún hơn. Câu 5:Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? - Khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn nặng nề, chịu được áp suất lên đến hàng nghìn N/m2 vì lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên lên đến hàng nghìn N/m 2, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì không thể chịu được áp suất này. Câu 6:Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéophải chạy bằng xích? - Xe container có tải trọng lớn nên phải có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc lên măt đường. Xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích vì tăng diện tích tiếp xúc bề mặt để không bị lật đổ vì các loại xe này hoạt động trong địa hình không bằng phẳng. Câu 7:Bình đựng nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi? - Lỗ nhỏ trên bình đựng nước tinh khiết có tác dụng mở thông với không khí ngoài khí quyển. - Nếu dùng tay bít lỗ nhỏ này lại thì vẫn rót được nước nhưng sau một lúc thì nước không chảy nữa vì áp suất trong và ngoài bình chênh lệch lớn, mở nút ra thì rót nước dễ dàng do không có sự chênh lệch áp suất. II.BÀI TẬP MẪU Bài 1:Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m, tính: a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h. b) thời gian để tàu đi được 2,7km. c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s. s 180 Trả lời: a) Vận tốc của tàu là: v 3m / s 3x3,6 10,8km / h t 60 s s 2700 b) Thời gian để tàu đi được 2,7km( 2,7km=2700m) phút: v t 900s 15 phút. t v 3 s c) Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s là: v s v.t 3.10 30m t
  4. Trả lời: Áp suất tác dụng lên đáy cốc: Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 4cm: p d.h 10000.0,12 1200 N / m2 2 hA 0,12 0,04 0,08m pA d.hA 10000.0,08 800(N / m ) Bài 6:Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. m m 598,5 Trả lời: Thế tích của vật đó là: D V 57cm3 0,000057m3 V D 10,5 Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA d.V 10000.0,000057 0,57N Bài 7:Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3, của đá bằng 24.000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? Trả lời:Trọng lượng P của hòn đá bằng P=10.m=10.4,8=48N P P 48 Thể tích của hòn đá ta có: d V 2.10 3 m3 V d 2,4.104 3 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hòn đá: FA d.V 10000.2.10 20N