Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Trần Thy 10/02/2023 9100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_12_lan_1_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn.Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại? Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng” ? Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người” không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để từ bỏ thói đố kị ? Câu 2. (5,0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
  2. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Điều bản thân cần làm để từ bỏ thói đố kị c. Triển khai vấn đề nghị luận 0.75 -Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị - Để từ bỏ được thói đố kị, trước hết chúng ta cần phải nhận thức được rằng: mỗi con người khi sinh ra đều được ban tặng cho những tố chất khác nhau. - Đố kị chỉ có hại cho bản thân chúng ta. Nó sẽ dày vò tâm trí chúng ta, làm chúng ta chán nản, mất động lực phấn đấu - Rèn luyện cho mình một thái độ, suy nghĩ tích cực, học tập những ưu điểm, những thói quen tốt từ người khác để hoàn thiện chính mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều các diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn 5.0 thơ trên. Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Từ đó rút ra nhận xét. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), bài thơ Tây Tiến 0.5 và đoạn thơ (0,25 điểm) - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986) * Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến: 2.0 - Ngoại hình: được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực.
  3. + Ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình, từ Hán Việt: cổ kính, trang trọng. + Giọng điệu bi tráng, trầm hùng phù hợp với hình tượng, cảm xúc thơ. * Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng 0,5 - Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi, không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh ( khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật ); không né tránh cái chết. Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng. - Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó quê hương, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính + Tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: Hiện thực, thiếu thốn, bệnh tật, hi sinh > < sức mạnh dữ dội , lẫm liệt và lý tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng. + Bút pháp lý tưởng hóa hình tượng. Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp của người lính chống Pháp. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 HẾT