Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II A. TIẾNG VIỆT 1. Rút gọn câu có tác dụng gì . TL: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người ( lược bỏ CN) 2. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ? TL: - Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói . - Không biến câu thành câu nói cộc lốc, khiếm nhã . 3. Xác định câu rút gọn trong các ví dụ sau và cho biết thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ? a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. b. - Bao giừ cậu đi Hà Nội ? - Ngày mai. 4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn? a .Học ăn, học nói, học gói, học mở. b. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. c. Người Việt Nam thương người như thể thương thân. d .Thương người như thể thương thân. 5. Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? TL: - Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ . - Tác dụng : + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra của sự việc. + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc , hiện tượng . + Bộc lộ cảm xúc + Gọi đáp 6 .Xác định câu đặc biệt? Nêu tác dụng của các câu đặc biệt mà em mới tìm được? a. Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ? b. “ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xốc.” 7. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của việc rút gọn câu và của câu đặc biệt ? Khi xuống đến cầu thang, cô nói to với tôi: - Ðừng quên cô nhé! Ôi! Cô giáo rất tốt của em, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! (Ét- môn- đô đơ A- mi- xi) 8. Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? - Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. 9. Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng. - Mùa đông , giữa ngày mùa - làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . ( Tô Hoài) - Vì mải chơi, em quên chưa làm bài tập. - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. - Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà. - Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến trường đều đặn. - Bốp bốp, nó bị hai cái tát. - Nó bị điểm kém, vì lười học. - Để không bị điểm kém, nó phải chăm học.
- - Nhà này cửa rất rộng. - Quyển sách mẹ cho con rất hay. - Người thanh niên ấy làm mọi người rất khó chịu. - Nam làm cho bố mẹ vui lòng. - Gió thổi làm đổ cây. - Lan năng nổ học tập khiến mọi người ngạc nhiên. - Anh ấy làm việc rất đáng khen. - Quyển sách này bìa rất đẹp. - Cái áo treo trên mắc giá rất đắt. - Mẹ về khiến cả nhà vui . - Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi - Chúng tôi// thấy đàn bò đang gặm cỏ - Tôi //rất thích bức tranh bạn vẽ. - Con hư làm lòng buồn mẹ. - Con được 9 điểm// là tốt lắm rồi mẹ ạ. B. VĂN BẢN 1. Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ? Nêu nội dung từng câu ? - Câu 1: Tháng năm đêm ngắn hơn ngày, tháng mười ngày ngắn hơn đêm. - Câu 2 : Đêm nào bầu trời nhiều sao, ngày hôm sau trời sẽ nắng; đêm nào bầu trời ít sao, ngày hôm sau có thể sẽ mưa. - Câu 3: Khi mây ở chân trời có sắc vàng mỡ gà, trời sắp có bão, phải lo chèn chóng nhà cửa. - Câu 4: Tháng 7 (âm lịch), nếu thấy kiến bò lên cao nhiều thì sắp có lụt . - Câu 5: So sánh đất với vàng, khẳng định đất quý như vàng . - Câu 6: thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho con người: nuôi cá làm vườn làm ruộng. - Câu 7 : Bốn yếu tố quan trọng nhất trong công việc trồng lúa nước được xác định theo thứ tự: đủ nước, đủ phân, chuyên cần chăm bón, lựa chọn giống tốt. - Câu 8 : Làm nông quan trọng nhất là gieo trồng, chăm bón đúng thời vụ, quan trọng thứ nhì là phải làm đất cho kĩ, thành thục trong các khâu sản xuất. 2. Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Nêu nội dung từng câu ? - Câu 1 : Con người là vốn quý, quý hơn của cải vật chất gấp bội lần. - Câu 2: Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng , tóc cho sạch và đẹp, không được tùy tiện, cẩu thả trong việc chăm sóc bản thân. - Câu 3:+Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. + Nghĩa bóng: Dù sống trong nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải giữ mình trong sạch, không nên làm nhữngđiều xấu xa, tội lỗi. - Câu 4: Mỗi hành vi , việc làm của con người đều là sự tự bộc lộ tính cách . Vì vậy, mỗi người phải học cái hay, cái đẹp trong việc giao tiếp, ứng xử, làm việc hằng ngày để chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, biết đối nhân xử thế - Câu 5: không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công kính trọng thầy, không được quên công lao của thầy, tìm thầy mà học - Câu 6: cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè. -> Đề cao ý nghĩa , vai trò của việc học bạn. - Câu 7: Khuyên con người thương yêu người khác như bản thân mình. - Câu 8:+ Nghĩa đen của câu: Hoa quả ta dùng đều do công sức của người trồng ra nên cần phải nhớ ơn. + Nghĩa bóng: Khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ đến những người tạo dựng ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đã giúp đỡ mình trước đó, chớ có “vong ân bội nghĩa”. 3. Bài viết « Đức tính giản dị của Bác Hồ » đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ? - Bữa ăn : vài món giản đơn,khi ăn không để rơi vãi,ăn xong thu dọn sạch sẽ.
- - Quan phụ mẫu: đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe doạ cách cổ, bỏ tù. 16.Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, tác giả đã sử dụng thành công hai phép nghệ thuật đó là hai phép nào? Chủ yếu thể hiện 2 cảnh đối lập nào. - Phép tương phản và tăng cấp - Cảnh quan phủ đi “ hộ đê”- Cảnh người dân đang hộ đê +Cảnh quan phủ đi “ hộ đê”:Đam mê cờ bạc không chứng kiến dân hộ đê.Ván bài ù mỗi lúc một to. Đam mê ngày càng lớn. Niềm vui phi nhân tính.“ ù thông tôm chi chi nảy” + Cảnh người dân đang hộ đê:Trời mưa mỗi lúc một nhiều.Nước sông mỗi lúc một dâng cao. Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người ngày càng yếu.Nguy cơ vỡ đê và cuối cùng đã đến. 17. Em hãy nêu đặc điểm và cảm nghĩ của mình về nhân vật quan phụ mẫu? - Đặc điểm: Sống xa hoa, nhàn nhã, hưởng lạc. Thờ ơ, vô trách nhiệm, hống hách, độc ác. - Cảm nghĩ: Căm ghét, phẫn uất tên quan xấu xa có lối sống “sống chết mặc bay” 18. Cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi “hộ đê”GD chúng ta điểu gì? C. HƯỚNG DẪN 1 SỐ ĐỀ TẬP LÀM VĂN 1. Đề 1 : Nhân dân ta thường khuyên nhau : « Có công mài sắt , có ngày nên kim » Hãy chứng minh lời khuyên trên. a. Mở bài : Nêu nghĩa chung nhất của câu tục ngữ, sau đó dẫn câu tục ngữ vào. b. Thân bài - Nêu nghĩa câu tục ngữ(Giải thích ngắn) + Nghĩa đen: Sắt là một kim loại cứng khó có thể mài một hoặc hai ngày mà thành cây kim nhỏ xíu để may đồ .Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu , gian khổ .Nó đòi hỏi con người phải có sự kiên trì , bền chí, tổn hao nhiều công sức mới có được. + Nghĩa bóng: chúng ta kiên trì, chịu khó làm việc bất cứ việc gì, không quản ngại khó khăn ắt sẽ thành công. - Vì sao có công mài sắt có ngày nên kim?(DC) + Tất cả mọi thành quả không tự nhiên mà có, mà đều qua quá trình khổ luyện. + Có lòng kiên trì giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại. + Không có việc gì có thể thành công nếu không có lòng kiên trì vượt khó. + Có lòng kiên trì rèn luyện thì sẽ có nghị lực đạp bằng mọi chông gai. - Lòng kiên trì , ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào với đời sống chúng ta ? + Ý chí , nghị lực, lòng kiên trì , bền bỉ có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. + Dù con người có mục đích , lí tưởng đúng đắn nhưng không có sự kiên trì thì cũng khó mà thành công được. + Câu tục ngữ là một bài học quý giá, nó cho ta thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc . - Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì ? + Không được ngại khó khăn , gian khổ. + Trước những thử thách không được chán nản. + Phải có tinh thần học hỏi chăm chỉ. + Phải phân biệt được rèn luyện với khổ luyện. + Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào c. Kết bài - Câu tục ngữ là bài học quý cần phải phát huy. - Liên hệ bản thân. 2. Đề 2 : Dân gian có câu tục ngữ « Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng ». Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen , gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. a. Mở Bài - Khái quát nội dung câu tục ngữ - Dẫn dắt câu tục ngữ vào.
- b. Thân bài * Giải thích câu ca dao. - Tấm nhiễu điều là một tấm vải đỏ hay là tấm khăn để che gương, làm cho gương không bị bụi bẩn . - Giá gương : là giá đỡ tấm gương. - Người trong một nước : là đồng bào của nhau, cùng chung một dân tộc, ngôn ngữ , văn hóa - Thương nhau cùng: cùng thương yêu, đùm bọc và gắn bó với nhau . * Giải thích vì sao “nhiễu điều” phải “phủ lấy giá gương”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng”? - Nhiễu điều và giá gương tuy hai vật khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau :Nhiễu điều làm ra để che gương, nếu không thì nó sẽ thành vô dụng; gương cần nhiễu điều che để không bụi bẩn và làm tăng giá trị của nhiễu điều . - Người trong một nước có chung lãnh thổ, tiếng nói, văn hóa , lịch sử vì vậy phải biết đoàn kết , yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau để xây dựng , bảo vệ và phát triển đất nước . * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?(Trả lời - Nêu dẫn chứng: có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư - Bên cạnh đó trong xã hội vẫn còn có một số người mang thói xấu là chia rẽ, ganh tị, không biết đoàn kết yêu thương nhau ; Bên cạnh đó vẫn còn một số người phân biệt màu da , chủng tộc . * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?(Nêu dẫn chứng) - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài - Khẳng định lại nội dung của câu ca dao . - Liên hệ bản thân. 4. Đề 4: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. a. Mở bài - Lập luận dẫn dắt vấn đề, nêu nội dung câu tục ngữ. - Trích câu tục ngữ vào b. Thân bài * Giải thích nghĩa câu tục ngữ - Nghĩa đen: Thất bại là gì?;Thành công là gì?; Mẹ là gì? + Thất bại : là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. + Thành công: đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc một cách thuận lợi và tốt đẹp. + Mẹ: là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. - Nghĩa bóng: khuyên chúng ta đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “ thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn. * Vì sao nói “ Thất bại là mẹ thành công”? - Mới nhìn ta thấy câu nói có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề liên hệ gì với nhau cả. Nhưng suy ngẫm lại ta thấy câu tục ngữ không hề mâu thuẫn mà trái lại nó còn rất liên kết với nhau.
- c. Kết bài - Học tập là con đướng tốt nhất và ngắn nhất để thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. - Mỗi người cần phải có ý thức học tập và rèn luyện ngay khi còn chưa muộn. 6. Đề 6 : Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin : Học , học nữa, học mãi. 1. Mở bài: - Học tập là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và lâu dài của mỗi con người . - Lên - nin đã từng khuyên : Học , học nữa, học mãi . 2. Thân bài a. Giải thích câu nói của Lê – nin : - Học : là quá trình tìm hiểu, thu nhận , tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng để tăng thêm hiểu biết và trình độ , khả năng làm việc - Học , học nữa, học mãi : học liên tục, không ngừng , không nghỉ, học trong suốt cuộc đời . b. Giải thích vì sao phải “Học , học nữa, học mãi”, phải học tập suốt đời : - Học tập giúp chúng ta nắm bắt được những tri thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, cái hay , cái đẹp làm giàu cho tâm hồn , tình cảm của bản thân . - Học tập để biết áp dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động làm giàu cho gia đình , đất nước . - Phải học cả đời vì kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn và luôn thay đổi , phát triển, cái mới hôm nay có thể trở thành cái cũ của ngày mai -> phải luôn học tập để không trở thành người lạc hậu, để bắt kịp với nền văn minh nhân loại . c. Việc học có thể thực hiện bằng nhiều cách thức, ở mọi giai đoạn của cuộc đời : - Học ở nhà trường, tự học , học trong đời sống, trong công việc cụ thể - Học từ thầy cô, bạn bè, những người đi trước có kinh nghiệm, có hiểu biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng : in-tơ-net , sách báo, đài , ti vi - Khi bé : học ăn, học nói, học đi đứng và giao tiếp hằng ngày. Khi lớn : học các kiến thức khoa học kĩ thuật, tri thức văn hóa, lễ nghĩa để trở thành người toàn diện .Khi già : học để không lạc hậu và làm gương cho con cháu noi theo 3. Kết bài - Đánh giá lại lời khuyên của Lê-nin . - Nói cũng là điều tâm niệm của biết bao thế hệ con người .