Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 3 trang Trần Thy 11/02/2023 12340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_12_nam.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (8,0 điểm) Trong một bài thơ đề tặng con gái, nhà thơ Chế Lan Viên nhắc nhở: Ta cúi xuống đất Hí hửng nhặt tìm từng cái kim rơi vụn vặt Mà để lồng lộng trên cao Những mùa trái, mùa chim bay mất Những mùa yêu, mùa hạnh phúc bay vèo (Tu hú có cần đâu) Còn trong một đoản văn, cây bút trẻ Thụy Thảo bừng tỉnh: “Ta mong với trời xanh và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra” (Với tuổi) Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về những tâm niệm trên. Câu 2 (12 điểm) “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên của nhà văn Thạch Lam. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 12 Câu 1 1. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức a. Giải thích - Câu thơ của Chế Lan Viên cho rằng con người nhiều khi quá thỏa mãn (“hí hửng”) với những cái tầm thường, tiểu tiết (“kim rơi vụn vặt”) mà đã bỏ phí bao điều tốt đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống (“mùa trái, mùa chim”, “mùa yêu, mùa hạnh phúc”. - Câu văn của Thụy Thảo lại cho rằng con người vẫn hay chạy theo những mộng tưởng vĩ đại, lớn lao (“trời xanh”, “biển rộng”) mà quên mất những điều nhỏ bé giản dị (“hoa từ đất”) trong khi đó mới chính là nền tảng của cuộc sống. => Đa số con người vẫn hay sống phiến diện, thiên lệch: hoặc chạy theo những điều cao vời, xa xôi; hoặc đắm chìm trong những niềm vui vụn vặt, tầm thường. Cần phải cân bằng trong cách sống để được sống trọn vẹn, ý nghĩa. b. Bình luận * Nếu sống thiên lệch, phiến diện không bao giờ con người được hưởng hạnh phúc thực sự và sẽ đánh mất ý nghĩa của sự tồn tại - Sống quá nặng về tiểu tiết, về những điều vụn vặt con người ta dễ thỏa mãn, tự
  2. • Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác: văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó. • Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn: Văn chương đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người. Đây chính là chức năng giáo dục đạo đức, tình cảm của văn học chân chính b. Bình luận: - Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực. Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li. Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của các nhà văn hiện thực phê phán về văn học. Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn chương. - Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình + Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực. + Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương. + Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống. - Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ + Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương. + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn). + Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người. (Dẫn chứng) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội. - Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy (Là quan niệm toàn diện, sâu sắc và tiến bộ, nó cũng chính là quan niệm của nhiều nhà văn chân chính ở thời hiện đại) 3. Cách cho điểm - Điểm 11-12 : Hiểu rõ nhận định, kiến thức sâu sắc, phong phú, phối hợp nhuần nhuyễn lí luận và kiến thức tác phẩm. Phối hợp linh hoạt thao tác giải thích- bình luận, phân tích- chứng minh. Diễn đạt trau chuốt, tinh tế, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 9- 10: Hiểu nhận định, giải thích còn bỏ sót ý nhỏ, có kiến thức lí luận song chưa sâu. Kiến thức tác phẩm sâu sắc, chứng minh nhuần nhuyễn, văn viết tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. - Điểm 6-7: Hiểu nhận định nhưng giải thích còn chung chung. Diễn đạt mạch lạc có hình ảnh, có cảm xúc nhưng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai phần: lí luận và tác phẩm, giải thích và chứng minh - Điểm 4: Cảm nhận còn chung chung sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt. - Điểm 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, diễn đạt kém.