Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 17 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Trần Thy 10/02/2023 10600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 17 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_de_17_nam_hoc_2022_co.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 17 - Năm học 2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 17 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 MÔN NGỮ VĂN PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân. Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình. (Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, vì sao một số người từ chối việc thay đổi? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc? Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Sống là phải thay đổi không? Vì sao? PHẦN 2: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Câu 2 (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0.5 2 Theo tác giả, một số người từ chối việc thay đổi vì họ cho rằng: “Tôi đã 0.5 quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. 3 Tác giả viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc vì: 1.0 - Khi thay đổi (nhận thức, thái độ, hành động ), con người sẽ cải thiện được sự lạc hậu, cũ kĩ để theo kịp sự phát triển của xã hội, tiếp nhận được những điều mới mẻ từ xã hội, do đó sẽ tạo cơ hội cho con người tạo ra những bước tiến vượt bậc phù hợp với thời đại. - Phải là những thay đổi tích cực mới tạo ra được những bước tiến vượt bậc. - Trong thực tế cuộc sống, nhờ thay đổi nhận thức, thái độ, hành động mà một số người đã thành công và tạo nên những bước tiến vượt bậc cho đất nước, cho nhân loại. - (Học sinh có thể lí giải thêm nhưng phải phù hợp, thuyết phục) 4 - Học sinh bày tỏ được quan điểm của bản thân về ý kiến: Sống là phải 1.0 thay đổi, có thể: + Đồng tình + Không đồng tình + Vừa đồng tình vừa không đồng tình - Lí giải để bảo vệ ý kiến: Học sinh có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục, đảm bảo tính nhân văn. II LÀM VĂN 7.0
  3. 2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích 5.0 Người lái đò Sông Đà. Từ đó bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận hình tượng Sông Đà 0.5 trong đoạn trích, bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, bài tùy bút Người lái đò 0.5 Sông Đà, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. * Cảm nhận hình tượng Sông Đà 2.0 - Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều. + Dòng chảy của Sông Đà uốn lượn như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”. + Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân . + Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”. - Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi cảm, Sông Đà “như một cố nhân”. + Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi. + Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người.