Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử, Địa lí, Khoa học Khối 5

doc 8 trang Đăng Khôi 20/07/2023 10660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử, Địa lí, Khoa học Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_dia_li_khoa_hoc_khoi_5.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử, Địa lí, Khoa học Khối 5

  1. CÂU HỎIÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 5 Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước. 1/ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì? - Ông đề nghị: Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản; mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc, - Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước để làm cho đất nước giàu mạnh. 3/ Vua quan nhà Nguyễn có ý kiến như thế nào đối với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? - Trước những đề nghi canh tân của Nguyễn Trường Tộ, các quan trong triều có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vua Tự Đức cho rằng không cần nghe thưo vì phương pháp cũ đã dủ để điều khiển quốc gia và những đề nghị của canh tân đất nước của ông không được vua quan nhà Nguyễn thực hiện . 4/ Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ? - Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng, coi ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn dân giàu, nước mạnh. *Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX 1/ Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế nào? -Trước khi Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó cịn phát triển một số ngành như: dệt, gốm, đúc đồng Sau khi Pháp xâm lược, nước ta xuất hiện một số ngành kinh tế khác như: khai thác khoáng sản, điện nước, xi măng , dệt, đồn điền trồng cao su, chè, cà phê, Lần đầu tiên nước ta có đường ôtô, đường ray xe lửa. 2/ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào? -Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt nam có hai giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân. Sau khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam xuất hiện những tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng, giai cấp công nhân. 3/ Nêu đời sống của nhân dân, công nhân Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX? -Vì mất ruộng đất nên người dân phải làm tá điền cho địa chủ, làm phu trong các đồn điền hoặc vào làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, của tư bản Pháp và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 1/ Nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập? +Tố cáo tội ác của chính quyền Pháp- Nhật đối với nhân dân ta. +Khẳng định quyền tự do, bình đẳng và quyền mưu cầu được sống của con người. + Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Khẳng định quyết tâm giữ vững quyền tự do và độc lập ấy của toàn thể dân tộc Việt Nam. 2/ Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ khẳng định điều gì? “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” 3/ Ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9/1945? – Là ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với thế giới, kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và ngày 2/9 hàng năm được chọn làm ngày Quốc khánh của nước ta. 1
  2. CÂU HỎI ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ Việt Nam đất nước chúng ta 1/ Nêu vị trí và giới hạn của nước ta? -Việt Nam là một bộ phận của châu Á, nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta gồm phần đất liền có đường bờ biển giống hình chữ S và vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông với nhiều đảo và quần đảo. Nước ta có vùng biển thông với Thái Bình Dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 2/ Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào? Diện tích của nước ta là bao nhiêu km2 ? Chiều dài từ Bắc đến Nam dài bao nhiêu km? Phần đất liền nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Diện tích của nước ta vào khoảng 330.000km2, ùng biển có diện tích rộng gấp nhiều lần phần đất liền. Chiều dài phần đất liền từ Bắc đến Nam dài 1650 km. Khí hậu 1/ Nêu đặc điểm khí hậu nước ta? Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, nói chung là nóng. Những vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. Gió và mưa thay đổi theo mùa. Trong một năm có hai mùa gió chính: gió đông bắc và gió tây nam(đông nam). 2/ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc với ranh giới là dãy núi Bạch Mã. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 3/ Khí hậu nước ta có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ? Khí hậu nước ta nói chung là nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Tuy vậy, hàng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán làm ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Vùng biển nước ta 1/ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông. Ở vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng. Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống ( gọi là thuỷ triều). 2/ Vai trò của biển? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ biển và tài nguyên biển? - Biển điều hoà khí hậu. Là kho muối vô tận; biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên và hải sản. Biển là đường giao thông quan trọng.Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp làm nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn. - Ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. Nông nghiệp 1/ Vai trò của ngành trồng trọt? Nông nghiệp nước ta gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, trồng trọt là ngành sản xuất chính, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. Trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp. 2/ Đặc điểm các loại cây trồng ở nước ta? Các loại cây ở nước ta là: lúa, mì, lạc, cây ăn quả, chè, cà phê, cao su Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam Bộ. Những năm gần đây, Việt Nam trở thành 3
  3. 2.Cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? - Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, ma túy ; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 1/ Nêu tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền vi-rút sang cho người lành. 2/ Tác hại của bệnh sốt xuất huyết? Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh diễn biến rất ngắn, trường hợp nặng( bị xuất huyết bên trong cơ thể) có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Mặt khác, hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chưa bệnh này. Vì vậy khi mắc bệnh phải đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, ngừa sốt cao và biến chứng. 3/ Bệnh sốt xuất huyết có những biểu hiện gì? Cách phòng bệnh? - Sốt cao, ở tay, chân nổi những hột đỏ li ti như vết muỗi cắn. - Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt, có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS 1/ Em biết gì về HIV/ AIDS ? HIV/ AIDS còn gọi là căn bệnh thế kỉ. Cho đến nay căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị, nếu ở giai đoạn AIDS thì chỉ còn đợi chết. HIV/ AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch do vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể gây nên 2/ Những ai có thể bị nhiễm HIV/ AIDS ? Tất cả mọi người đề có thể bị nhiễm HIV/ AIDS nếu không cẩn thận. Hầu hết những ngườii nhiễm HIV sẽ dẫn đến AIDS. Nói cách khác, AIDS là giai đoạn cuối của của quá trình nhiễm HIV. 3/ HIV có thể lây truyền qua những đường nào? Nêu cách phòng chống HIV/ AIDS ? - HIV/ AIDS lây truyền qua đường máu, từ mẹ qua con. Người bị mắc bệnh này bị giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật. - Để phòng chống HIV/ AIDS ta chỉ dùng bơm kim tiêm một lần, nếu phải dùng chung bơm kim tiêm thì cần luộc khoảng 20 phút kể từ khi nước sôi. Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như: dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm - Để phát hiện một người có bị nhiễm HIV hay không, người ta thường xét nghiệm máu. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI 1/ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại? Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại là: đi một mình ở nơi vắng vẻ, đi nhờ xe người lạ, đi chơi với người lạ, ở trong nhà một mình với người lạ, đi chơi cùng bạn mới quen, nhận tiền hoặc quà của người lạ, để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình. 2/ Nêu các cách phòng chống bị xâm hại? Thêm từ “không’ vào trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Ví du: Không đi một mình ở nơi vắng vẻ. 3/ Chúng ta cần làm gì trong trường hợp bị xâm hại? Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự với ai khi bị xâm hại? Khi bị xâm hại, chúng ta cần nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó. Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu, 5
  4. - Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép, ta được bê tông cốt thép. Bê tông cốt thép dùng để xây nhà cao tầng, xây cầu, làm đập nước. 5/ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Giang, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hà Tĩnh. THUỶ TINH 2/ Đặc điểm, tính chất của thủy tinh? Thủy tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác. Thủy tinh thường: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị axit ăn mòn. Ngoài thủy tinh thường còn có loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ) dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, CHẤT DẺO 1/ Nguồn gốc và tính chất của chất dẻo: Chất dẻo được làm ra từ dầu mỏ và than. Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao. 2/ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao? Ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh vải và kim loại như: chén, ly, khay đựng đồ ăn, thau, vỏ bút, cặp tóc, vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp. - Để bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo cần rửa và lau chùi sạch sẽ sau khi dùng. Không đựng đồ quá nóng hoặc để gần bếp lửa. ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh. * Chuyện một khu vườn nhỏ. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào? Vùng đất nào yên lành,tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn để sinh sống. Nội dung: Tình cảm yêu quý của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. * Mùa thảo quả Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. * Người gác rừng tí hon: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung . / Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. / Phán đoán nhanh. / Phản ứng nhanh . / Dũng cảm, táo bạo Nội dung Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. * Trồng rừng ngập mặn Nội dung :Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 7