Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Khôi 20/07/2023 12160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_5_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Lớp: 5/ Năm học : 2022 -2023 Họ và tên: MÔN: Lịch sử - Địa lí - Lớp 5 Thời gian : 40 phút ( ĐỀ 1 ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) I. LỊCH SỬ: (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng. Câu 1: (0.5 điểm) Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta vào năm: A. năm 1862. B. năm 1858 C. năm 1859 D. năm 1860 Câu 2:(0,5 điểm) Chức vụ “Bình Tây Đại nguyên soái” do ai phong tặng cho ông Trương Định? A. Triều đình nhà Nguyễn. B. Người nhà ông C. Dân chúng và nghĩa quân D. Ông tự phong Câu 3:(0,5 điểm) Ngày, tháng, năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là: A. Ngày 3/2/1930 B. Ngày 3/3/1930 C. Ngày 2/3/1930 D. Ngày 2/3/1931 Câu 4:(0,5 điểm) Ai là người đã nhờ đồng đội chặt cánh tay phải, khi bị thương để làm nhiệm vụ trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. Phan Đình Giót; B. La Văn Cầu C. Tô Vĩnh Diện; D. Bế Văn Đàn. Câu 5:(1 điểm) Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: ( không chịu làm nô lệ; hòa bình; cướp nước ta; nhân nhượng.) “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn , chúng ta phải . Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới .Vì chúng quyết tâm lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định ” II. ĐỊA LÍ: (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng. Câu 1:(0,5 điểm) Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng bao nhiêu km 2 ? A. 330 000 km2 B. 320 000 km2 C. 430 000 km2 D. 340 000 km2 Câu 2:(0,5 điểm) Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là: A. Huế - Đà nẵng B. Bắc - Nam ( Hà Nội - Thành Phố HCM ) C. Hà Nội - Đà Nẵng D. Đà Nẵng - Nha Trang Câu 3:(0,5 điểm) Vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất là: A. Điều hòa khí hậu B. Che phủ đất C. Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ D. Tất cả ý trên Câu 4:(0,5 điểm) Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta? A.Thành phố Hồ Chí Minh; B.Thành phố Hà Nội; C.Thành phố Hải Phòng; D. Thành phố Đà Nẵng
  2. ĐÁP ÁN BÀI KT : LS -ĐL A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) I. LỊCH SỬ: (3điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0.5 điểm, riêng câu5: 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 Ý đúng B C A B Thứ tự các từ cần điền 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ không chịu làm nô lệ; hòa bình; cướp nước ta; nhân nhượng. ( Đúng mỗi ý 0,25 đ ) II. ĐỊA LÍ: (3điểm) Câu 1 2 3 4 5 Ý đúng A B D A a - 4 ; b - 2 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ c - 3 ; d – 1 ( Đúng mỗi ý 0,25 đ ) B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm I. LỊCH SỬ: (2điểm) Câu 1 : Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu-đông năm 1950 nhằm mục đích gì? Trả lời: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu-đông năm 1950 nhằm mục đích là: - Giải phóng một phần biên giới Việt-Trung. - Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc. - Khai thông đường liên lạc Quốc tế. Câu 2 : Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? Trả lời: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” II. ĐỊA LÍ: (2điểm) Câu 1: Nêu hậu quả của việc tăng nhanh dân số. Trả lời: Hậu quả của việc tăng nhanh dân số: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế; không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống; làm suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường. Câu 4: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta. Trả lời: Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống có các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn.
  3. II. ĐỊA LÝ Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? Trả lời: Nước ta có 54 anh em dân tộc chung sống với nhau. Dân tộc kinh có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi và cao nguyên. Câu 2: Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? Biển có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ? Trả lời: Đặc điểm vùng biển nước ta là: Không bao giờ đóng băng; miền Bắc và miền Trung hay có bão. Biển có vai trò đối với sản xuất và đời sống: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên lớn (Cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm ) và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch nghỉ mát, hấp dẫn. Câu 3: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu ki lô mét vuông? Trả lời: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước: Lào; Cam Pu Chia, Trung Quốc Diện tích lãnh thổ nước ta là 330 000 km2 Câu 4: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta. Trả lời: Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống có các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn. Câu 5: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản? Trả lời: Những điều kiện dể phát triển ngành thủy sản của nước ta là: - Vùng biển rộng có nhiều hải sản. - Mạng lưới sông ngoài dày đặc. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Câu 6: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì? Trả lời: Những loại hình giao thông vận tải ở nước ta: Đường bộ; đường sắt; đường thủy; đường hàng không. Thương mại bao gồm các hoạt động: Nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò: Đưa sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng. Câu 7: Nêu hậu quả của việc tăng nhanh dân số. Trả lời: Hậu quả của việc tăng nhanh dân số: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế; Không đảm bảo được nhu cầu cuộc sống; làm suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường.