Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 14 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Trần Thy 10/02/2023 10220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 14 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_de_14_nam_hoc_2022_co.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 14 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 14 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống. ( ) Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một món quà ( ) Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi đầu. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang 166 - 167) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, chúng ta có thể tạo ra thành quả bằng cách nào? Câu 3 . Vì sao tác giả cho rằng: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho vận may? Câu 4. Lời khuyên: “ Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Câu 2 (5,0 điểm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước
  2. 1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: để thuyết phục mình và mọi 2.0 người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. (0.25) c.Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 1.0 đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về cách để thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở đoạn: thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu. 2. Thân đoạn: a. Giải thích: “vận may” là điều tích cực đến với con người một cách ngẫu nhiên. “Mọi vận may chỉ là khởi đầu” khẳng định những điều may mắn không thể là yếu tố quyết định, cũng không thể là cơ sở đánh giá sự thành công hay thất bại của một ai đó mà chỉ là sự bắt đầu. b. Bàn luận - Mỗi cá nhân cần nhận thức được “vận may” đến ngẫu nhiên, không thể trông chờ tuyệt đối vào nó. Mà chỉ xem đó là sự khởi đầu thuận lợi (nếu có) - Luôn tự tin, nỗ lực từng ngày, đặt ra những mục tiêu, ước mơ thật cụ thể, hợp lí - Luôn trau dồi kiến thức, đọc sách, học hỏi không ngừng - Dẫn chứng: c. Mở rộng: Phê phán một số cá nhân lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào vận may mà sống không có mục đích, lí tưởng, 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. 2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ, sự thủy chung 5.0 trong tình yêu thể hiện qua đoạn trích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh); nhận xét về quan niệm tình yêu của XQ. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn thơ 0.25
  3. - “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát. Một lời thề thủy chung sắt son. c. Nghệ thuật: Đoạn thơ với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, hình ảnh giàu sức biểu cảm; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp, đối; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, đã thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của một tình yêu nồng nàn và thủy chung son sắt. 3. Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: 0.5 - XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc. 1.0 - Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”. - Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng. - Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng. =>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn. 4. Kết luận: - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nét đẹp trong những khát khao, xúc cảm của người con gái trong tình yêu. - Mở rộng liên hệ thực tế (hướng đến tình yêu chân chính, thủy chung; biết sống hết mình với tình yêu đích thực, cao đẹp ). d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25