Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Trần Thy 09/02/2023 8240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Sinh học - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu 1. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. II. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. III. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN. IV. Nhân tố tiến hoá di – nhập gen thường xuyên tác động sẽ làm chậm quá trình hình thành loài mới. A. 4.B. 2.C. 3.D. 1. Câu 2. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Vật kí sinh.B. Cạnh tranh khác loài. C. Độ ẩm.D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 3. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí là phương thức hay xảy ra ở A. thực vật bậc cao. B. động vật bậc cao. C. thực vật và động vật ít di động. D. động vật có khả năng phát tán mạnh. Câu 4. Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau: Loài Giới hạn dưới (0C) Điểm cực thuận (0C) Giới hạn trên (0C) Cá chép 2 28 44 Cá rô phi 5,6 30 42 Nhận định nào sau đây đúng? A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. Câu 5. Môi trường sống của các loài chim là A. môi trường nước.B. môi trường trên cạn. C. môi trường sinh vật.D. môi trường đất. Câu 6. Trên một cây to, có nhiều loài chim sống, có loài làm tổ và sống trên tán lá trên cao, có loài làm tổ ở tầng lá thấp và có loài làm tổ, kiếm ăn trong hốc cây. Đây là ví dụ về A. giới hạn sinh thái.B. giới hạn chịu đựng. C. ổ sinh thái.D. khoảng chống chịu. Câu 7. Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. B. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài. C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùA. Câu 8. Đặc trưng nào dưới đây không phải của quần thể? A. Nhóm tuổi.B. Mật độ cá thể.C. Tỉ lệ giới tính.D. Thành phần loài. Câu 9. Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử? A. Hai loài có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau. B. Hai loài sinh sản vào hai mùa khác nhau nên không giao phối với nhau. C. Hai loài phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau. D. Ngựa giao phối với lừa sinh ra con la bị bất thụ. Câu 10. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. ổ sinh thái. C. môi trường. D. sinh cảnh. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa sáng?
  2. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (6) Di-nhập gen. Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (4), (5), (6). C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 24. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí. Sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của hoa bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là ví dụ về loại cách li nào? A. Cách li tập tính. B. Cách li không gian. C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học. Câu 25. Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều? A. Đàn trâu rừng.B. Các loài sâu sống trên tán lá cây. C. Các loài sò sống trong phù sa vùng triều.D. Các cây thông trong rừng thông. Câu 26. Mật độ cá thể của quần thể là A. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. B. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị thể tích của quần thể. C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. D. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị diện tích của quần thể. Câu 27. Ở loài giao phối, dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự xuất hiện loài mới? A. Cách li sinh thái. B. Cách li sinh sản. C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí. Câu 28. Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Ức chế cảm nhiễm.B. Cạnh tranh khác loài. C. Cạnh tranh cùng loài.D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 29. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể chỉ xảy ra ở quần thể thực, động vật có kích thước nhỏ. B. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật chỉ xảy ra khi chúng đạt kích thước tối đa. C. Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể sinh vật. D. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật trong tự nhiên. Câu 30. Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần thể Số lượng cá thể Diện tích môi trường sống (ha) A 400 50 B 640 40 C 580 60 D 380 20 Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp đến cao là A. D → C → B → A.B. D → B→ C → A. C. B → D → A → C. D. A → C → B → D. Câu 31. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. B. Mức sinh sản và mức tử vong luôn có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. C. Mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. D. Sự thay đổi mức sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Câu 32. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân bố đồng đều giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. Phân bố ngẫu nhiên có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt. D. Trong tự nhiên, phân bố cá thể theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất. Câu 33. Để xác định mật độ của quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. Câu 34. Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống,