Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)

docx 7 trang Trần Thy 10/02/2023 10820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_de_2_nam_hoc_2022_co.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 2 - Năm học 2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN LỊCH SỬ Câu 1. Đầu 1945, Hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại A. Liên Xô. B. Pháp. C. Anh. D. Pháp Câu 2. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1946-1950) A. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường. B. Liên Xô thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. D. Liên Xô hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu . Câu 3. Sau chiến tranh thế giới tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập? A. Đảng Quốc Đại. B. Đảng Dân tộc. C. Đảng Dân chủ. C. Đảng Quốc dân. Câu 4. Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập , lịch sử ghi nhận năm 1960 là A .Năm châu Phi. B. Năm châu Phi nổi dậy. C. Năm châu Phi thức tỉnh. D. Năm châu Phi giải phóng. Câu 5. Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. B. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng, suy thoái. C. Kinh tế Mĩ bị Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. D. Kinh tế Mĩ bước đầu phát triển. Câu 6. Nền tảng cho quan hệ Mĩ- Nhật là A. Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật. B. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô C. viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản. D. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản. Câu 7. Sự kiện đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe là A. sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vácsava B. sự ra đời của khối NATO. C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava. D. sự ra đời của kế hoạch Macsan Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ ha là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực koa học – công nghệ. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 9. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây? A. Đảng lập hiến. B. Hội Phục Việt. C. Đảng Thanh niên. D.Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
  2. A. thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. B. Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. C. Lá cờ của quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập. D. Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI. Câu 20. Đánh giá đúng về tình hình cách mạng Việt Nam sau đại thắng mùa xuân năm 1975? A. Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. D. Việt Nam hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 21. Trong giai đoạn 1897- 1914 thực dân Pháp tiến hành A. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. bình định Việt Nam. C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. C. xâm lược Việt Nam. Câu 22. Lực lượng mới nào của Việt Nam có số lượng đông đảo nhất, ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? A.Công nhân. B.Nông dân. C.Tư sản. D.Tiểu tư sản. Câu 23. Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành được ở mức độ thập vì A.không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo. B.không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. C.các nước không đi theo con đường con đường cách mạng vô sản. D.quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản. Câu 24. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ? A.Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. B.Con người được coi là vốn quí nhất. C.Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. D.Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa. Câu 25. Thái độ chính trị của tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ? A. Có thái độ không kiên quyết, dễ thỏa hiệp. B. Có tinh thần đấu tranh triệt để. C. Có thái độ phản đối cách mạng. D. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp. Câu 26. Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 là do A. Đảng công sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh. B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. C. Thực dân Pháp tiến hành “ khủng bố trắng” sau khởi nghĩa Yên Bái. D. Địa chủ và thực dân Pháp cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ta. Câu 27. Bản Hiệp định Sơ bộ được kí giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6-3-1946 đã A.công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam. B. thừa nhận quyền bình đẳng, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. C. công nhận nền độc lập của Việt Nam. D. thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
  3. B .Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu. C.Các đảng phái trong nước đều cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc. D.Quân Pháp trở lại Đông Dương theo qui định của Hội nghị Pốtxđam. Câu 36. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là A .xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt. B .hoàn thành cuộc cách mạng dân dộc dân chủ nhân dân. C .hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống Mĩ. Câu 37. Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam? A. Lí luận giải phóng dân tộc. B. Lí luận Mác –Lê Nin. C. Lí luận đấu tranh giai cấp. D.Lí luận Mác –Lê Nin. Câu 38. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc cách mạng có tính dân chủ điển hình. B. Đây là cuộc cách mạng có tính nhân dân sâu sắc. C.Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. D.Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét. Câu 39. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. B. án ngữ hành lang Đông –Tây của thực dân Pháp. C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. D. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. Câu 40. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân Việt Nam không tác động đến việc A.Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. B.Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. C.Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược. D.Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc LỜI GIẢI CHI TIẾT. ( ĐÁP ÁN A tất cả các câu) Câu 1. Chọn A. SGK Lịch sử lớp 12 trang 4 Câu 2. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 10 Câu 3. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 33 Câu 4. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 36 Câu 5. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 42 Câu 6. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 53 Câu 7. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 59 Câu 8. Chọn A.SGK Lịch sử lớp 12 trang 66 Câu 9. Chọn A.SGK l Lịch sử ớp 12 trang 80 Câu 10. Chọn A vì lần đầu tiên công nhân đấu tranh có tổ chức, mục tiêu chính trị và có tinh thần quốc tế vô sản.
  4. Câu 30. Chọn A, SGK Lịch sử trang 98. Câu 31. chọn A vì hướng đi tìm đường cứu nước của Bác là sang phương Tây khác các bậc tiền bối trước và tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin. Câu 32. ( Phương pháp loại trừ) Không chọn B vì khuynh hướng phong kiến đã bị thất bại từ cuối thế kỷ thứ XIX Không chọn C vì lúc này khuyng hướng vô sản chưa có ở Việt Nam/ Không chọn D vì phong kiến đã thất bại từ cuối thế kỷ XI X Vì vậy chọn A Câu 33. chọn A vì chỉ đến phong trào cách mạng 1930-1931 thì mới có sự lãnh đạo của Đảng và kết quả là liên minh Công – nông ra đời. Câu 34. Chọn A SGK Lịch Sử 12 trang 104 và trang 108. Câu 35. Chọn A SGK Lịch sử 12 trang 121 và 122 . Câu 36. Không chọn B vì sau 1945 cả nước còn phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Không chọn C vì sau 1975 thì đất nước mới chỉ được thống nhất về mặt lãnh thổ. Không chọn D vì sau cách mạng tháng Tám 1945 chúng ta chưa tiến hành kháng chiên chống Mĩ Vì thế chọn A. Câu 37. Chọn A, SGK Lịch Sử 12 trang 82 Câu 38. Không chọn B vì cuộc Cách tháng Tám lực lượng cách mạng chủ yếu là nhân dân cho nên mang tính nhân dân sâu sắc là đúng. Không chọn C vì cuộc cách mạng này làm nhiệm vụ giành độc lập dân tộc là chính nên mang tính dân tộc là đúng. Không chọn D vì cuộc cách mạng này giành được chính quyền thì nhân dân ta phải đổ biết bao xương máu cho nên mang tính bạo lực là đúng Vì vậy phải chọn A Câu 39. Chọn A vì tuyến phòng thủ quan trọng của thực dân Pháp và hơn nữa đánh Đông khê nằm giữa Cao Bằng và thất Khê nên đánh Đông khê để chia cắt tuyên phòng thủ quan trọng của Pháp. Câu 40. Không chọn B, C, D vì cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán, Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc Do đó chọn đáp án A.