Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_lich_su_lop_12_lan_2_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 2 TỔ LỊCH SỬ - GDCD Môn: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Đề thi gồm có 05 trang) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do A. thỏa thuận của Mĩ và Liên Xô. B. quyết định của Hội nghị Ianta (2- 1945). C. hai miền Triều Tiên thỏa thuận, kí kết hiệp định tại Bàn Môn Điếm (1953). D. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 2: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc này là A. thực dân Pháp và phát xít Nhật. B. thực dân Pháp. C. đế quốc Mĩ. D. phát xít Nhật. Câu 3: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của A. sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào yêu nước. B. quá trình truyền bá lý luận Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc. C. sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Câu 4: Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu lục này. B. 17 nước giành được độc lập ở châu lục này. C. là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. D. đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới ở châu lục này. Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là A. tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. B. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng. D. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu 6: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi A. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận. C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin. D. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản. Câu 7: Điểm mới của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5- 1941) so với Hội nghị Trung ương (11-1939) là A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
- D. phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh. Câu 15: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. trung tâm kinh tế - quân sự lớn nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế - văn hóa hàng đầu thế giới. D. trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. Câu 16: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? A. Gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919). B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923). C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921). D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Câu 17: Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã A. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng về khoa học - kĩ thuật Liên Xô. C. đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân. D. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. Câu 18: Cộng đồng châu Âu (EC) là sự hợp nhất của các tổ chức A. Cộng đồng than - thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu. B. Cộng đồng than - thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu. C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu. Câu 19: Điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử giữa phong trào 1936 - 1939 với phong trào 1930 - 1931 ở Việt Nam là A. phong trào cách mạng thế giới đang phát triển. B. Chính quyền thuộc địa nới lỏng chính sách cai trị. C. đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ. D. có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản. Câu 20: Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào? A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. B. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học - kĩ thuật. C. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. D. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học - kĩ thuật. Câu 21: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX? A. Diễn ra trên mọi lĩnh vực. B.Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại. C. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước. D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại. Câu 22: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là A. hoà nhập nhưng không hoà tan. B. hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. C. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. D. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi. Câu 23: Khởi nghĩa Yên Bái (1930) thất bại đã
- A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. củng cố được khối đoàn kết toàn dân. C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. Câu 32: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là A. chính phủ Pháp. B. thế lực phong kiến. C. bọn phản động thuộc địa. D. chủ nghĩa đế quốc. Câu 33: Bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. tự do. B. tự trị. C. thống nhất. D. độc lập. Câu 34: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với mục tiêu A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước. B. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs). C. tập trung sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển ngoại thương. D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước. Câu 35: Luận cương tháng Tư của Lênin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là A. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 36: Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là A. quá trình chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. C. cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm. D. cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. Câu 37: Ý nghĩa quan trọng của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là gì? A. Chính quyền cách mạng được giữ vững. B. Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. C. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc. D. Làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù. Câu 38: Sự phát triển kinh tế của Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. B. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú. C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 39: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa. B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.