Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

docx 155 trang Trần Thy 11/02/2023 10660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. - Có thể đến thăm gia đình thương binh, thăm Bảo tàng quân đội, thăm Nghĩa trang liệt sĩ . . .được gặp người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa. - Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe. (Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách người lính lái xe) Thân bài: - Người lính lái xe kể chuyện. - Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện. Cần làm rõ những ý sau: + Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị tàn phá nặng nề. . . + Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng, có trách nhiệm với Tổ quốc. + Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi” Kết bài: Kết thúc cuộc nói chuyện - Chia tay với người lính lái xe. - Ấn tượng của nhân vật “tôi” - Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh kháng chiến THAM KHẢO 1 SỐ CÂU HỎI 1.Phần 2: Đọc hiểu văn bản: Cho đoạn văn sau: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại , như câu chuyện về một vị tiên , một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ , với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị , với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối , cháo hoa.” Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Xác định nội dung đoạn trích? Câu 3: Từ đoạn trích em hiểu gì về vẻ đẹp của con người chủ tịch Hồ Chí Minh ?
  2. Nội dung: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống 0,5 2 3 Ý nghĩa: Nghệ thuật đã có sức mạnh cảm hóa, lôi cuốn kì lạ đối với con người 0,5 trong cuộc sống. Hình thức: Một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) Nội dung: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần dựa trên các ý sau: + Đối với cuộc sống hiện tại phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh thần được nâng cao nên nhu cầu của con người đối với văn nghệ rất cần thiết. 0,25 + Nếu không có văn nghệ thì nhận thức bị hạn chế , ngăn cẳn tầm nhìn đối với xã hội, đời sống con người sẽ nhạt nhẽo. 0,25 4 + Nếu không có văn nghệ mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cuộc sống bị tách rời không gắn bó chặt chẽ với nhau. + Văn nghệ có tác động lớn đối với cuộc sống khắc khổ mà con người thường 0,5 ngày đang phải bận bịu, vất vả với nhiều áp lực của công việc và cuộc sống . Văn nghệ giúp con người thư giãn có tâm hồn, cảm xúc có tinh thần hăng say hơn đối với công việc và cẩm thấy cuộc sống thật có ý nghĩa. 0,5 - Lưu ý: Nếu nội dung trình bày thuyết phục, chặt chẽ cho điểm tối đa. Nội dung sơ sài chỉ nói chung chung trừ 0,25 -> 0,5 điểm ở mỗi ý 3. Phần II: Đọc -hiểu văn bản( 3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa.” (Trích “Người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ) Câu 1.Tâm trạng nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích dẫn như thế nào? (0,5 điểm). Câu 2. Cách giải quyết tâm trạng bằng cái chết của Vũ Nương theo em có hợp lý không? (1,0 điểm). Câu 3. Qua đoạn trích dẫn cùng với hiểu biết của em về tác phẩm hãy viết đoạn văn chỉ rõ vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất. (1,5 điểm). Phần II: Đọc -hiểu văn bản: Câu 1:
  3. -Nói đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận (0,25 điểm) Câu 2 Vì Hồ chí Minh đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, đã trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện (1điểm) Câu 3 -Hình thức: Học sinh viết đúng một đoạn văn, đúng đủ số câu (0,25điểm) -Nội dung: 1,25(điểm) Học sinh biết trình bày theo qua điểm của mình về việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Việt nam trong thời đại ngày nay: + Người Việt Nam cần tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. + Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó qua những việc làm cụ thể. + Bên cạnh đó cũng cần loại trừ những tư tưởng, phong tục cổ hủ lạc hậu không còn phù hợp. + Phê phán những hành động thái độ phi văn hóa hoặc làm mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp Bài viết mạch lạc trong sáng rõ ràng nội dung bố cục. Lập luận lí lẽ chặt chẽ hợp lí. Chấp nhận những suy nghĩ, kiến giải riêng của các em miễn là thuyết phục. (Tùy theo mức độ cho diểm hợp lí). 5. PHẦN II: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát hay được hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó” ( Trích “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”-G.Mác – két) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 2. Em hiểu như thế nào về lí trí của tự nhiên? 3. Các dẫn chứng mà tác giả đưa ra có tác dụng gì? Từ đó em hiểu được thái độ nào của tác giả?
  4. 1- Đoạn văn diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nhe tin đồn nhảm làng Chợ Dầu theo Tây đi Việt gian. (0,5 điểm) 2- Tác dụng của hinhf thức độc thoại nội tâm: (0,75 điểm) - Làm nổi bật tâm trạng đớn đau, day dứt của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. 3- Tâm trạng đau đớn, day dứt, tủi thẹn của ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây cho ta thấy ông Hai là người yêu làng, yêu nước nồng nàn, sâu sắc của ông Hai. 4- Đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau: (1 điểm) + Giải thích được về tình yêu quê hương: Là tình cảm gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. + Khẳng định đây là tình cảm thiêng liêng cao quý vì quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với ký ức tuổi thơ. + Các biểu hiện của tình yêu quê hương: Nỗi nhớ thường trực trong mỗi lần xa quê, yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra, yêu con người thuộc về mảnh đất đó, có những hành động thiết thực để xây dựng quê hương + Phê phán những người quên đi nguồn cội, quên đi quê hương. + Nhận thức, hành động: Học tập tốt để trở thành người công dân có ích xây dựng quê hương *HS trình bày những suy nghĩ của bản thân về lòng dũng cảm của tuổi trẻ Việt nam hiện nay. Chấp nhận những suy nghĩ, kiến giải riêng của các em miễn là thuyết phục. * Yêu cầu về hình thức: đúng thể loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, đủ số dòng theo yêu cầu. 7. 8. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm) Đọc đoạn văn sau: “ Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của nhà khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.” ( “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G. Mác-két) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?( 0,5 điểm) 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên( 0,5 điểm)
  5. + Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới như: xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới, tôn trọng hòa nhã, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phản đối khủng bố tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc ( Lưu ý: Căn cứ vào thực tế bài viết, GV tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của HS linh hoạt để cho điểm, tránh máy móc) 9. Đọc đoạn văn sau: Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Kéo co thu hút nhiều người, Tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo co được đông đảo thanh , thiếu niên ưa thích. ( Trích văn bản trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 27) 1.Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn.( 0,5đ) 2.Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ) 3. Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết vì sao kéo co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích?( 0,5đ) 4.Viết đoạn văn nghị luận về việc bảo tồn, giừ ging và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em. ( 1,5đ) Phần II. Đọc Hiểu văn bản ( 3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Thuyết minh ( 0,5 điểm) Câu 2: Vấn đề đoạn văn đề cập đến: Trò chơi kéo co (0,5 điểm) Câu 3: Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật , ý thức tập thể của mỗi người.( 0,5 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương em( 1,5 điểm). - Nêu vấn đề cần nghị luận, Phân tích sự việc, hiện tượng( Các truyền thống tốt đẹp của quê hương em là gì?) ( 0,5 điểm). HS có thế nêu một số yếu tố thuộc văn hóa vật thể ( là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia )Văn hóa phi
  6. Phần II. Đọc - 1. - Đoạn văn viết về nhân vật anh thanh niên. hiểu văn bản - Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ qua đoạn văn: (3,0 điểm) Anh thanh niên có những suy nghĩ rất đúng đắn, sâu sắc về công việc, cuộc sống: Anh rất yêu công việc của mình, công việc đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Anh luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc. Những lời tâm sự rất giản dị nhưng đã toát lên vẻ đẹp nhân cách, lối sống đáng trân trọng: Sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đất nước, cho mọi người. 2. Suy nghĩ về vấn đề: Sống có ích. *Hình thức: HS biết viết đoạn văn nghị luận; Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; Độ dài đoạn văn phù hợp. *Nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: a. Giải thích: “Sống có ích” là sống có mục đích, lý tưởng tốt đẹp, có những hành động, việc làm, tình cảm đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cộng đồng. Người sống có ích là người sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết sống vì mọi người. b. Bàn luận: - Khẳng định sống có ích là lối sống đẹp, đáng trân trọng, vì nó đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân và mọi người; giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, biết hy sinh cái tôi, quan tâm giúp đỡ mọi người - Phê phán những người sống không mục đích, lý tưởng; lười nhác, ỷ lại, ích kỷ, vụ lợi. c. Bài học về nhận thức và hành động: Phải ý thức rõ sự đúng đắn, tốt đẹp của sống có ích, để từ đó luôn cố gắng sống tích cực góp phần làm đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long với tâm sự sâu sắc về ý thức trách nhiệm với công việc, cộng đồng, đất nước chính là biểu hiện rõ ràng cho lối
  7. + Công việc là sợi dây liên kết mọi người với nhau để cùng nhau hoàn thành công việc chung : Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới 0,25 kia + Công việc là niềm vui, niềm đam mê: Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết 0,25 mất c. * Yêu cầu về hình thức : Viết đúng hình thức một đoạn 0,25 văn, đủ số câu * Yêu cầu về nội dung : Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Đoạn trích đã nói lên những suy nghĩ đẹp,đúng đắn của nhân vật anh thanh niên về công việc trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành long : Công việc là người bạn đồng hành, là niềm vui, là sự gắn kết mọi người với nhau 0,25 -Những suy nghĩ ấy của anh thanh niên khiến ta cảm phục,anh thanh niên là tấm gương sáng cho ta học tập và noi theo - Từ đó cần có thái độ đúng đắn với việc học tập của bản 0,25 thân: Tự giác, tích cực, tìm thấy niềm vui trong học tập từ những kết quả mình đã đạt được, những kiến thức mình khám phá Học tập còn là cơ hội để được giao tiếp với thầy cô, bạn bè và thế giới bên ngoài ( Dẫn chứng ) - Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều bạn học sinh trây lười ỷ lại trong học tập,chán nản, coi việc học là bắt 0,5 buộc - Những suy nghĩ của anh thanh niên mãi là lời nhắc nhở 0,25 chúng ta : Sống phải biết làm việc, học tập, cống hiến hết mình vì “ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ”
  8. *HS trình bày những suy nghĩ của bản thân về tình cảm với quê hương (1,5 điểm): Chấp nhận những suy nghĩ riêng của các em miễn là thuyết phục. *HS có thể nêu các ý sau: - Giảỉ thích: (0,25 điểm) + Có thể giải thích theo cách hiểu của học sinh về quê hương + Biểu hiện về tình cảm, tình yêu của con người với quê hương (khi ở quê , xa quê ) - Vì sao con người cần phải có tình cảm với quê hương (0,5 điểm) + Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó với biết bao kỷ niệm trong cuộc đời . + Đó là nơi ta trở về sau nhiều năm ngược xuôi. - Bàn luận và mở rộng: (0,75 điểm) + Nhận thức tình cảm của mỗi người với quê hương + Thái độ: Ca ngợi những người có tình cảm, gắn bó sâu nặng với quê hương và phê phán với những người chưa có tình cảm gắn bó với quê hương. + Bài học, liên hệ với bản thân. 14. PHẦN II : Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gọi chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. (Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ) a/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b/ Xác định nội dung của đoạn văn trên. c/ Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về Vũ Nương? d/ Là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc? Phần II: Đọc – hiểu(3,0 điểm) a, - PTBĐ chính: Biểu cảm (0,5 điểm) b, Nội dung đoạn văn: Lời than của Vũ Nương trước trời đất về nỗi oan của nàng (0,5 điểm) c, (1 điểm) Học sinh cần nêu được một số ý sau đây: -Vũ Nương là người phụ nữ tiết giá sạch trong nhưng phải chịu nỗi oan khuất. -Nàng là người phụ nữ trọng danh dự.
  9. 3, Quan niệm của anh thanh niên về hạnh phúc là: Được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước. (1,0 điểm) 4, Đây là đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý đến phương pháp làm bài. (1,0 điểm) - Giải thích : + Lý tưởng sống là gì? Lý tưởng sống chính là mục đích sống cao đẹp của mỗi người. + Lý tưởng sống của thanh niên thời nay là gì? Học tập, rèn luyện và trở thành người có ích, đem tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, cho quê hương - Tại sao cần phải sống có lý tưởng? Và lý tưởng sống phải cao đẹp? Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc và hạnh phúc chính là cả cuộc đời Bởi vì lý tưởng là lẽ sống của cuộc đời. Lý tưởng cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hành động mới phi thường. + Dẫn chứng: Nhà thơ Thanh Hải cống hiến hết mình cho đất nước cho quê hương ngay cả khi sắp từ biệt cuộc đời. Anh thanh niên thấy mình thật hạnh phúc khi góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghệp chung của dân tộc. - Nhận thức và hành động: Chúng ta phải làm gì để thực hiện lý tưởng cao đẹp? + Học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt + Biết chọn cho mình một lý tưởng cao đẹp đó là biết sống mình vì mọi người. + Biết thể hiện lòng yêu nước trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt khi tổ quốc cần. Cách chấm điểm: + Từ 0,75 điểm đến 1,0 điểm: Đảm bảo được đủ ý. + Từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm: Đảm bảo 1-2 ý, triển khai ý còn sơ lược; còn mắc lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Không làm hoặc có làm nhưng lạc nội dung. 17. Phần II: Đọc- hiểu văn bản ( 3,0 điểm ) Cho đoạn văn: “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu
  10. Câu 3:(1,0 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật và ý nghĩa của cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm này của Nguyễn Thành Long? Câu 4: (1.0 điểm) Tại sao “người con trai” trong đoạn văn lại “mừng quýnh” khi có sách? Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân vật anh thanh niên? Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính là : Tự sự. Câu 2: (0,5 điểm) Có 4 nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn: Anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. (thiếu 1 nhân vật trừ 0.25 điểm; thiếu 3 nhân vật không cho điểm) Câu 3:(1,0 điểm) - Nguyễn Thành Long đặt tên nhân vật bằng giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp của họ. - Thông qua cách đặt tên đó, Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi những con người vô danh, họ đang âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền bắc. Câu 4: (1.0 điểm) - Sống trong hoàn cảnh một mình ở một nơi mà quanh năm chỉ có mây mù bao phủ thì sách đối với anh rất cần thiết. Sách như một người bạn để anh tâm tình trò chuyện, sách giúp anh vơi bớt đi nỗi “cô độc”, nỗi “thèm người”, sách còn giúp anh mở mang kiến thức. - Anh thanh niên là người yêu quý sách, ham hiểu biết, ham học hỏi và biết quý trọng tri thức.24. II. Tù luËn : ( 8 ®iÓm ) Câu 1: (3 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới “Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: ''Bị cáo Ruồi bị buộc hai tội. Một là ruồi sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Bên ngoài ruồi mang sáu triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Hai là ruồi sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Một đôi ruồi, trong một mùa từ 4 tháng đến 8 tháng, nếu đều mẹ tròn con vuông thì sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái''. Một luật sư bào chữa nói: ''Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt: mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ, chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được
  11. - Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn. - Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau: Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.