Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9

doc 8 trang Trần Thy 10/02/2023 9000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9 A. NỘI DUNG I. Phần văn bản. 1. Văn bản nghị luận hiện đại: - Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm - Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan 2. Văn học hiện đại Việt Nam: a. Thơ hiện đại: - Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Viếng Lăng Bác – Viễn Phương - Sang thu – Hữu Thỉnh - Con cò – Chế Lan Viên - Nói với con – Y Phương b. Truyện hiện đại: - Bến quê – Nguyễn Minh Châu - Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Khởi ngữ 2. Các thành phần biệt lập 3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 4. Nghĩa tường minh và hàm ý III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B. HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. Phần văn bản. * Lập bảng thống kê theo mẫu. stt Tên Tác Thể Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa VB giả loại 1 Mùa Than - Thơ 5 - Vẻ đẹp trong trẻo, - Bt có giọng điệu - Bài thơ thể xuân h Hải chữ đầy sức sống của vừa trang nghiêm, hiện những thiên nhiên đất trời sâu lắng, vừa tha nho mùa xuân và cảm xúc thiết, đau xót, tự rung cảm nhỏ say sưa, ngây ngất hào, phù hợp với tinh tế của của nhà thơ. nd cảm xúc của nhà thơ trước - Vẻ đẹp và sức sống bài. vẻ đẹp của của đất nước qua mấy - Viết theo thể thơ mùa xuân nghìn năm lịch sử. 8 chữ có đôi chỗ
  2. bài thơ. mùa. 4 Nói Y Thơ - Cội nguồn sinh - Giọng điệu thủ Bài thơ thể với Phươ năm dưỡng của mỗi con thỉ, tâm tình, tha hiện tình yêu người (con được lớn thiết, trìu mến. con ng chữ lên trong tình yêu - Xây dựng những thương thắm thương của cha mẹ, hình ảnh thơ vừa thiết của cha trong cuộc sống lao cụ thể, vừa mang mẹ dành cho động, trong thiên tính khái quát, mộc con cái; tình nhiên thơ mộng và mạc mà vẫn giàu yêu, niềm tự nghĩa tình của quê chất thơ. hương). - Có bố cục chặt hào về quê - Những đức tính cao chẽ, dẫn dắt tự hương, đất đẹp mang tính truyền nhiên. nước thống có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha. 5 Những Lê Truyện - Hoàn cảnh sống, - Sử dụng ngôi thứ Truyện ca ngôi Minh ngắn chiến đấu của ba cô nhất, lựa chọn ngợi vẻ đẹp gái TNXP. người kể chuyện tâm hồn của sao xa Khuê - N/v Phương Định: đồng thời là nhân ba cô gái xôi Duyên dáng, trẻ vật trong truyện. thanh niên trung, lãng mạn, dũng - Miêu tả tâm lí và xung phong cảm ngôn ngữ nhân vật. trong hoàn - Hiện thực chiến - Có lời trần thuật, cảnh chiến tranh khốc liệt trong lời đối thoại tự tranh ác liệt. thời kì kháng chiến nhiên. chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông. - Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng CMVN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. II. Phần Tiếng Việt. 1. Khởi ngữ ? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Ví dụ: - Làm bài tập thì tôi đã làm rồi. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của người học sinh.
  3. 3.3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) 3.4. Phép nối: Các phương tiện nối: Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái). 4. Nghĩa tường minh và hàm ý ?Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? Cho ví dụ. + Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. VD: An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) An: - Thế à, buồn nhỉ. ? Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Một số đề tham khảo: Đề bài: Rác có mặt ở khắp mọi nơi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên. * Dàn ý tham khảo: a. Mở bài: -Giới thiệu hiện tượng: Hiện nay ở những nơi công cộng hiện tượng vứt rác bừa bãi thường xuyên xẩy ra. b. Thân bài : Phân tích hiện tượng - Biểu hiện của hiện tượng : Vứt, đổ rác không đúng nơi quy định trên đường phố, những nơi công cộng vui chơi giải trí, ở trường học, công sở. -Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. +Người dân thiếu ý thức giữ gìn nơi công cộng. +Các cơ quan quản lí chưa có biện pháp xử lí vi phạm.
  4. như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: Vẫn biết ở trong tim + Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế. Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động: Mai về miền Nam thương trào nước mắt. + Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ. + Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người: Muốn làm chốn này. Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người. Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người. - Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác. c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của tác giả cũng như của nhân dân đối với Bác. - Suy nghĩ của bản thân. * Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"của Thanh Hải. *Dàn ý: a. Mở bài: - Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. b. Thân bài - Mùa xuân của thiên nhiên rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc - Mùa xuân của đất nước: Hình ảnh "người cầm súng, người ra đồng" biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát. -> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. - Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp. -> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.