Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Trần Thy 10/02/2023 11000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_de_12_nam_hoc_2022_co.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 12 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN NGỮ VĂN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng.Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời. Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả.Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng.Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác”. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12) Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2.Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là “con dao hai lưỡi”?(0.75điểm) Câu 3.Theo anh/chị, vì“sao đừng bao giờ”đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời? (1.0 điểm) Câu 4.Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân. Câu 2 (5,0 điểm). “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
  2. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa việc kiểm soát cơn tức giận trong 0.25 bản thân 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận. * Các câu phát triển đoạn: – Bàn luận * Vì sao con người thường có cảm xúc nóng giận? Biểu hiện? – Khi gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý. – Khi ai đó làm cho bạn bực mình 1.0 – Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình * Vì sao phải kiểm soát cơn tức giận của bản thân? Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận? : Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể: chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa – Mở rộng: – Khâm phục những người có cách cư xử hòa nhã, bình tĩnh. – Nếu để sự tức giận lên đến đỉnh điểm, con người rất dễ gây tội ác. *Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp 4 .Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về 0.25 vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 tiếng Việt.
  3. nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu. + Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian và không gian . Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng. b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây); ẩn dụ (sóng, biển lớn tình yêu ), số từ (trăm, ngàn); giọng điệu thiết tha, chân thành 3.2. Nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. - Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân Quỳnh trong tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt . - Không che dấu, không ngại ngùng, Xuân Quỳnh rất mạnh mẽ, rất hiện đại trong cách bày tỏ khát vọng tình yêu: được vượt lên sự hữu hạn của đời người, được hóa 1.0 thân vào con sóng bất tử, được hi sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn. - Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu cháy bỏng, một tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất “người”. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 5. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.