Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

docx 4 trang Trần Thy 11/02/2023 11800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_lan_1_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ÐT BẮC NINH ÐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 LẦN 1 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2021-2022 Ðề gồm: 04 trang MÔN: GDCD (40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề: 132 Câu 1: Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Bà V đã thực hiện pháp luật theo hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 2: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Thông báo lịch sản xuất vụ đông. B. Tiếp nhận đơn tố cáo. C. Tổ chức hội nghị hiệp thương. D. Đánh bạc cùng nhân viên cấp dưới. Câu 3: Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng kết luận chị K đã vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Ngoài ra chị còn có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Chị bị tuyên phạt 5 năm tù và buộc phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. Bản án mà chị K phải nhận thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 4: Hồ Chí Minh nói: “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” ý nói đến công dân bình đẳng A. về nghĩa vụ. B. về trách nhiệm pháp lí. C. về quyền. D. trước pháp luật. Câu 5: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính kỉ luật nghiêm minh. D. Tính chặt chẽ về hình thức. Câu 6: Khẳng định nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động? Lao động nam và lao động nữ A. làm mọi công việc tại nơi làm việc. B. có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau. C. được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. D. ưu tiên lao động nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ. Câu 7: Q muốn thi Đại học Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q học ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục cha mẹ đồng ý cho Q thực hiện nguyện vọng của mình? A. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con. B. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp của mình. C. Chọn ngành học phải theo sở thích của con. D. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con. Câu 8: Vì muốn ghi lại khoảnh khắc ra đời của con trai, anh N đã trèo lên cửa sổ phòng mổ để quay phim bằng điện thoại di động. Các y, bác sĩ đã nhắc nhở. Anh N rất bực tức. Khi các y, bác sĩ từ phòng mổ đi ra, N cùng T (em trai) dùng đèn pin xông vào đánh hai bác sĩ bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Hành vi của N và T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật. Câu 9: Chị Pơ – Lang, người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người vừa trúng cử đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện bình đẳng giữa A. các dân tộc trong lĩnh vực chính trị. B. giữa nhân dân miền núi và miền xuôi. C. các thành phần dân cư. D. các vùng miền.
  2. Câu 22: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố quan trọng nhất là A. hệ thống bình chứa của sản xuất. B. kết cấu hạ tầng của sản xuất. C. kỹ thuật sản xuất. D. công cụ lao động. Câu 23: Anh S đi xe máy nhưng không mang bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc thực hiện. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 24: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K, còn ông M cán bộ phòng cháy chữa cháy đã xử phạt 2 cửa hàng về hành vi chưa đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Ông M và ông H thực hiện chưa đúng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu 25: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung . B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 26. Tôn giáo nào dưới đây ra đời ở Việt Nam? A. Thiên Chúa. B. Phật giáo. C. Cao Đài. D. Nho giáo Câu 27: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. bảo vệ an ninh quốc gia. B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. sử dụng vũ khí trái phép. Câu 28: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lí khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật A. Ông T, ông K. B. Ông T, anh B. C. Anh B, ông K. D. Ông T, anh Câu 29: Nội dung “quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng xử sự theo pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quan hệ giữa pháp luật với xã hội. D. Tính quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Câu 30: Pháp luật không quy định về những việc A. không được làm. B. nên làm. C. phải làm. D. được làm. Câu 31: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 32: Tranh thủ gia đình anh S đi vắng, H lẻn vào lấy trộm xe đạp điện. Bất ngờ, con trai anh S đi về và phát hiện H đang dắt xe ra ngoài ngõ nên đã cùng bạn là D dùng hung khí đánh H trọng thương. Vì lo cho con trai, anh S đã sơ cứu cho H và yêu cầu H không nói ra sự thật. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự? A. H, bố con anh S và D. B. Bố con anh S và D. C. H, con trai anh S và D. D, Bố con anh S, và H. Câu 33: Công ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ? A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.