Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Khối 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_khoi_10.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Khối 10
- II. Một số đoạn văn NLXH tham khảo: Chủ đề 1: Giao tiếp thời công nghệ. Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “Giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ cơ thể). “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện thoại, máy tính, Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: mỗi bàn có 5 - 7 người. Có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá lệ thuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Hậu quả: Giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân. (Nguồn: Thầy Chí Bằng) Chủ đề 2: Ăn chặn tiền từ thiện, trục lợi từ lòng nhân ái. Chỉ cần sao chép thông tin, hình ảnh của báo Dân trí hoặc ở đâu đó trên mạng xã hội, các “nhà từ thiện” chỉ việc thay địa chỉ hoàn cảnh cần được giúp đỡ bằng số tài khoản cá nhân của mình để gửi lời kêu gọi mọi người đóng góp. Nhưng khi nhận được tiền mọi người ủng hộ, các nhà từ thiện không chuyển cho hoàn cảnh một đồng nào, thậm chí dùng tiền của hoàn cảnh này để chuyển cho hoàn cảnh khác rất tùy tiện. (Theo Dân trí). Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương con người. Đó cũng là truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. “Nghề” có thể hiệu là một công việc tạo ra vật chất cho bản thân. Từ thiện vốn không đem lại vật chất, lợi nhuận cho bản thân. Cách nói “Nghề từ thiện” mang hàm ý mỉa mai, châm biếm. Hiện nay, phong trào từ thiện đã và đang được nhân lên tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, xoa dịu nỗi đau, chia sẻ khó khăn với nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Song đáng buồn là không ít trường hợp tham gia từ thiện heo phong trào, từ thiện để đánh bóng tên tuổi và để làm giàu! Trên các trang mạng xã hội hiện nay, người ta còn truyền tai nhau “nghề” từ thiện trá hình. Theo đó, một số facebooker sau khi quyên góp được tài chính, hiện vật từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn trên là do một số người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, thiếu lòng tự trọng, vô cảm. Một phần cũng do quản lí chưa tốt. Hậu quả, tác động xấu đến các hoạt động từ thiện, đánh mất lòng tin của xã hội. Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm để không còn những “con sâu từ thiện làm rầu nồi canh”. Đồng thời, cũng cần rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ thiện hiện nay có gì bất hợp lý để có điều chỉnh kịp thời. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”song lòng hảo tâm cũng cần phải tỉnh táo, gửi gắm đúng những địa chỉ đơn vị, tổ chức tin cậy trong hoạt động từ thiện, nhân đạo. Điều này cũng góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực núp bóng từ thiện. Đồng thời cần kêu gọi mọi người hướng đến những cá nhân, tổ chức từ thiện uy tín, chính đáng. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!” (Trịnh Công Sơn) (Nguồn: Thầy Chí Bằng) Chủ đề 3: Ô nhiễm môi trường. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con
- Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái. (Nguồn: Cô Thu Thủy) D/ KIẾN THỨC NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: BÀI 1: TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I - TÌM HIỂU CHUNG Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều. II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung 1.1. Đoạn 1 (18 câu đầu): Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng Đoạn trích gồm 34 câu trong đó mười tám câu đầu là lời Thuý Kiều nhờ Thuý Vân trả nghĩa Kim Trọng: Cậy em em có chịu lời, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Xưa nay người ta chỉ trao nhau vật chất chứ có ai trao duyên bao giờ. Thế nhưng Thuý Kiều lại phải làm cái điều chưa ai từng làm ấy. Trong quan niệm của người xưa, “tình” thường gắn liền với “nghĩa”. Giữa Thuý Kiều và Kim Trọng đã có lời thề trăm năm tạc một chữ đồng đến xương nhưng sự đâu sóng gió bất kì, vì chữ “hiếu” nàng không thể giữ lời thề với chàng Kim nên đành nhờ Thuý Vân trả nghĩa hộ mình. Nguyễn Du đã rất tinh tế khi để Kiều dùng từ cậy mà không dùng từ nhờ vì cậy có ý tin chắc là người khác nhất định sẽ nghe mình. Cũng vậy, chịu lời và nhận lời có vẻ như nhau nhưng chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc một việc khó chối từ. Hai chữ mặc em chốt lại màn dạo đầu nhưng lại mang hàm ý giao phó trách nhiệm. Rõ ràng, Kiều ý thức rất rõ việc mình trao duyên cho em là một việc cần thiết, quan trọng. Nàng không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc kĩ càng. Không thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật của mình, Nguyễn Du không thể viết những câu thơ với những từ đắt như thế. Sau lời ướm hỏi - thực chất là lời giao phó, Kiều đã thuật lại một cách vắn tắt nhưng khá đầy đủ về cảnh ngộ của mình: Kể từ khi gặp chàng Kim, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Lí lẽ nàng đưa ra để thuyết phục Thúy Vân rất hợp lí: Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai và dường như nàng diễn đạt rất trôi chảy. Nhưng thực chất, sau những lời nói ấy, trái tim Kiều bắt đầu cuộn lên nỗi đau đớn khôn xiết. Nỗi đau đó nàng vẫn phải giấu kín trong lòng để trao duyên cho em một cách trọn vẹn: Ngày xuân em hãy còn dài,
- thiết. Trong tâm tưởng, Thuý Kiều đã coi Kim Trọng là chồng cho nên tiếng gọi đó vừa thể hiện sự tiếc nuối vì tình lứa đôi lỡ dở, vừa hàm chứa nỗi đau đớn khôn xiết của nàng. Nàng gọi chàng Kim để nhận lỗi về mình, để oán trách chính mình. Hơn khi nào hết, đây là giây phút đáng thương nhất cuộc đời Thuý Kiều. Bởi lẽ, mới đó thôi, người con gái ấy còn đang trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che, vậy mà giờ đây 2. Nghệ thuật - Trong Trao duyên, Nguyễn Du đã miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. - Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm hết sức sinh động. 3. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách Thuý Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân. BÀI 2: NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I - TÌM HIỂU CHUNG Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều miêu tả cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh. II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung 1.1. Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh Bốn câu đầu của đoạn trích tả cảnh sống xô bồ ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say diễn ra triền miên: Biết bao bướm lả ong lơi, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. Bằng những hình ảnh ẩn dụ, ý nhị mang tính chất ước lệ (bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm - Dập dìu lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh), Nguyễn Du đã lột tả được thực chất cuộc sống trăng gió, trác táng lấy đêm làm ngày ở chốn thanh lâu. Đoạn thơ chủ yếu là lời kể - tả khách quan của tácgiả về hoàn cảnh sống của nàng Kiều. Bề ngoài thì như vậy, còn tâm trạng, nỗi niềm thực của nàng thì sao? 1.2. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều Đến những dòng thơ này, lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan (bốn câu trước) sang chủ quan. Lời thơ cũng chính là lời giãi bày, tâm sự bày tỏ tâm trạng, nỗi niềm của Kiều: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, Kiều giật mình đối diện với chính mình. Giật mình vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận. Khi sao phong gấm rủ là, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! Thái độ xót xa của Kiều được thể hiện trực tiếp ở những câu thơ: Giật mình mình lại thương mình xót xa, Khi sao , Giờ sao Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận. Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, Kiều càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy. Nhịp thơ nhanh, gấp gáp cùng các điệp từ (mình, khi, sao), các phép đối xứng, những câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng nhức nhối trong trái tim người con gái bất hạnh. Không chỉ thương thân xót phận, những lúc tỉnh rượu, tàn canh, Kiều càng thấm thía hoàn cảnh sống nhơ nhớp của mình: Nếu bướm lả ong lơi ở câu thơ trước chỉ hoàn cảnh khách quan bên ngoài - bọn đàn ông lắm tiền háo sắc - thì bướm chán ong chường ở đây lại chỉ tâm trạng chán chường, ghê sợ chính bản thân của Kiều. Từ xuân trong câu thơ không chỉ mùa xuân hay tuổi trẻ, vẻ đẹp mà chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Trong cái kiếp sống làm vợ khắp người ta, nàng chỉ thấy nhục nhã, trơ lì, vô cảm chứ đâu có thực
- Ước lệ ở đây là những hình ảnh “bướm ong”, cuộc say, trận cười (nói về cuộc sống diễn ra trong chốn lầu xanh), những điển cố, điển tích được sử dụng như Tống Ngọc, Trường Khanh (chỉ các khách làng chơi). Chúng giúp tác giả vượt qua một vấn đề nan giải, một mặt vẫn tả thực, không né tránh số phận thực tế của nhân vật chính (do đó tạo nên chất phê phán hiện thực của tác phẩm), mặt khác, vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Kiều, qua đó thể hiện thái độ cảm thông của mình đối với nhân vật. Thái độ này là nhất quán trong toàn tác phẩm. Hình thức điệp từ: khi, lúc, khi sao , giờ sao, đòi phen kết hợp với tiểu đối có giá trị biểu cảm đặc sắc. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện ấy đã góp phần diễn tả tâm trạng nhân vật Thuý Kiều. Qua đoạn trích Nỗi thương mình, cùng với giá trị nội dung sâu sắc, nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh, một người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn ý thức về nhân phẩm của mình. 3. Ý nghĩa văn bản Đoạn trích thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi sống ở lầu xanh và sự ý thức cao về nhân phẩm của nàng BÀI 3: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I - TÌM HIỂU CHUNG Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều: Từ Hải từ biệt Thuý Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn. II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung 1.1. Khát vọng lên đường Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một con người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi: Nửa năm hương lửa đương nồng, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường đi thẳng. Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành ở bốn phương trời. Chỉ hai câu đầu tác giả đã cho thấy Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Không gian trong câu 3 - 4 (trời bể mênh mang, lên ngựa thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm. 1.2. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải Với khát vọng lên đường mãnh liệt, Từ Hải đã quyết chí ra đi để thực hiện lí tưởng anh hùng của mình. Trong buổi chia tay Thuý Kiều, Từ Hải không hề quyến luyến, bịn rịn như cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.). Thậm chí, khi Kiều có suy nghĩ: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.” thì Từ đã có ý trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng: Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể chìm đắm trong trốn buồng khuê! Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp thức tỉnh chàng từ bên trọng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của sự sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy mà không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỉ chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm không chỉ có sự
- trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác. Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây. Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy. Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ: – Đoạn 1: Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được. – Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm. – Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc. Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này. Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ? Đèn có biết dường bằng chẳng biết? Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương! Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng. Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy. Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
- thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Cách bộc lộ tâm trạng cá nhân trực tiếp như thế này cũng là điều mới mẻ, hiếm thấy trong vắn chương nước ta thời trung đại: Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu có thấu nỗi sinh li đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ này chăng? Nói như người xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đớn đau cho thể xác: Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nối lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả. Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật. Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người. Trong đề tài viết về chiến tranh, người ta thường viết nhiều về những tráng sĩ, những anh hùng đã chiến đấu, đã hi sinh vì non sông, đất nước. Rất ít tác giả viết về hình ảnh những người vợ, những người mẹ mòn mỏi chờ đợi tin tức của chồng mình, của con mình. Và có ai biết được rằng cái sự chờ đợi đó dường như là vô vọng, bế tắc bởi lẽ: “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”. Cảm thông trước cảnh buồn khổ của những người chinh phụ, Đặng Trần Côn đã sáng tác tác phẩm Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán và Đoàn Thị Đi ểm đã dịch bài thơ này ra chữ Nôm. Trong bản dịch này, có thể thấy xuất sắc nhất là đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Đặc biệt là 16 câu thơ đầu tiên. Ngay những câu đầu của tác phẩm Chinh phụ ngâm, tác giả đã vẻ nên cảnh chia tay giữa người chinh phụ và chinh phu: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Nói như thế có nghĩa là khi người chồng đã đi chinh chiến nơi biên ải xa xôi, người vợ phải ở nhà. Đó là hoàn cảnh của người chinh phụ trong hiện tại. Không những nêu lên hoàn cảnh hiện tại của người chinh phụ, 16 câu thơ đầu còn khắc họa hình ảnh của người vợ trẻ giữa không gian và thời gian. Về không gian, tác giả đã vẻ ra trước mắt chúng ta về hiên vắng, ngoài rèm, trong rèm. Đó là không gian hiu quạnh và vắng vẻ vô
- đã sáng. Không chỉ có âm thanh tiếng gà éo óc mà còn có cả không gian qua hình ảnh lá hèo. Hình ảnh hòe phất phơ rủ bóng bôn bên gợi lên một không gian vắng lặng, tĩnh mịch, hoang vắng. Người xưa đã nói: Thức đêm mới biết đêm dài. Phải thức đem mới biết được cái khoảng thời gian ấy trôi qua một cách lê thê. Người chinh phụ đã cảm nhận được dòng thời gian trôi chảy: Khắc giờ miền biển xa. Thủ pháp so sánh “trích thơ” cùng với các từ láy đằng đẵng dằng dặc đã cho chúng ta cảm nhận được cái âm điệu sầu não, day dứt của đoạn thơ. Không chỉ tạo nên cái âm điệu sầu não, tác giả đã sử dụng thủ pháp lấy cảnh ngụ tình để thể hiện nỗi cô đơn, vắng bóng, sầu khổ của người chinh phụ.Nỗi nhsow ấy dài lê thẻ tựa cả 1 năm. Không những dài mà nỗi nhsow ấy còn rộng, sau tự biên cả rộng lớn. ai có thể thấy được bờ bến của iển khơi, ai có thể thấu được cái lòng đại dương kia đến tận đâu. Tấm lòng của người chinh phụ được ví von với những hình ảnh mang đậm sắc thái biểu cảm như thế.Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Hương gượng . Trong đoạn thơ này tác giả đã liệt kê hàng loạt hành động của người chinh phụ. Người chinh phụ đốt hương,soi gương, gảy đàn. Thế nhưng những hành động ấy đều gượng gạo và miễn cưỡng. Nằng làm đó nhưng đó là hành động của người có xác mà ko hồn. nàng làm đó nhưng bên trong tư tưởng tâm trí lại nghĩ về điều khác. Người chinh phụ đốt hương cầu mong hạnh phúc gđ, nhưng nàng đốt howng mà hồn đà mê mãi. Nàng soi gương nhưng soi gương làm chi, trang điểm làm gì khi không có chồng bên cạnh. Hình ảnh người chinh phụ soi gương khiên ta liên tưởng đến bài thơ Khuê oán của vương xương linh. Trong bài thơ này, tác giả đã khắc họa hình ảnh người chinh phụ trang điểm sau đó lên lầu để nagsmw cảnh. Nhưng lên đến lầu mới nghiệm ra nhiều điều: . Khi trong thấy dáng liễu bên đường mới nhận ra thời gian trôi chảy vô tình , nhan sắc của nàng dần tàn phai và người choogn ngày ra đi chưa bt ngày trở về. Nhân vật trữ tình còn gảy đàn,. Nàng gảy đàn để tìm đến thú vui tao nha. Mong rằng tiếng đàn kia sẽ làm vơi bớt nỗi muộn phiên. Thế nhưng, gaye đàn mà lại dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng. Câu thơ sử dụng điển tích dây uyên và phím loán. Chính 2 điển tích này đa diễn tả tâm trạng tiếp theo của người chinh phụ. Không chỉ cô đơn, không chỉ lẻ loi, không chỉ sầu muộn mà lúc này đây tràn đầy nỗi lo lắng vfa sợ hãi. Nàng sợ dây uyên ngại chùng.sợ điểm gở sẽ đến, sợ vợ chồng chia lìa xa cách.