Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 5 - Năm học 2022 (Có đáp án)

docx 5 trang Trần Thy 10/02/2023 10820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 5 - Năm học 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_de_5_nam_hoc_2022_co.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Đề 5 - Năm học 2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN LỊCH SỬ Câu 1: Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc. B. Đánh dấu sự xác lập một trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta. D. Đánh dấu sự xác lập hoàn toàn vai trò thống trị của đế quốc Mĩ. Câu 2: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học - kĩ thuật? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân nào sau đây đề ra “phương án Maobáttơn” để thực hiện ở Ấn Độ? A. Bỉ. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 4: Năm 1959, nước cộng hòa nào sau đây được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh? A. Lào. B. Cuba. C. Indônêxia. D. Campuchia. Câu 5: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. C. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 6: Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản từ năm 1945 – 2000 là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao. C. phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. D. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Những ảnh hưởng to lớn của Liên Xô.B. Sự chênh lệch về trình độ phát triển. C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược. Câu 8: Nội dung nào dưới đây là hệ quả của xu thế toàn cầu hóa? A. Giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.B. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế. C. Giải quyết triệt để những bất công xã hội.D. Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 9: Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là A. triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. B. soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương. C. tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. D. soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 10: Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là A. Hội Phục Việt. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. Đảng Dân chủ Việt Nam. Câu 11: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936- 1939 là
  2. D. những điều kiện để thành lập một chính đảng vô sản đang chín muồi. Câu 22: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam. B. đã bình định được Việt Nam bằng quân sự. C. triều đình Huế kí hiệp ước đẩu hàng. D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Câu 23: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do A. nguyên tắc hoạt động không phù hợp với một số nước. B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc. C. các nước thực hiện những chiến lược kinh tế khác nhau. D. tác động của Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe. Câu 24: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh A. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời. C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn. Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa A. nhân dân Việt Nam với chính quyền phong kiến. B. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. C. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. D. tư sản dân tộc Việt Nam với chính quyền thực dân. Câu 26: Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định A. nhiệm vụ cách mạng là đánh đổi phong kiến và đế quốc. B. lãnh đạo cách mạng là giai cấp nông dân, C. mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân chủ. D. mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân sinh. Câu 27: Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp khi A. Nhân dân Việt Nam đang tránh việc đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. B. Chính phủ Pháp có thiện chí giữ gìn nền hòa bình ở Đông Dương. C. quân dân Việt Nam vẫn đang phát triển thể chủ động tiến công. D. Trung Hoa Dân quốc không đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam. Câu 28: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 29: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930? A. Liên minh châu Âu được thành lập. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 30: Sự kiện nào của lịch sử thế giới trong giai đoạn 1939-1945 có tác động trực tiếp đến bước chuyển hướng đấu tranh quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Mĩ tham gia chiến tranh chống phát xít. B. Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  3. A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản. B. Chính phủ Mĩ muốn kết thúc nhanh chiến tranh ở Việt Nam. C. Mĩ lo ngại Trung Quốc đem quân sang chi viện cho Việt Nam. D. Chính phủ Mĩ muốn tạo điều kiện mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. ĐÁP ÁN 1C, 2A, 3B, 4B, 5A, 6A, 7B, 8B, 9C, 10C, 11B, 12C, 13C, 14A, 15B, 16D, 17B, 18B, 19D, 20A, 21B, 22B, 23D, 24B, 25B, 26A, 27A, 28B, 29C, 30C, 31B, 32D, 33C, 34A, 35D, 36B, 37B, 38D, 39D, 40A