Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 LẦN I TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2021 – 2022 (Đề thi gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ trên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng. Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi. (Trích bài thơ “Phố ta” – Lưu Quang Vũ, “Hương cây – bếp lửa”, NXB Văn học, 1968) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa, bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy. II. PHẨN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
- 4 HS phát hiện và lí giải ngắn gọn, thuyết phục về thông điệp được rút ra từ đoạn thơ. -Có thể tham khảo thông điệp sau: 0.5 Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Đó có thể là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mang tới cảm giác bình yên và thư thái, là những việc tử tế của con người dù bình dị nhỏ bé mang tới niềm tin yêu, hứng khởi, là những yêu thương ta nhận từ bao người như một món quà vô giá . Vì thế “dù ai có nói với bạn điều gì 0.5 đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc đời luôn kì diệu và đẹp đẽ.” -Lí giải thuyết phục II LÀM VĂN 7.0 1 Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn 2.0 văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt 0.25 đẹp bình dị trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận 1.0 phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau: - Những điều tốt đẹp bình dị sẽ khơi dậy và bồi đắp cho chúng ta tình yêu cuộc sống, giúp ta tin rằng cuộc sống mến thương luôn tươi đẹp và đáng sống. - Những điều tốt đẹp bình dị sẽ thức tỉnh chúng ta về những giá trị sống mà mình đeo đuổi. Thành công, hạnh phúc không phải là những điều lớn lao, vĩ đại mà có khi chỉ là những điều tốt đẹp nhỏ bé, bình dị. - Những điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm cho những giá trị lớn lao cao cả sinh sôi, nảy nở góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. - Những điều tốt đẹp dẫu bé nhỏ bình dị nhưng có ý nghĩa, giá trị lớn lao. Trân trọng, nâng niu và phát huy những điều tốt đẹp bình dị là cách để góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc. Từ đó nhận xét sự kết 5.0 hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chính trị trong thơ Tố Hữu.
- - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống. - Sử dụng thể thơ lục bát có âm hưởng trữ tình vang vọng, tha thiết, êm ái như lời ru; kiểu kết cấu đối đáp mang đậm sắc thái dân gian. - Giọng thơ ngọt ngào đậm chất trữ tình. - Kết hợp các biện pháp tu từ nghệ thuật: Liệt kê, ẩn dụ, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. 3. Nhận xét: 0.5 - Thơ Tố Hữu là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ ông là những vấn đề chính trị, hồn thơ đó luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng. - Thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình: những vấn đề chính trị trong thơ 0.5 Tố Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương mến. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình chính trị. Câu chuyện chính trị, chuyện chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của “ta” và “mình” tạm xa nhau đi làm nghĩa vụ. - Đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. 4. Đánh giá, khái quát d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.