Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Trần Thy 11/02/2023 7880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_11_nam.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Sinh Học 11 Thời gian làm bài: 180 Phút Câu 1: (2 điểm) a. Nêu các chức năng của prôtêin? Cho ví dụ minh họa từng chức năng đó . b. Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram âm và Gram dương? Cách nhận biết. Câu 2: (2 điểm) Bạn Hà đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 - 400C. a. Theo em bạn Hà muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Hà quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 3: (2 điểm) a. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian. (1,0đ) b. Sự phân chia của vi khuẩn có theo các pha như trên không? Vì sao? (1,0đ) Câu 4: (2điểm) a. Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ xảy ra như thế nào? (1,0đ) b.Tại sao thoát hơi nước là “tai họa” nhưng lại là tất yếu của cây? (1,0đ) Câu 5: (2 điểm) a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. (1,0đ) b. Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng nào? Nêu vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ ở thực vật? (1,0đ) Câu 6: (2 điểm) a. Cho biết nấm men có những kiểu chuyển hóa vật chất nào? Muốn thu sinh khối nấm men người ta phải làm gì? (1,0đ) b. Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men lactic. (1,0đ) Câu 7: (2 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào
  2. C NỘI DUNG CHÍNH Điể Â m U 1 a. Các chức năng của protein: 1,0 - Cấu tạo nên tb và cơ thể. Ví dụ: colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết - Dự trữ các axit amin. Vd: cazein protein sữa - Vận chuyển các chất. vd: hêmoglobin - Bảo vệ cơ thể. Vd: các kháng thể -Thu nhận thông tin. Vd: cá thụ thể trong tb - Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Vd: các enzim b. - Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của tb vi khuẩn; 1,0 - Cách nhận biết: nhuộm màu Gram chúng bắt màu khác nhau: Gram âm có màu đỏ, Gram dương màu tím. 2 a. Bạn Hà muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim. 0,5 b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có 0,5 tinh bột và nước bọt pha loãng). Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: - Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính; - Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt 0,5 động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. 0,5 3 a. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1, S, G2) và quá trình nguyên phân. 1,5 - Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian. + Pha G1: Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN). + Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng. + Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân bào. NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S. b. Sự phân chia của vi khuẩn không theo các pha như trên, vì vi khuẩn phân chia trực phân. 0,5 4 a. - Bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước chủ động của hệ rễ: 1,0 + Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa; chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nước chủ động. + Hiện tượng ứ giọt: úp chuông thủy tinh lên cây nguyên vẹn sau khi tưới đủ nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nước. Sự thoát hơi nước bị ức chế, nước tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí chứng tỏ cây hút và đẩy nước chủ động b. Là tai họa, vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá, điều này không dễ dàng 1,0 gì nhất là đối với những cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước. Là tất yếu, vì: • - Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước • - Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá • - Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí vào trong lá đảm bảo cho quá • trình quang hợp diễn ra bình thường. • - Thoát hơi nước còn làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp hợp chất hữu cơ
  3. Thực vật C3 (Lúa) Thực vật C4 (Ngô) 1,5 Theo chu trình Canvin (Chỉ 1. Con đường cố định CO Theo chu trình Hatch – Slack(gồm chu trình C3 và C4) 2 có chu trình C3) 2. Nơi diễn ra Lục lạp của TB mô giậu Lục lạp của TB mô giậu vàTB bao bó mạch 3. Điểm bù ánh sáng Thấp Cao 4. Điểm bù CO2 Cao Thấp 5. Chất nhận CO2 đầu tiên Ribulozo 1,5- diphotphat Photpho enol piruvat (PEP) 6. Sản phẩm đầu tiên Axit photphoglixeric Axit oxaloaxetic 7. Hô hấp sáng Mạnh Không có 8. Năng suất sinh học Thấp Cao 9 Vì: mục đích của bảo quản là bảo tồn số lượng và chất lượng vật bảo quản, mà: (2, - Hô hấp mạnh sẽ làm tiêu hao chất hữu cơ (giảm số lượng và chất lượng vật bảo quản) ( 0,25 0 đ) điể - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng m) đựơc bảo quản. (0.25đ) - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm (0.25đ) - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> môi trường kị khí –> sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. (0.25đ) * Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. (1,0đ) 10 a Gọi N là số nucleotit của gen 2,0 Theo bài: % G - % A = 20% (1) Theo NTBS %G + %A = 50% (2) Từ (1) và (2) → % A= %T = 15% = 0,15.N ( 0,25 điểm) %G= %X= 35% = 0,35.N( 0,25 điểm) Ta lại có số liên kết hiđro: H= 4050 = 2A = 3G( 0.25 điểm) Thế A và G vào H → N= 3000 nu( 0.25 điểm) Chiều dài của gen là: L = (3000:2).3,4 = 5100 A0 ( 0.25 điểm) b. Số nu từng loại của gen môi trường cung cấp 4 lần nhân dôi là Amt = Tmt = (24 – 1) .(15%.3000) = 6750 (Nu) ( 0.25 điểm) Gmt = Xmt = (24 – 1).(35%.3000) = 15750 (Nu) ( 0.25 điểm) Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: Hpv = (24 – 1) .4050 = 60750 liên kết( 0.25 điểm) c. Số nu từng loại khi tế bào chứa gen đang ở kì giữa của nguyên phân A = T) (15%.3000).2 = 900(nu) ( 0.25 điểm) G=X= (35%.3000).2= 2100(nu) ( 0.25 điểm)