Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

docx 43 trang Trần Thy 10/02/2023 9880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. tình cảm chan chứa và chân thành. Đó cũng chính là cách nói của người đồng mình, người quê mình. Tiếng nói của người dân đồng bào miền núi, đặc biệt là dân tộc Tày luôn luôn gợi đến cho đối phương một sự gần gũi, trìu mến, thân thương. Người cha như đang ru vỗ tâm hồn con những tình cảm về quê hương, về con người, về dân tộc, kể cho con nghe những công việc làm ăn, những phong tục tập quán của quê hương lam lũ, vất vả nhưng rạng ngời niềm tin sống. Một loạt các động từ “đan, cài, ken” vừa dùng để chỉ những hành động mưu sinh, vừa gợi cho người đọc thấy sự gắn bó chân thành, gắn bó xum vầy, quần tụ của đồng bào miền núi. Lời thơ không chỉ gợi công việc lao động cần cù, tỉ mỉ của dân tộc mình mà còn như một dịp để tự hào về đôi bàn tay tài hoa, tâm hồn trong sáng, lạc quan yêu đời. Dưới bàn tay của họ, những nan trúc, nan trẻ như biến thành “nan hoa”, vách nhà ken, câu hát. Hình ảnh so sánh được dùng đầy đắc hiệu cho thấy cái tài, cũng như cái tâm của tác giả. Đời sống tinh thần của quê hương vì thế mà cũng phong phú, đẹp đẽ hơn biết nhường nào! Mạch cảm xúc tâm tình của người cha dường như lại ngưng đọng ở hai hình ảnh “rừng cho hoa, con đường cho những tá lòng”- những hình ảnh chân thực nói về người dân đồng bào mình, cũng là hình tượng thiêng liêng, cao đẹp của làng quê. Đó đồng thời cũng là những gì tốt đẹp nhất, là tình yêu, sự chở che, lòng bác ái Những phẩm chất vàng ngọc được chắt ra từ chính cuộc đời bụi bặm, lam lũ hàng ngày. Hai câu thơ cuối của đoạn thơ đưa người cha trở về với niềm vui bất tận của cha mẹ trong ngày cưới, để nhắc con rằng: Con không chỉ lớn lên bằng sự đùm bọc, che chở của quê hương mà còn bằng tình yêu vô bờ bến của cha mẹ. Nói cách khác, mạch nguồn nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành về cả thể chất và tâm hồn không đâu khác chính là cha mẹ và quê hương. Và con hãy ghi lòng tạc dạ những lời cha dặn ấy. Tác giả đã nhập thân vào người cha để tâm sự với con mình mà ta ngỡ như nhà thơ đang đối thoại với chính chúng ta vậy. Những lời vàng ngọc mà thấm thía như làm cho tâm hồn ta thêm trong sạch và phong phú hơn. Đó cũng chính là sức mạnh cảm hóa đặc biệt của vặn chương trong đời sống tinh thần của con người. Văn học không chỉ nói cho mình mà còn ca thay lòng người. Không chỉ xuất phát từ “chân trời của một người” mà còn đến với “chân trời của tất cả”. Đó là lí do vì sao khổ thơ đầu là lời nhắn nhủ của chủ thể nhưng đến với những câu thơ sau, ta bỗng nhận thấy dường như thi nhân đang nói cho cả chúng ta, bộc bạch với ta, khuyên ta” “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc
  2. đề tài quê hương, đất nước. Cho ta thêm yêu thêm nhớ quê nhà thân thuộc của mình: “Quê hương ơi! Xa rồi nhớ thành thơ Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết Ai cũng vậy xa lâu rồi mới biết Những ngôn từ không đủ viết quê hương!” CẢM NHẬN BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH (Bài hay) Thu là thơ của đất trời, là “bình minh mát” của lòng người (Xuân Diệu). Viết về thu, đã có bao áng thơ hay tuyệt tác nhưng có lẽ chỉ khi đến với Hữu Thỉnh, ta mới có thể cảm nhận được phần nào cái “cốt tủy chung tình bên trong” của nó. Tất cả mọi vẻ đẹp ở “bề sau, bề sâu, bề xa” của mùa thu đều được gửi gắm qua bài thơ “Sang thu”- tác phẩm mà có lẽ đến mãi sau này, ta vẫn không thể ngừng thương nhớ. Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sớm gần gũi với thiên nhiên cây cỏ, thơ ông được thừa hưởng cái dạt dào trong cảm xúc về quê hương, đất nước và con người. Ngòi bút của ông rất bắt nhạy với những gì mong manh nhẹ nhàng tưởng như khó nắm bắt nhất. Đó là lí do vì sao khi cảm xúc chợt tìm đến thi nhân, trong cái tiết hanh hanh của thu mới, của hạ cũ, nhà thơ không thể kìm lòng được mà phải cầm bút viết bài thơ “Sang thu” (1977). Đó được coi như những dòng chia sẻ chân thành của một tâm hồn tinh tế trước thiên nhiên giao mùa, cũng là nơi gửi gắm biết bao chiêm nghiệm kín đáo về mùa thu mới của cuộc đời, của con người và dân tộc. “Từ Homero đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam”, thu vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Riêng trong làng thơ Việt, ta đã không ít lần bắt gặp một mùa “Thu điếu” trong thơ Nguyễn Bính, một “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư, một “Thơ duyên” trong thơ Xuân Diệu . Và mùa thu trong Hữu Thỉnh là mùa đáng nhớ nhất, ấn tượng nhất với những chuyển biến tế vi từ cuối hạ sang đầu thu. Chính việc lựa chọn thời điểm độc đáo ấy đã khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng sự vận động, luân chuyển của thời gian, không gian tạo vật. Càng đọc, ta càng cảm phục hơn trước cái tài thâu tóm của nhà thơ. Đến với khổ thơ đầu, ta như được hòa mình trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của làng quê Việt Nam thật sống động: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Câu thơ mở đầu với cụm từ “bỗng nhận ra” diễn tả thật chính xác cảm xúc ngỡ ngàng, thú vị trước sự đổi thay đột ngột của thiên nhiên cảnh vật. Điều đầu tiên cuốn hút tôi là chi tiết “hương ổi”, một chi tiết khá mới mẻ và độc đáo đối với thơ
  3. khi sử dụng cụm từ “được lúc” và “dềnh dàng”, có nghĩa chỉ đến mùa thu, mọi vật mới biến đổi như thế. Đó là những thay đổi, biến chuyển của thiên nhiên trong giây phút giao mùa. Đặc biệt gây sự chú ý cho độc giả là “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”. Cố nhiên, đây không phải hình ảnh tả thực. Câu thơ đọc lên tưởng chừng như vô lý nhưng lại ẩn chứa cái có lý của cảm xúc. Hình ảnh đám mây độc đáo bắc ngang qua mùa hạ và mùa thu chính là phản chiếu của tâm hồn thi nhân: Thu đã đến thật rồi, nhanh và vội vã quá. Chỉ còn đây tâm hồn nhà thơ đang ngập ngừng, bâng khuâng, tiếc nuối như muốn níu kéo thời gian, níu kéo chút chói chang, nồng nàn của mùa hạ. Bước chân thi sĩ đã gần chạm đến mùa thu mà trong lòng vẫn vấn vương chút nắng hạ. Là gì đây nếu không phải trái tim chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống này? Không chỉ tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, cách lựa chọn hình ảnh mà t còn thấy ở Hữu Thỉnh một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu và sự gắn bó thiết tha với quê hương đất nước. Chính bởi lẽ đó, bức tranh “sang thu” mới hiện lên thật sống động và có hồn đến vậy. Nếu như hai khổ thơ đầu nghiêng về mù thu của đất trời thì đến khổ thơ kết, tác giả lại hướng chúng ta về một mùa thu của lòng người với những trải nghiệm của chính bản thân mình. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Vẫn là những hình ảnh thiên nhiên của mùa hạ với nắng, mưa, sấm. Nhưng cách diễn tả của nhà thơ thật tinh tế: Nắng vẫn còn nhưng không rực rỡ, chói chang. Mưa vẫn còn nhưng không ào ạt. Sấm vẫn còn nhưng không dữ dội. Tất cả những gì đặc sắc nhất của mùa hạ dường như vẫn còn chì có điều tất cả đã vơi dần, vơi bất ngờ, vơi vội vã. Hình ảnh ấy rất phù hợp với không khí thời điểm giao mùa. Hạ chưa hết mà thu đang qua. Mùa nọ nối tiếp mùa kia, góp vào cuộc đời chung khúc giao hưởng ý nghĩa. Bên cạnh đó, ta còn ấn tượng hơn với tầng lớp ẩn dụ đằng sau câu chữ, gợi liên tưởng về những tác động của ngọai cảnh đến con người. “Hàng cây đứng tuổi” hay cũng chính là những con người đang bước vào tuổi trung niên, những con người đã bước qua tuổi trẻ- cái thời vàng son sôi nổi, cái thời mà con người ta có quyền phung phí những ước mơ, hoài bão. Giờ đây, đối với những người dày dặn kinh nghiệm trong phong ba bão táp của cuộc sống, mọi thứ đã trở nên điềm tĩnh và vững vàng hơn, trước thời cuộc, trước sự thách thức của khó khăn và sự đổi thay của xã hội. Ý thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, chất chứa bao suy ngẫm của thi nhân về cuộc sống đã chạm vào sợi dây đồng cảm của mỗi chúng ta. “Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả”, và Hữu Thỉnh đã làm được điều đó. Bài thơ cho ta hiểu thêm và trân trọng hơn dòng tâm sự của những thế hệ đã qua, đặc biệt là tâm sự thầm kín mag chân thành nhất từ trái tim người nghệ sĩ.
  4. Trước hết có thể thấy hiện lên ở khổ thơ đầu là cảm xúc tự hào, niềm xúc động khi được đến thăm lăng Bác để thỏa nỗi lòng của thi nhân: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Câu thơ mở đầu thay cho một lời chào, một lời giới thiệu về hành trình của những đứa con từ miền Nam ra Hà Nội thăm Bác Hồ kính yêu. Cách xưng hô “con -Bác” của người Nam Bộ gợi đến những tình cảm rất thân thương và gần gũi. Nó cho thấy mối quan hệ giữa Bác và những đứa con tựa như tình cha con ruột thịt. Tác giả như một đứa con lâu ngày mới có dịp về thăm vị cha già kính yêu. Với từ “thăm”- một cách nói giảm nói tránh, tác giả cố giấu đi, nén lại trong lòng cảm xúc đau thương mất mát không thể nào bù đắp được của cả dân tộc và cũng như để nói với tự lòng mình: Bác còn sống mãi với non sông đất nước, còn sống mãi “như trời đất của ta”, trong “từng ngọn lúa mỗi nhành hoa” (Tố Hữu). Hình ảnh “hàng tre bát ngát” hiện ra trong sương mờ buổi sớm trên con đường đến thăm Bác, đó là hình ảnh tả thực, hình ảnh của quê hương thân thương, yên bình, gần gũi luôn ở bên Người. Một câu cảm thán tác giả sử dụng để bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng về hình ảnh hàng tre: “Ôi! Hàng trẻ xanh xanh Việt Nam”. Đó là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp cho người dân Việt Nam, là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam trải qua “bão táp mưa sa”- thành ngữ chỉ muôn vàn khó khăn gian khổ để rồi thi nhân như khẳng định chắc nịch rằng: mỗi cây trẻ như một con người Việt Nam bền bỉ, kiên trung, vững vàng nay trở về kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Bác. Ba hình ảnh đã tạo nên một trường liên tưởng độc đáo, thú vị: Lăng Bác hiện lên như một làng quê yên bình với những con người bình dị, gần gũi vô cùng. Chầm chậm theo dòng người vào trong lăng, nơi Bác đang yên nghỉ, tâm hồn nhà thơ chứa chan lòng thành kính, biết ơn và ngưỡng mộ sâu sắc đối với Bác Hồ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của vũ trụ, của thiên nhiên ngày ngày sưởi ấm Trái Đất, mang lại sự sống cho vạn vật muôn loài. Tác giả cũng nhận ra, trong lăng cũng có một “mặt trời”, một “mặt trời rất đỏ”. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp chỉ Bác Hồ kính yêu vì Bác như vầng mặt trời có công lao to lớn cho toàn thể dân tộc, dìu dắt ta từ chỗ lầm than đến ngày tự do huy hoàng. Đồng thời phép ẩn dụ cũng như một cách thể hiện tấm lòng thành kính của chính tác giả với Bác Hồ. Cụm từ “ngày ngày” đã khẳng định quy luật bất biến của con người cũng như tự nhiên: nơi lăng Bác dòng người nối dài vô tận không ngừng nghỉ, lặng lẽ, kính cẩn, trang nghiêm để được vào lăng viếng Bác. Dòng người ấy là tấm gương điển hình trên các mặt trận lao động, sản xuất, chiến đấu, đại diện cho gần 60 dân tộc anh em từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc tụ họp lại đây. Họ kết thành hình
  5. hót lên lăng Bác, làm cây trẻ thành kính, tôn nghiêm như người lính canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Đó không chỉ là hình ảnh tinh túy của thiên nhiên mà còn là hình ảnh kết tinh vẻ đẹp sức sống con người kính dâng lên Bác. Bình dị, khiêm nhường, không ồn ào khoa trương, ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện của chúng ta: Ai cũng muốn ở bên Bác, muốn làm điều gì đó dẫu là nhỏ bé cho Bác vui lòng. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh “cây tre trung hiếu” kết thúc bài thơ tạo ra kết cấu dầu cuối tương ứng. Đồng thời còn là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ mang ý nghĩa khái quát, nhất là đặt trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, sắt son với Đảng, với Bác Hồ của đồng bào miền Nam. Cứ thế, bước chân đi nhưng lòng còn níu lại. Cảm xúc của nhà thơ thật chân thành, xúc động đã chạm vào dây đồng cảm của tất cả chúng ta. Cùng với tất cả những tác phẩm ca ngợi về hồ chủ tịch, bài thơ Viếng lăng Bác đã để lại dòng cảm xúc xót thương biết bao trong lòng người đọc suốt bốn mươi năm qua bởi thành công rực rỡ về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ, hình ảnh thơ chân thực gợi nhiều trường liên tưởng, tưởng tượng. Trong đó, đặc sắc nhất là những biện pháp như: nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ được tác giả sử dụng linh hoạt, hiệu quả cao về giá trị thẩm mỹ. Bài thơ bởi lẽ đó đã mang đến cho ta những cảm xúc sâu sắc về Bác Hồ kính yêu với những công lao vĩ đại mà Người đã cống hiến, hy sinh cho dân tộc. Với ý nghĩa đó, bài thơ thực sự trở thành nén tâm hương thành kính của nhà thơ cũng như của nhân dân cả nước kính dâng lên Bác. Bên cạnh đó, Viễn Phương đã góp phần lớn của mình vào đề tài ca ngợi lãnh tụ. Một bài thơ hay, một cảm xúc chân thành, lắng đọng trong lòng người đọc. Cùng với rất nhiều bài thơ ca ngợi Bác, Viếng lăng Bác của Viễn Phương mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng. Bài thơ đã thể hiện trong lòng ta những cảm xúc tự hào, biết ơn vô hạn với vị cha già vĩ đại của dân tộc. Hoàng Hà Anh Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải. Bài Làm "Nếu là con chim, chiếc lá, Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu) Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là "lặng lẽ dâng cho đời". Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra
  6. "Mùa xuân người cầm súng, Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trãi dài nương mạ. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao " Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu. Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ. Sức sống của "mùa xuân đất nước" còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp: "Đất nước bốn ngàn năm Vất và vào gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước" Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết: "Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến" Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào "mùa xuân lớn" của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng "mùa xuân nho nhỏ" nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết - xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là "một nốt trầm xao xuyến". Điều tâm niệm của tác giả: "lặng lẽ dâng cho đời" chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết
  7. CẢM NHẬN "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI (bài hay) Cuộc sống là món quà đẹp nhất tạo hóa dành tặng cho con người. Sống, tận hưởng nhưng còn phải tận hiến. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất thôi thúc nhà thơ Thanh Hải cầm bút viết nên thi phẩm quá đỗi nhân văn – “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhẹ nhàng mà sâu lắng, bài thơ vừa là tiếng lòng thi sĩ, vừa là thông điệp nhân sinh sâu sắc mà Thanh Hải dành tặng cho độc giả hôm nay và cả mai hậu. Thanh Hải là một trong những cây bút nổi bật cho hồn thơ thời chống Mỹ cứu nước. Mang trong mình “cái tạng” riêng, thơ của ông thường hướng tình cảm của mình về miền Bắc xa nhớ trong những năm đất nước bị chia cắt. Với hồn thơ giản dị, mộc mạc đậm tính Huế, nhà thơ thực sự đã đã mang đến vẻ đẹp cho cuộc sống này. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980. Điều đặc biệt ở chỗ, đó là khoảnh khắc hấp hối của thi nhân trên giường bệnh. Giữa cái không khí se se của năm mới, dù phải chống trọi với cơn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn dành trọn từng giây từng phút cho văn chương nghệ thuật, cho đời và cho người. Tôi nhớ Hàn Mặc Tử, nhà thơ của “Mùa xuân chín” cũng từng sáng tác thành công bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chan chứa tình người, tình đời khi bản thân đang phải chịu đựng căn bệnh phong ghê gớm. Thanh Hải cũng như thế. Ở ông, ta bắt gặp một “tấm lòng sứ điệp” sâu nặng, nhất là trước lúc lâm chung, mới thấy cái tình ấy của nhà thơ thật đậm đà biết nhường nào. Làm văn, làm thơ là để “gửi hương cho gió” (Xuân Diệu) dù chỉ để gió cuốn đi. Thanh Hải đã gửi cái hương lòng của mình phả vào từng khổ thơ. Mỗi câu, mỗi chữ đọc lên như nắm bắt được cái linh hồn chan chứa của tác giả. Đến với khổ thơ đầu tiên, ta bỗng bắt gặp một lòng yêu say sưa trước bức tranh thiên nhiền mùa xuân đầy xuân sắc, xuân tình. Một vẻ đẹp hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng, đặc trưng cho mùa xuân nơi xứ Huế. "Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng." Ngay ở dòng đầu tiên, với phép đảo trật tự ngữ pháp, động từ “mọc” được đặt trước hình ảnh “dòng sông xanh” và “hoa tím biếc”, tác giả đã gợi được cái sức sống trỗi dậy, vươn mình của vạn vật trước mùa xuân. Không tranh nhiều lời, bức tranh hiện lên sắc nét qua những hình ảnh chọn lọc đầy tiêu biểu, đó là dòng sông Hương thơ mộng, nước trong xanh êm đềm, điểm thêm sắc tím biếc mộng mơ của bông lục bình lững lờ trôi. Nếu mùa xuân trong thơ Tố Hữu có “mơ nở trắng rừng” thì Thanh Hải
  8. Để khắc họa mùa xuân của đất nước, tác giả đã thật tài tình khi chọn lọc được những hình ảnh tiêu biểu nhất. Đó có lẽ là những kí ức sâu đậm, không thể xóa nhòa trong tâm trí của một người con yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Hình ảnh “người cầm súng” – hình ảnh đẹp nhất, cao cả nhất đại diện cho lực lượng chiến đấu và bảo vệ quê hương. Hình ảnh “người ra đồng” – lực lượng lao động sản xuất xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là hai lực lượng cao quý nhất không chỉ với thời Thanh Hải mà còn cho cả hôm nay. Đất nước vắng tiếng bom, không gian trong lành, bình yên, lại thêm con người hào hứng lao động. Là gì đây nếu không phải sức sống căng tràn tiềm ẩn trong mùa xuân mới của dân tộc? Hình ảnh “lộc” được tác giả lặp lại hai lần, không chỉ là lộc non, lộc biếc của mùa xuân, tươi non trên cành lá mà còn tượng trưng cho thành quả lao động sản xuất và chiến đấu, là thành quả của cuộc cách mạng Việt Nam trên khắp các mặt trận giải phóng dân tộc. Điệp ngữ “tất cả” tạo nên cái điệp khúc dồn dập, “hối hả, xôn xao”. Chỉ với hai tính từ láy nhưng tác giả đã thể hiện thành công cái không khí “người người thi đua, nhà nhà thi đua” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mùa xuân mới của đất nước trong thơ Thanh Hải sao cứ gợi cho tôi nhớ đến mùa thu mới trong thơ Nguyễn Đình Thi? “Mùa thu nay khác rồi. Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi. Gió thổi mùa thu phấp phới. Rừng thu thay áo mới. Trong biếc nói cười thiết tha ” Chắc bởi lẽ cả hai bài thơ đều rạo rực khí thế của người chiến thắng, của cuộc sống mới, không còn gông xiềng nô lệ. Cả hai nhà thơ, ta đều cảm nhận được một tinh thần tự chủ, một tấm lòng sâu nặng với non sông gấm vóc Việt. Như một lẽ thường tình, niềm tự hào trong Thanh Hải gợi cho nhà thơ nhớ về một thời lịch sử hào hùng của toàn dân tộc: "Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước." Trải qua muôn vàn thử thách gian lao, biết bao thế hệ cha anh đã hy sinh ngã xuống, biết bao máu xương của tổ tiên phải chôn vùi dưới lớp đất cổ ngàn năm. Giấc ngủ nghìn thu ấy gợi nhắc mỗi thế hệ trẻ hôm nay sống, tận hưởng nhưng vẫn phải tận hiến cho cuộc đời, cho xứng đáng với công sức mà tổ tiên ta để lại. Bốn ngàn năm, khoảng thời gian dài đủ để thi nhân bồi hồi nhưng cũng không kém phần tự hào, hãnh diện. Phép so sánh “đất nước như vì sao” là cách nói rất đẹp gợi đến lòng tin yêu vào một tương lai tươi sáng “cứ đi lên phía trước”. Đó cũng là niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ “Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau” (Nguyễn Khoa Điềm). Âm hưởng lời thơ vui vẻ, phơi phới. Tâm hồn ta cũng như cuộn trào trong từng đợt sóng lòng khôn nguôi hòa vào mùa xuân và sức sống diệu kì của dân tộc. Từ cảm xúc dạt dào, ngây ngát trước cảnh sắc đất nước, sâu thẳm trái tim nhà thơ như dậy lên một “mùa xuân nho nhỏ”, cũng là niềm khao khát cao đẹp của một tâm hồn trong ngần:
  9. Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế." Vẫn mở đầu bằng mùa xuân, bằng đại từ “ta” như hòa vào cảm xúc chung của toàn dân tộc, khúc hát Nam ai Nam bình đã được tác giả nhắc lại như một niềm tự hào vô bờ bến. Hình ảnh “nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” vang lên mặn mà mà dung thủy, gắn bó chẳng thể rời xa. Phải chăng đó là ẩn dụ của đất mẹ đang vỗ về người con ưu tú của quê hương? Văng vẳng đâu đây vẫn là lời ca ngọt ngào của một tâm hồn nhạy cảm, một lòng yêu thương gắn bó máu thịt với quê hương của nhà thơ Thanh Hải. Có thể nói, vượt lên rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân của các thi nhân Việt Nam, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã để lại cho đời một ý nghĩa thật lớn lao. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ. Hình ảnh thơ trong sáng, khoáng đạt. Biểu tượng thơ sâu sắc, đa nghĩa Tác giả không chỉ biết hiện một bức tranh thiên nhiên hút hồn người mà còn như một dịp cất lên tiếng lòng thiết tha của một người con yêu nước. Thấm vào từng trang thơ là niềm tin mãnh liệt vào sức sống lâu bền của dân tộc.