Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Trần Thy 09/02/2023 11020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_dia_li_lop_11_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2021 - 2022 MÔN: ĐỊA LÍ 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM A. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA A.1: LIÊN BANG NGA NHẬN BIẾT: Câu 1.1. Liên Bang Nga là nước có A. diện tích lớn thứ hai thế giới. B. vị trí nằm ở cả hai châu lục Á và Phi. C. lãnh thổ phần lớn thuộc đồng bằng Đông Âu và toàn bộ Bắc Á. D. lãnh thổ chủ yếu nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới. Câu 1.2. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn? A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu. B. Đất nước trải ra trên 11 múi giờ. C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu. D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Câu 1.3. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 2.1. Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về A. công nghiệp luyện kim của thế giới. B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới. D. công nghiệp dệt của thế giới. Câu 2.2. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp chế tạo máy. C. công nghiệp quốc phòng. D. công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 2.3. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là A. công nghiệp khai thác dầu khí. B. công nghiệp khai thác than. C. công nghiệp điện lực. D. công nghiệp luyện kim. Câu 3.1. Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết? A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới. C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ. D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất. Câu 3.2. Đâu là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới thuộc nước Nga? A. Hồ Bankhat. B. Hồ Baikal. C. Hồ Great Bear. D. Hồ Tanganyika Câu 3.3. Hai trung tâm dịch vụ lớn của nước Nga là A. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. B. Nô-vô-xi-biếc và Ma-nhi-tơ-gooc. C. Va-la-đi-voxtoc và Kha-ba-rốp. D. Ê-tin-carenbua và Magadan. THÔNG HIỂU: Câu 4.1. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là gì? A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
  2. A. Sông ngắn, dốc. B. Sông dài lưu lượng nước lớn. C. Sông ngắn lưu lượng nước nhỏ. D. Mật độ sông dày, lưu lượng nước lớn. Câu 8.1. Phía Bắc của Nhật Bản có khí hậu A. ôn đới. B. nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới. Câu 8.2. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là A. quy mô không lớn. B. tập trung chủ yếu ở miền núi. C. tốc độ gia tăng dân số cao. D. dân số già hóa. Câu 8.3. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? A. chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. THÔNG HIỂU: Câu 9.1. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu lớn. B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao. C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 9.2. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời. C. số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. ngành đánh bắt hải sản phát triển. Câu 9.3. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính. B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp. C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít. D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất. Câu 10.1. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sử dụng ít lao động. Câu 10.2. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm. B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước. C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào. D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền. Câu 10.3. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì A. Nhật Bản là quốc đảo, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính. B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao. C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm. D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ. A.3. TRUNG QUỐC: NHẬN BIẾT: Câu 11.1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng A. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga. B. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Ca-na-đa. C. thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Ca-na-đa và Hoa Kỳ. D. thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ và Braxin.
  3. Câu 15.1. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là A. làm gia tăng dân số ở các đô thị. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. C. mất cân bằng phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh. Câu 15.2. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác nhỏ. C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp. Câu 15.3. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do A. ảnh hưởng của núi cao cở phía đông. B. có diện tích quá lớn. C. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa. D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Câu 16.1. Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc? A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng - miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều - Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa. C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông. D. Miền Đông giàu khoáng sản - miền Tây khoáng sản nghèo nàn. Câu 16.2. Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã A. tiến hành cải cách ruộng đất. B. tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường. C. thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. D. xây dựng nhiều thành phố, làng mạc. Câu 16.3. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ? A. Điện, luyện kim, hóa dầu. B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động. C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác. D. Điện tử, chế tạo máy, cơ khí. A.4. ĐÔNG NAM Á: NHẬN BIẾT: Câu 17.1. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không có vùng biển tiếp giáp với vùng biển nước ta A. Thái Lan B. Campuchia C. Xingapo D. Mianma Câu 17.2. Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 17.3. Khu vực Đông Nam Á nằm ở A. Giáp với Đại Tây Dương. B. giáp lục địa Ô-xtrây-li-a. C. phía bắc nước Nhật Bản. D. phía đông nam châu Á. Câu 18.1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á? A. Nằm phía Đông Nam của châu Á. B. Là nơi giao thoa giữa nền văn hóa lớn. C. Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a. D. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 18.2. Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm A. thúc đẩy sản xuất trong nước. B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. nâng cao chất lượng nguồn lao động. D. đẩy mạnh phát triển thương mại.
  4. A. Dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng đồi trung du. B. Dân cư tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa. C. Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. D. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng biên giới. Câu 22.3. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. C. Lao động không cần cù, siêng năng. D. Thiếu sự dẻo dai, năng động. THÔNG HIỂU: Câu 23.1. Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ? A. Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa. B. Còn hoang sơ mới được sử dụng gần đây. C. Có nhiều mùn do rừng nguyên sinh cung cấp. D. Đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp. Câu 23.2. Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra thiên tai nào sau đây? A. Động đất. B. Bão. C. Núi lửa. D. Sóng thần. Câu 23.3. Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu do có A. khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng. B. thị trường nước ngoài mở rộng, nhu cầu tiêu thụ lớn. C. khí hậu nóng ẩm, đất đỏ ba dan màu mỡ có diện tích rộng lớn. D. lao động đông, có truyền thống,kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Câu 24.1. Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á là do các nước này có điều kiện thuận lợi nào sau đây? A. Đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. B. Đất đa dạng, nhiều loại tốt, khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa. C. Diện tích đất rộng, cơ cấu đa dạng, khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. D. Đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ, khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. Câu 24.2. Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều. B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao. D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế. Câu 24.3. Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào A. sự suy giảm của các cường quốc khác. B. trình độ khoa học kỹ thuật cao. C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài. D. nguồn nguyên liệu phong phú. B. KĨ NĂNG Câu 25.1. Cho bảng số liệu sau: Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới năm 1985-2013 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3.4 4.9 9.0 Thế giới 4.2 6.3 12.0 Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013? A. Tỉ trọng ngày càng tăng. B. Chiếm tỉ trọng co nhất. C. Tỉ trọng ngày càng giảm. D. Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%. Câu 25.2. Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng GDP các nước Đông Nam Á giai đoạn 2004 - 2011
  5. 16.3 % Đông Nam Á 23.1 % Các khu vực khác 1995 2005 Biểu đồ biểu thị tỉ trọng cà phê của khu vực Đông Nam Á so với Thế giới Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự biến động tỉ trọng sản lượng cà phê Đông Nam Á so với thế giới năm 1995 và 2005? A. Sản lượng cà phê của Đông Nam Á giảm. B. Sản lượng cà phê của Đông Nam Á tăng. C. Tỉ trọng sản lượng cà phê của Đông Nam Á giảm. D. Tỉ trọng sản lượng cà phê của Đông Nam Á tăng. Câu 27.2: Cho biểu đồ: CÁC NHÓM TUỔI NHẬT BẢN NĂM 1997 VÀ 2005 Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu các nhóm tuổi Nhật Bản qua các năm. B. Tốc độ gia tăng các nhóm tuổi Nhật Bản qua các năm. C. Chuyển dịch cơ cấu các nhóm tuổi Nhật Bản qua các năm. D. Các nhóm tuổi dân số Nhật Bản qua các năm. Câu 27.3. Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng GDP 5,57 1,94 2,26 1,30 4,71 0,47 Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng? A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục. B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và không thay đổi. Câu 28.1. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1985 1990 2000 2005 2010 2014 Sản lượng 11 411,4 10 356,4 4 988,2 5193,5 4440,9 4165,0 Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng? A. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giảm nhanh. B. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản tăng nhanh. C. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản không đổi. D. sản lượng cá khai thác của Nhật Bản lớn nhất thế giới.