Đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_on_thi_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_co_da.docx
Nội dung text: Đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ ÔN THI HÓA 8 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào? A. Từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi B. Từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi C. Từ 1 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi D. Từ 2 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi Câu 2: Đâu không là phản ứng hóa hợp A. 2Cu + O2 → 2CuO B. Fe + O2 → FeO C. Mg + S → MgS D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O Câu 3: Hợp chất nào sau đây là bazơ: A. Canxi hidroxit B. Kali clorua C. Sắt (II) sunfat D. Đồng (II) nitrat Câu 4: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? A. II B. III C. I D. IV Câu 5: Dung dịch là A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. B. hợp chất gồm dung môi và chất tan. C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan. Câu 6: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch. B. số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa. C. số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước. D. số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa. Câu 7: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa. C. số gam chất tan có trong 100 gam nước. D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? A. Đều tăng. B. Đều giảm. C. Phần lớn là tăng. D. Phần lớn là giảm. Câu 9: Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh? A. 16 gam. B. 32 gam. C. 48 gam. D. 64 gam. Câu 10: Chất nào sau đây cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu? A. Fe. B. CH4. C. P. D. H2. Câu 11: Cách đọc tên nào sau đây sai? A. CuO: đồng (II) oxit B. CO2: cacbon (II) oxit C. FeO: sắt (II) oxit D. CaO: canxi oxit Câu 12: Cho một lượng dư bột sắt Fe phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl, sau khi phản ứng xảy ra thu được các sản phẩm là: A. Fe dư, FeCl2, H2. B. FeCl2, H2. C. Fe dư, FeCl2. D. FeCl2. Câu 13: Có 4 lọ đựng riệng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ? A. Dùng giấy quì tím B. Dùng giấy quì tím và đun cạn C. Nhiệt phân và phenolphtalein D. Dùng dung dịch NaOH
- B. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm: - Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu HS khoanh tròn đúng = 0,5 điểm - Từ câu 9 đến câu 20 mỗi câu HS khoanh tròn đúng = 0,25 điểm. Mỗi câu chỉ khoanh tròn 1 ý đúng nhất, nếu khoanh tròn vào 2 ý trở lên không cho điểm. II. Phần tự luận: giáo viên chấm và cho điểm theo đáp án, nếu thiếu ý nào thì điểm ý đó. Câu 21: Hs xác định loại hợp chất = 0,25 điểm. Gọi đúng tên của hợp chất = 0,25 điểm Câu 22. Nếu HS có cách làm khác nhưng lập luận đúng cho điểm tối đa