Đề ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Trần Thy 09/02/2023 13480
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_12_de_1_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ 1 Môn: SINH HỌC 12 Câu 1: Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất. B. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định. C. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh mà nó tồn tại. D. Hệ sinh thái là một hệ thống kín, trong đó chỉ diễn ra sự tương tác giữa các quần xã. Câu 2: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tốc độ làm thay đổi tần số alen của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào trạng thái trội lặn của alen. B. Đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng. C. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Di – nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 3: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. khoảng thuận lợi.B. khoảng chống chịu.C. ổ sinh thái.D. giới hạn sinh thái. Câu 4: Bằng chứng cho chúng ta biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài là A. hóa thạch.B. giải phẫu so sánh. C. tế bào học. D. sinh học phân tử. Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. di - nhập gen. B. chọn lọc nhân tạo. C. yếu tố ngẫu nhiên.D. chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Loài có vai trò quan trọng trong quần xã vì có số lượng nhiều hoặc hoạt động mạnh là A. loài chủ chốt. B. loài thứ yếu. C. loài đặc trưng. D. loài ưu thế. Câu 7: Đồ thị A và đồ thị B ở hình dưới đây mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và linh miêu sống ở rừng phía Bắc Canada và Alaska. Phân tích hình này có các phát biểu sau: (I) Đồ thị A thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị B thể hiện sự biến động số lượng cá thể của linh miêu. (II) Kích thước của quần thể linh miêu luôn lớn hơn kích thước của quần thể thỏ. (III) Số lượng thỏ tăng giảm theo chu kì 9 - 10 năm. (IV) Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể linh miêu đều đạt cực đại. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1.B. 2.C. 4.D. 3. Câu 8: Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. theo chu kì nhiều năm. B. không theo chu kì. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì ngày đêm. Câu 9: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. B. Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau. C. Sự cách li địa lí được xem là sự cách li sinh sản vì nhờ có sự cách li địa lí mà các cá thể của các quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau. D. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. Câu 10: Mối quan hệ giữa vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu và cây họ Đậu này là quan hệ A. hội sinh.B. kí sinh.C. cộng sinh.D. hợp tác.
  2. Câu 27: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là A. biến động di truyền. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. di - nhập gen. Câu 28: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đại địa chất nào được xem là thời kì ngự trị của cây có hoa? A. Trung sinh. B. Cổ sinh. C. Tân sinh.D. Nguyên sinh. Câu 29: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là sinh vật tiêu thụ A. bậc 2.B. bậc 5.C. bậc 3.D. bậc 4. Câu 30: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (I) Quan hệ giữa rắn và đại bàng sẽ dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. (II) Chim sâu và cú mèo thuộc hai bậc dinh dưỡng khác nhau. (III) Đại bàng tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. (IV) Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. (V) Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. A. 4.B. 3.C. 2.D. 1. Câu 31: Quan sát đường cong mô tả sự tăng trưởng của quần thể voi ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi trong hình dưới đây: Trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (I) Quần thể voi ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong khoảng thời gian gần 60 năm. (II) Tốc độ tăng trưởng của quần thể voi này vào năm 1940 cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 1960. (III) Kiểu tăng trưởng trong hình có thể gặp ở quần thể thực vật ở vùng đất mới như trên hòn đảo sau khi núi lửa hoạt động. (IV) Kích thước của quần thể voi tăng trưởng theo đường cong hình chữ S. A. 1.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 32: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 1.B. cấp 4.C. cấp 2.D. cấp 3. Câu 33: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá của cùng một cây nên chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở.