Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Trần Thy 10/02/2023 9860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_de_2_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ 2 NĂM 2022 MÔN GDCD Câu 1. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Phát triển xã hội.B. Phát triển. C. Phát triển kinh tế.D. Phát triển bền vững. Câu 2. Nhân "Tháng An toàn giao thông", Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và yêu cầu tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử phạt. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính triệt để phải tuân theo.B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính nghiêm minh của pháp luật.D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 3. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. học bất cứ nơi nào.B. học thường xuyên, học suốt đời. C. học không hạn chế.D. hình đẳng về cơ hội học tập. Câu 4. Giả sử trên thị trường, nhu cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 7 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng cho thị trường, trong đó Toyota cung ứng 4.478 chiếc, Ford cung ứng 11.789 chiếc, KIA cung ứng 11.199 chiếc, Mercedes cung ứng 4.512 chiếc, BMW cung ứng 2.544 chiếc, Huyndai cung ứng 12.477 chiếc, Honda cung ứng 11.125 chiếc. Nếu không xét đến yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung- cầu và giá cả thị trường, theo em, điều gì dưới đây sẽ xảy ra? A. Giá ô tô không thay đổi.B. Giá ô tô giảm xuống. C. Giá ô tô tăng lên.D. Giá ô tô nhà nước quyết định. Câu 5. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được học tập.B. Quyền được sống còn. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được tham gia. Câu 6. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng A. về điều kiện kinh doanh.B. trong sản xuất. C. trong kinh tế.D. về quyền và nghĩa vụ. Câu 7. Một lần đi du lịch ông T đến thăm một xã đang thí điểm xây dựng nông thôn mới. Ông T thấy chính quyền địa phương và người dân ở xã X đều tích cực hưởng ứng và có rất nhiều thành tựu đã đạt được. Ông T quyết định viết bài gửi báo để ca ngợi hoạt động của xã X. Ông T đã thực hiện quyền A. tự do ngôn luận.B. tự quyết. C. tự chủ.D. bày tỏ quan điểm cá nhân. Câu 8. Công ty X kí hợp đồng bán hàng hóa cho công ty Y. Theo hợp đồng, đến ngày 30-09-2015, công ty Y phải thanh toán cho công ty X số tiền 900 triệu đồng. Nhưng quá thời hạn nhiều tháng, công ty Y vẫn chưa trả tiền. Công ty X đã nhiều lần gọi điện, gửi công văn yêu cầu trả nợ nhưng công ty Y vẫn không trả. Vậy công ty X phải làm gì để đòi quyền lợi cho mình? A. Để công ty Y trả dần.B. Đập phá công ty Y. C. Mướn người đòi nợ.D. Kiện lên tòa án.
  2. B. quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. C. quyền đảm bảo thông tin cá nhân. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 19. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây? A. Kí kết hợp đồng.B. An toàn giao thông. C. Công vụ nhà nước.D. Quản lí nhà nước. Câu 20. Chị H bị Giám đốc Công ty kỉ luật với hình thức "buộc thôi việc". Chị H đã làm đơn gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chị H cần làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật? A. Đơn trình bày.B. Đơn khiếu nại.C. Đơn phản đối.D. Đơn tố cáo. Câu 21. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. tuân thủ pháp luật.B. áp dụng pháp luật.C. thi hành pháp luật.D. sử dụng pháp luật. Câu 22. Quyền được đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền sáng tạo.B. Quyền lao động. C. Quyền được phát triển.D. Quyền học tập. Câu 23. Việc mua, bán, đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ thỏa thuận.B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ mua bán.D. Quan hệ hợp đồng. Câu 24. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là A. vi phạm dân sự.B. vi phạm kinh tế. C. vi phạm hành chính.D. vi phạm quyền tác giả. Câu 25. Việc nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.B. Đầu tư để tăng năng suất lao động. C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.D. Khai thác mọi nguồn lực kinh tế. Câu 26. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 27. Một gia đình nông dân nghèo ở xã X đã có ba cô con gái. Vợ chồng gia đình này muốn xin thêm để có con trai nối dõi. Hội phụ nữ xã X đã vận động họ dừng sinh con để giảm bớt khó khăn, đồng thời cho họ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng A. quyền được phát triển của công dân.B. pháp luật về phát triển kinh tế. C. pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội. D. quyền được học tập của công dân. Câu 28. Anh H mất một con dê và nghi cho anh M ở thôn bên cạnh bắt trộm. Một hôm anh M sang thôn của anh H sinh sống để thăm anh em thì bị anh H và một số người khác vây bắt với lí do đã bắt trộm dê của anh H. Việc vây bắt anh M của anh H và một số người khác đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
  3. nhượng và xử anh rất nặng. Anh đã đưa ra lí do bản thân là một quan chức cấp cao và có nhiều đóng góp đề nghị Tòa án giảm tội, nhưng không được Tòa chấp thuận. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính nghiêm minh.D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 40. Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Giữa đạo đức với xã hội.B. Giữa gia đình với đạo đức. C. Giữa pháp luật với gia đình.D. Giữa pháp luật với đạo đức. ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI Câu 1. C. Khái niệm của phát triển kinh tế. Câu 2. B. Những người vi phạm đều bị xử phạt là thể hiện sự bắt buộc, sự cưỡng chế của pháp luật. Ai không làm những việc quy định phải làm thì sẽ bị xử lý bằng sức mạnh Nhà nước. Câu dẫn thể hiện đặc trưng tính quyền lực, bắt buộc chung rất rõ ràng. Câu 3. B. Nội dung của học thường xuyên, học suốt đời. Câu 4. C. Khi cung > cầu thì giá cả giảm. Khi cung < cầu thì giá cả tăng. Nhu cầu về ô tô là 70.000 chiếc, trong khi cung trên thị trường của các hãng xe là 58.124 chiếc. Như vậy cung < cầu nên giá ô tô sẽ tăng. Câu 5. C. Câu 6. D. Câu 7. A. Viết bài gửi đăng báo là một hình thức tự do ngôn luận trực tiếp. Câu 8. D. Công ty Y đã vi phạm hợp đồng nên cần kiện lên tòa án để buộc công ty Y chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Câu 9. D. Do ông K bị xử phạt hành chính nên phải chịu trách nhiệm hành chính; vì ông K phải bồi thường cho người bị thương nên ông K chịu trách nhiệm dân sự. Không chọn trách nhiệm hình sự do tỉ lệ thương tật của người đi được không được nêu rõ. Câu 10. A. Hành vi của cô giáo là hành vi vi phạm pháp luật nên cần dùng quyền tố cáo để phát hiện, ngăn chặn. Câu 11. D. Khái niệm quyền tố cáo. Câu 12. A. Khái niệm bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Câu 13. C. Hành vi đánh dã man, gây thương tích là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 14. B. Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. Câu 15. A. Câu 16. Do trong thời gian hợp tác công ty B có không làm đúng theo như hợp đồng đã thỏa thuận và có gây thiệt hại tài sản cho công ty. Công ty B đã vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Mà vi phạm dân sự hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, ) và quan hệ nhân thân. Câu 17. D. Câu 18. B. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín cuả người khác là nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.