Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_lop_12_lan_2_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 2) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
- THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 (Đề thi gồm 02 trang) Môn thi: Ngữ văn Dành cho khối 12 Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Triết gia Aristotle quan niệm rằng: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình. Cuộc sống tốt đẹp là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con người. Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình. Sự suy sụp tinh thần ấy bộc lộ qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ, những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Còn người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện”. Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình? (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2019, trang 77-78) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là gì?
- Phần Câu Nội dung Điểm Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 • Hướng dẫn chấm: 1 - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt nghị luận: không cho điểm Theo tác giả, “mục đích chính đáng nhất của con người trong đời 0.5 là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình.” 2 • Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời đúng đáp án: không cho điểm. - “Không nỗ lực” tức là không cố gắng, không phấn đấu, phó 1.0 I. ĐỌC mặc vào những khả năng sẵn có mà không trau dồi, rèn luyện bản HIỂU thân. - Khi con người “không nỗ lực”, những tố chất bên trong không có điều kiện để bộc lộ, phát triển. Như vậy, dù tố chất xuất sắc thế nào thì cũng trở nên hoài phí, theo thời gian sẽ dần mai một. • Hướng dẫn chấm: 3 - Trả lời đúng đáp án: 1.0 điểm - Trả lời được 2 ý nhưng chưa đầy đủ, trọn vẹn: 0.75 - Trả lời được 1 ý trong đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời đúng đáp án: không cho điểm. Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
- - Cần chuẩn bị và hoàn thiện các hành trang từ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất - Phê phán những người sống không có mục tiêu, lí tưởng. “Tỏa sáng” đối với mỗi người không giống nhau, không phải chạy theo những điều phù phiếm, đánh đổi mọi thứ để “tỏa sáng”. * HS chủ động liên hệ đến bài học nhận thức và hành động cho chính mình. • Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1.0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0.5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.25 điểm). Lưu ý: Chấp nhận ý kiến phản biện, không yêu cầu tất cả HS thấy quan điểm này là đúng đắn; nhưng cần có bàn luận hợp lí, thuyết phục, không trái với thuần phong mĩ tục và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0.25 Việt. • Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. • Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc. Từ 5.0 2 đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
- 2. Cảm nhận về đoạn thơ: a. Những câu 6 chữ: Lời ướm hỏi của người Việt Bắc với người 2.0 cán bộ về xuôi về nỗi nhớ, sự thủy chung: Mình đi – mình về có nhớ - Thể hiện tình cảm gắn bó không nỡ rời xa, chân bước đi mà lòng ngược về chốn cũ. - Lời nhắc nhở sống thủy chung, đừng đánh mất mình, đừng lãng quên quá khứ. b. Những câu 8 chữ: Lời nhắc nhớ của người Việt Bắc về những kỉ niệm về thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc. - Nhắc nhớ về thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ, hoang sơ, khắc nghiệt. - Nhắc nhớ về hình ảnh con người, cuộc sống Việt Bắc. - Nhắc nhớ về quê hương cách mạng. *Nhận xét chung về nghệ thuật: Thể thơ lục bát với kết cấu đối đáp mình-ta, phép đối (tương đồng tăng cấp, tương phản), từ láy gợi hình, gợi cảm, phép điệp từ, điệp cấu trúc, các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, ước lệ • Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1.5 - 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1.25 điểm.
- d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, 0.25 ngữ pháp tiếng Việt. • Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5 vấn đề • Hướng dẫn chấm: - So sánh với các bài thơ khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận: 0.25 điểm - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục: 0.25 điểm Lưu ý khi chấm bài: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ, Hết