Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10

docx 7 trang Trần Thy 09/02/2023 10580
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 I . PHẦN ĐỌC – HIỂU I.1 Các kiến thức chung 1. Phong cách ngôn ngữ: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 2. Phương thức biểu đạt: - Phương thức biểu đạt tự sự - Phương thức biểu đạt miêu tả - Phương thức biểu đạt biểu cảm - Phương thức biểu đạt thuyết minh - Phương thức biểu đạt nghị luận - Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ 3. Các biện pháp tu từ: - Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ. - Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó. So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc - Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. - Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người - Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc - Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng - Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng. - Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định ) - Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên. - Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra. 4. Các phép liên kết - Phép nối (Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.) - Phép thế (Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.) - Phép tỉnh lược (Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.0 - Phép lặp từ vựng (Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.) - Phép liên tưởng, Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.) I.2. Các cấp độ kiến thức: 1. Nhận biết (câu 1,2,3) 2. Thông hiểu (câu 4,5 )
  2. Nam. Vận dụng cao: - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật 3. Viết bài văn nghị luận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của tác giả Đặng Trần Côn. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận. - Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, dịch giả, tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. - Xác định được nội dung cảm xúc, nhân vật trữ tình của đoạn trích. - Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, khao khát hạnh phúc lứa đôi; nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Vận dụng: - Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản; vận dụng kiến thức về lập luận trong văn nghị luận, các thao tác nghị luận; vận dụng kiến thức về tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả, dịch giả trong văn học Việt Nam. Vận dụng cao: - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận 4. Nghị luận về đoạn trích trong trong chủ đề: Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du với Trao duyên;Chí khí anh hùng Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận. - Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích. - Xác định được nội dung, nhân vật, biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. - Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: + Trao duyên: bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ; nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Thúy Kiều. + Chí khí anh hùng: khát vọng lên đường, lí tưởng anh hùng của Từ Hải; nghệ xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng lập dàn ý, tạo lập văn bản, sử dụng các thao tác nghị luận; kĩ năng đọc hiểu tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề
  3. b. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: theo tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, ông đã viết nên tác phẩm “Chinh phụ ngâm” - Khúc ngâm gồm: 476 câu thơ, làm theo thể đoản trường cú. - Giá trị nội dung: - Đoạn 1: (8 câu đầu) Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ: + Tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện qua hành động lặp đi lặp lại và tả qua ngoại hình buồn rầu, nói không nên lời -> thể hiện sự tù túng bế tắc, buồn bã, lẻ loi không biết san sẻ cùng ai. + Tác giả tả ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng: Tả “ngọn đèn” vật vô tri vô giác -> để tả không gian mênh mông và sự cô đơn, cô độc của con người. - Đoạn 2: (8 câu tiếp)Nỗi sầu muộn của người chinh phụ. + Ngoại cảnh: Tiếng gà gáy càng gợi sự vắng vẻ, tịch mịch. Bóng cây hòe gợi cảm giác hoang vắng cô đơn đáng sợ. + Tả các hành động diễn ra trong phòng: Đốt hương để tìm sự thanh thản song tâm hồn lại mê man. Gượng soi gương để trang điểm nhìn thấy khuôn mặt mình lại ứa nước mắt. Đánh đàn sợ dây bị chùng, bị đứt báo hiệu sự không hay trong tình cảm vợ chồng. - Đoạn 3: (8 câu cuối) Niềm nhớ thương, lo lắng tới người chồng ở phương xa: Tả cảnh thiên nhiên: Đặt người chinh phụ vào không gian có tầm vóc vũ trụ với các hình ảnh núi non, trời đất gợi sự xa xôi cách trở. Hình ảnh sương, gió, mưa gợi sự lạnh lẽo -> tâm trạng cô đơn buồn nhớ. Cùng với các từ láy “ thăm thẳm”; “đau đáu” -> nỗi nhớ triền miên, sự khát khao hạnh phúc và nỗi lo lắng day dứt không yên. => Đoạn trích thể hiện giá trị nhân đạo: đề cao quyền sống , sự trân trọng khát vọng về tình yêu về hạnh phúc lứa đôi. Ngoài ra còn tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa. - Giá trị nghệ thuật: ngoài sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Nghệ thuật đối được khai thác triệt để và cách gieo vần chân, vần lưng, từ láy -> diễn tả nội tâm đau buồn với với những âm điệu oán trách, than vãn, sầu muộn. 2.3/ Chủ đề Truyện Kiều a. Tác giả Nguyễn Du * Về cuộc đời Nguyễn Du: - Ảnh hưởng của quê hương, gia đình – vùng văn hóa và thời đại xã hội đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du * Sự nghiệp văn học: - Các sáng tác chính : + Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập: có 78 bài viết trước khi ra làm quan nhà Nguyễn . Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình . Bắc hành tạp lục: có 131 bài viết khi đi sứ sang TQ . + Chữ Nôm : Truyện Kiều và Văn chiêu hồn - Giá trị nội dung và nghệ thuật: + Nội dung: Thơ văn của NDu đề cao chữ tình: Là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, đề cao quyền sống của con người -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của NDu + Nghệ thuật: Ông nắm vững nhiều thể thơ của TQ, nhưng phải nói đến tài năng nghệ thuật trong sáng tác thơ chữ Nôm và thể thơ lục bát của dân tộc
  4. - Nhận diện tác phẩm, tác giả. Nhận diện Phương thức biểu đạt. Nhận diện phong cách ngôn ngữ. Nhận biết câu chủ đề của đoạn văn. Nhận biết kiểu từ (theo cấu tạo, theo từ loại) - Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản hoặc đoạn trích. - Chỉ ra những thông tin trong văn bản hoặc đoạn trích. Câu 4,5. ( mỗi câu 0,75 điểm) Nêu được một số vấn đề sau: - Hiểu được các đặc sắc về nội dung của văn bản hoặc đoạn trích: chủ đề, tư tưởng - Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của văn bản hoặc đoạn trích: ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ - Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản hoặc đoạn trích. Câu 6. ( 1,0 điểm) - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. - Rút ra được bài học, thông điệp từ nội dung văn bản. Phần II. Làm văn (6,0 điểm) Viết bài làm văn nghị luận: (Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn) Hết