Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 1) - Mã đề: 412 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

docx 4 trang Trần Thy 10/02/2023 12280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 1) - Mã đề: 412 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_lich_su_lop_12_lan_1_ma_de_41.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 (Lần 1) - Mã đề: 412 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Mã đề 412 Câu 1: Năm 1945, những nước nào ở khu vực Đông Nam Á giành được chính quyền và tuyên bố độc lập? A. Việt Nam, Mianma, Lào. B. Lào, Inđônêxia, Phi lippin. C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Lào, Brunây. Câu 2: Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất. B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. C. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành. Câu 3: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh trong nửa sau thế kỉ XX đã A. góp phần xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân. B. giúp các nước thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài. C. trực tiếp đặt ra những vấn đề toàn cầu cần giải quyết. D. giải phóng nhân dân các thuộc địa khỏi mọi sự bóc lột. Câu 4: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Mĩ, Anh và Liên Xô. B. các nước phương Tây. C. Đức, Pháp và Nhật Bản. D. các nước Đông Âu. Câu 5: Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỉ XX là sự A. xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính. B. hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính lớn. C. phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại. D. xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền. Câu 6: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. B. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Câu 7: Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là A. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. B. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế. C. giải quyết triệt để những bất công xã hội. D. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. Câu 8: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh A. các quốc gia trong khu vực đã hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập. B. chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết. C. xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. D. cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ đang bị sa lầy. Câu 9: Đâu là điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Là những tổ chức liên kết kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh. B. Kết nạp những thành viên có thể chế chính trị khác nhau. C. Liên minh về kinh tế, chính trị, văn hóa trong khu vực. D. Xây dựng một tổ chức liên kết vững mạnh để phát triển kinh tế. Câu 10: “Gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng; mỗi năm họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương”. Nội dung này nói về cơ quan nào của Liên hợp quốc?
  2. Câu 22: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do A. Mỹ cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh. B. có tiềm lực kinh tế - quốc phòng vượt trội. C. tác động của cục diện Chiến tranh lạnh. D. có tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh. Câu 23: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Hệ thống Vécxai-Oasinhtơn được thiết lập. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan. Câu 24: Trong những năm 80-90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nước nào ở châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới? A. Nhật Bản. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc. Câu 25: Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây? A. Dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (EC). B. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở châu Âu. C. Chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc. D. Góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình ở châu Âu. Câu 26: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã và đang đưa loài người chuyển sang thời đại văn minh A. công nghiệp. B. trí tuệ. C. dịch vụ. D. thương mại. Câu 27: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (1995-2000) là A. quan hệ với phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á. B. đối đầu với Mĩ, khôi phục quan hệ với các nước châu Âu. C. đối đầu với Mĩ, khôi phục quan hệ với các nước châu Á. D. khôi phục quan hệ với các nước ASEAN, mở rộng quan hệ với nước Mĩ. Câu 28: Trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh tổng hợp, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào A. phát triển kinh tế. B. phát triển quốc phòng. C. ổn định chính trị. D. hội nhập quốc tế. Câu 29: Ngày 2-12-1975, ở Lào diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Nhân dân Lào giành chính quyền trong cả nước. B. Mĩ công nhận nền độc lập của Lào. C. Thành lập nước Cộng hào Dân chủ Nhân dân Lào. D. Thủ đô Viêng Chăn được giải phóng. Câu 30: Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực nào sau đây? A. Trung Đông. B. Nam Mĩ. C. Đông Nam Á. D. Bắc Âu. Câu 31: Đến nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới? A. Pháp. B. Nhật Bản. C. Anh. D. Mĩ. Câu 32: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thể kỉ XX? A. Mĩ thiết lập trật tự đơn cực. B. Trật tự đa cực được thiết lập. C. Những đòi hỏi của cuộc sống. D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải thành tựu của nhân dân Liên Xô đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)? A. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. Đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. C. Phóng con tàu vũ trụ cùng nhà du hành bay vòng quanh Trái Đất. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 34: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào? A. Khoa học – kĩ thuật - sản xuất. B. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất. C. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật. D. Sản xuất - kĩ thuật- khoa học. Câu 35: Ban Thư ký là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây? A. Tổ chức thống nhất châu Phi. B. Hội đồng tương trợ kinh tế.