Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

docx 104 trang Trần Thy 10/02/2023 12001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_chuong_trin.docx

Nội dung text: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

  1. - Thành phần dân tộc : ngoài người Kinh còn có người Chăm , Khơ-me , Hoa , - Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhạy bén với cái mới , thích ứng linh hoạt , có nhiều hình thức chủ động sống chung với lũ hàng năm . Tuy nhiên còn nhiều tiêu chí phát triển dân cư xã hội Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mứt thấp so với mứt trung bình của cả nước nhất là về mặt bằng dân trí và trình độ đô thị hoá . Vì vậy phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này. 4- Tình hình phát triền kinh tế a) Nông nghiệp - Dẫn đầu cả nước về diện tích ,sản lượng cũng như bình quân lương thực đầu người : diện tích : 51%, sản lượng : 51,5% , bình quân lương thực đầu người là 1066,3kg (gấp 2,3 lần cả nước ). Lúa trồng chủ yếu ở các tỉnh : Kiên Giang , An Giang , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Long An và Tiền Giang. Do đó đây là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nườc ta và bảm bảo được vấn đề an ninh lương thực cho cả nước - Trồng cây ăn quả với nhiều loại đặc sản . Phân bố hầu khắp các tỉnh nhất là dọc hai bên sông Tiền , sông Hậu - Nuôi trồng đánh bắt thuỷ chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước đặc biệt là nuôi tôm cá xuất khẩu , đây là một trong những lợi thế của nước ta trên thị trường thế giới và khu vực . Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Kiên Giang , Cà Mau , An Giang - Ngoài ra vùng còn có nhiều tiềm năng khai thác cây công nghiệp nuôi vịt đàn , trồng và bảo vệ trừng ngập mặn trên bán đảo Cà Mau 2- Công nghiệp - Chiếm khoảng 20% GDP vùng và cả nước - Trong cơ cấu sản xuất quan trọng nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm khoảng 65% giá trị công nghiệp trong vùng . Đây là ngành trọng điểm - Phân bố ở hầu hết các thành phồ , thị xã trong vùng đều có các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm với quy mô lớn nhỏ khác nhau - Ngoài ra ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng cũng là những ngành rất quan trọng của vùng c- Dịch vụ Bao gồm xuất phập khẩu , vận tải thuỷ và du lịch sinh thái : - Xuất khầu chủ lực là gạo (chiếm khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu cả nước , xuất khẩu hoa quả ) và hảng thuỷ sản cũng đứng đầu cả nước - Vận tải thuỷ với nhiều hoạt động giao thương diễn ra sôi động ngày đêm trên sông nước , đây cũng là một đặc điểm nổi bậc trong hoạt động dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long (do mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt ).Đây cũng là một tiêu chí phát triển đường giao thông nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc với nhiều loại hình đặc thù đặc biệt là du lịch sông nước , tới thăm các miệt vườn, tham quan thắng cảnh và di tích lịch sử . 5- Các trung tâm kinh tế Có 4 trung tâm kinh tế (Cần Thơ ,Mỹ Tho, Long Xuyên ,Cà Mau trong đó lớn nhất là thành phố Cần Thơ (vì có vị trí địa lí quan trọng , nằm bên bờ sông Hậu , cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km , đây là thành phố công nghiệp dịch vụ quan trọng ,trong đó là Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất toàn vùng , đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo nghiên cứu
  2. Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Đồng bằng sông Cả nước Long Hồng Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng khai thác thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. Nhận xét. b) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? c) Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? d) Những khó khăn hiện nay trong phát triển thuỷ sản ở đồng bằng này. Nêu một số biện pháp khắc phục Hướng dẫn trả lời a) Xử lí bảng số liệu : Sản lượng ĐB SCL ĐB SH Cả nước Cá biển khai 41,5% 4,6% 100% thác Cá nuôi 58,4% 22,8% 100% Tôm nuôi 76,7% 3,9% 100% - Vẽ biểu đồ cột chồng có chú giải, tên biểu đồ - Nhận xét: Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác , cá nuôi , tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa Đồng bằng sông Hồng . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao -Sản lượng các ngành thuỷ sản đều chiếm trên 50% sản lượng cả nước , đặc biệt là tôm nuôi 76,7% b) -Điều kiện tự nhiên : +Diện tích mặt nước tự nhiên lớn +Nguồn cá tôm dồi dào : nước ngọt , nước mặn , nước lợ .Các bãi tôm ,cá trên biển rộng lớn . -Nguồn lao động : Có kinh nghiệm thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường . -Có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu -Có thị trường tiêu thụ rộng c) -Có diện tích mặt nước rộng lớn ở bán đảo Cà Mau , nuôi tôm đem lại nguồn lợi lớn . - Nguồn lao động dồi dào , có kinh nghiệm , thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá , tiếp thu kĩ thuật nhanh - Có nhiều cơ sở chế biến -Có thị trường tiêu thụ rộng . d) -Khó khăn : Đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế . Chưa đầu tư nhiều vào chế biến chất lượng cao -Biện pháp : Chủ động nguồn giống an toàn với năng xuất cao . Chủ động thị trường , tráng né các rào cản của các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam . 5) Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. 1.Biển và hải đảo nước ta: -Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài 3260 km và một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 là một phần của biển Đông bao gồm: Vùng nội thuỷ ->lãnhhải -> vùngtiếp giáp lãnh hải->vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 29 tỉnh giáp biển -Trong biển có hơn 3000 đảo lớn nhỏ chia thành 2 nhóm: Đảo ven bờ và đảo xa bờ. +Hệ thống đảo ven bờ: Chiếm khoảng hơn 2800 đảo với tổng diện tích khoảng 1720 km2 chủ yếu là các đảo nhỏ và rất nhỏ. Trong đó có 84 đảo có diện tích 1 km2 trở lên (3%) nhưng tổng diện tích các đảo này chiếm tới 1596,6 km2 (khoảng 92,78%). Phân bố các đảo ven bờ nhiều nhất là ở vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng (chiếm tới 83,7% số lượng và 48,9% diện tích toàn hệ thống). Vùng biển Nam bộ tuy có số lượng đảo không nhiều nhưng diện tích các đảo lại khá lớn (Phú Quốc, Phú Quý). +Hệ thống đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và 2 quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. . Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng kinh độ 111 0 ->1130Đ và 150450 ->17015/B ngang với vĩ độ của Huế và Đà Nẵng thuộc thành phố Đà Nẵng. Bao gồm trên 30 hòn đảo nằm rải rác trong một vùng biển rộng chừng 1500 km2 . Quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà ở trong khoảng kinh độ 111 020/ - >117020/Đ và 6050/->120B) bao gồm 100 hòn đảo, đá, cồn, san hô và bãi san hô nằm rải rác trong mọt vùng biển rộng khoảng 160 nghìn – 180 nghìn km2 2.Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Khái niệm: Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. -Phát triển bền vững: Là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. a.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: Đây là một ngành có tiềm năng rất lớn ở nước ta: Với bờ biển dài 3260 km và vùng viển đặc quyền về kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, số lượng giống loài hải sản lớn, trong đó có một số loài cá có giá trị kinh tế cao. Diện tích nước lợ khá lớn khoảng 619000 ha mặt nước lợ phân bố từ Bắc và Nam. Các vùng này có ý nghĩa lớn về nuôi trồng hải sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành hải sản không ngừng được cải thiện (tàu thuyền lớn, cơ sở chế biến được chú ý nhất) *Tình hình phát triển: Từ lượng hải sản nước ta khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn/năm, từ năm 2000 đến nay sản lượng đánh bắt vượt 2 triệu tấn/năm và chủ yếu là đánh bắt ở ven bờ. *Khó khăn: -Tài nguyên thuỷ hải sản có giới hạn và hiện nay đang cạn kiệt nhất là vùng biển ven bờ (do phương thức khai thác trắng vô tổ chức dùng quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt dẫn đến cạn kiệt nguồn thuỷ sản ven bờ). Do đó việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng hải sản xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển, ven đảo là những yêu cầu bức thiết của ngành thuỷ hải sản.
  4. -Ven biển nhiều vũng vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng hải cảng, do đó giao thông biển trong nội địa và quốc tế đều có điều kiện phát triển. -Hiện nay cả nước có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ, lớn nhất là cảng Sài Gòn, hệ thống cảng biển đang dần từng bước hiện đại hoá để nâng cao năng suất. Đội taù biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ, cả nước hình thành 3 cụm đóng tàu lớn ở Bắc Bộ – Trung Bộ –Nam Bộ để tạo bước phát triển nhanh của ngành đóng tàu Việt Nam. -Dịch vụ hàng hải cũng phát triển toàn diện để đáp ừng nhu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. 3/Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo: a.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo: *Hiện trạng: - Diện tích rừng ngập mặn của VN thuộc loại lớn trên thế giới, nhưng trong những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn không ngừng giảm nhanh. -Diện tích các rạng san hô trong 30 năm trở lại đây bị mất đi rất nhiều. Vd: Vùng Cát Bà –Hạ Long mất khoảng 30%, bờ biển Khánh Hoà giảm hàng chục lần. -Một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng như đồi mồi, ngọc trai, hải sâm, bào ngư một số loài đang giảm dần mức độ tập trung, các loại cá quý như ngừ, cá ngừ,cá thu đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ -Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biểncủa nước ta bị giảm súc,nhất là ở các vùng cửa sông và các cảng biển. *Nguyên nhân:Do -Phá rừng bừa bãi để nuôi tôm -cháy rừng -Khai thác,đánh bắt quá mức.Đánh bắt bằnh các chất độc hại -Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển và rác thải của các khu du lịch. -Các hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được tăng cường. Các vùng bị ô nhiễm nặng là các thành phố cảng như Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và các cử sông như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. -Đối với ô nhiễm biển, ô nhiễm dầu là nguy hiểm nhất và dầu loan ra biển sẽ cản trở quá trình trao đổi khí giữa khí biển và nước biển, dầu lẫn trong nước sẽ đầu độc và làm giảm chất lượng sinh vật biển. *Hậu quả: Nguồn tài nguyên sinh vật biển suy giảm nhanh, ảnh hưởng xấu đến các ngành du lịch biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. b.Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành độnh quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường biển.Sau đây là một số phương hướng chính: -Điều tra, đáng giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu.Đầu tư để chuyển hướng khai thác từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. -Bảo vệ rừng ngập mặm hiện có,đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặm. -Bảo vệ rạng san ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
  5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có thể chia làm ba giai đoạn chính, đó là : Giai đoạn Tiền Cambri. Giai đoạn Cổ kiến tạo. Giai đoạn Tân kiến tạo. 2. Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nên nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam ? Nguồn gốc và quá trình hình thành lãnh thổ tự nhiên nước ta có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động địa chất trên Trái Đất. Theo nghiên cứu địa chất mới đây nhất đã xác định Trái Đất được hình thành từ cách đây khoảng 4,6 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm, vào kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh. Giai đoạn này lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có nhiều biến động. Những dấu vết của nó hiện nay lộ ra trên mặt đất không nhiều mà phần lớn chìm ngập dưới các lớp đất đá còn được ít nghiên cứu tới. Vì thế giai đoạn sơ khai đầu tiên của lịch sử Trái Đất còn được gọi là giai đoạn Tiền Cambri. Đối với nước ta, đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ và nó chỉ diễn ra trên một phạm vi hẹp. Ở giai đoạn này các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu, đó chính là nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. 3. Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm gì ? Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Các đá biến chất cổ nhất nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,3 tỉ năm. Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm. Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi, nay là các vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta ở Tây Bắc và Trung Trung Bộ. Ở giai đoạn này, các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó sự sống xuất hiện. Tuy vậy các sinh vật trong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thuỷ như tảo, động vật thân mềm. 4. Hãy trình bày những đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Giai đoạn này được bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
  6. và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay. 4. Củng cố - Gv hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập trong sách bài tập Địa lí 8 5. Hướng dẫn về nhà - Học sinh xem lại nội dung Địa lí 8, làm một số bài tập trong sách bài tập - Xem lại bài Địa hình Việt Nam 4. Đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon - Pecmi phân bố nhiều ở đâu trên lãnh thổ nước ta ? Đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon - Pecmi phân bố nhiều ở miền Bắc và một số ít ở phía tây Bắc Trung Bộ. 5. Đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh phân bố nhiều ở đâu trên lãnh thổ nước ta ? Đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh phân bố nhiều ở Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bắc Bộ. 6. Hãy so sánh cấu trúc địa chất ở vùng Bắc Bộ với cấu trúc địa chất ở vùng Nam Bộ. Cấu trúc địa chất ở vùng Bắc Bộ phức tạp hơn nhiều so với Nam Bộ, bao gồm : đá biến chất tuổi Cambri ; đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh ; đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon - Pecmi ; đá trầm tích, macma tuổi Trung sinh ; đá badan ; trầm tích tuổi Đệ tứ. Vùng Bắc Bộ có nhiều đứt gãy lớn, địa hình có sự phân bậc rõ ràng. Cấu trúc địa chất của vùng Nam Bộ khá đơn giản, chủ yếu là trầm tích tuổi Đệ tứ và một ít đá badan. Địa hình vùng Nam Bộ bằng phẳng, khá đồng nhất. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM Bài 22 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo) 1. Hãy trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Hồng. Là đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đã được con người khai phá từ lâu và làm biến đổi mạnh. Đồng bằng rộng khoảng 15 000 km 2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước ; vùng ngoài đê hàng năm được bồi tụ phù sa. 2. Hãy trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long. Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
  7. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. Phần lớn diện tích rừng ở nước ta tập trung ở vùng đồi núi vì thế phát triển ngành lâm nghiệp là một thế mạnh lớn của vùng đồi núi. Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt các mỏ khoáng sản nội sinh, đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng của vùng đồi núi nước ta là phát triển thuỷ điện, vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác ghềnh nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái. 6. Địa hình đồi núi nước ta có những mặt hạn chế nào ? Địa hình đồi núi nước ta tuy chủ yếu là đồi núi thấp nhưng bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, thường xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở nên việc bảo đảm an ninh quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém. 7. Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi Việt Nam đã gây nên những hậu quả gì ? Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và thay đổi môi trường sinh thái ở miền này mà nó còn làm thay đổi môi trường sinh thái chung của cả nước. Việc khai thác rừng không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xói mòn đất, gây ra lũ quét, sạt lở đất, 8. Địa hình miền đồi núi có quan hệ như thế nào với địa hình đồng bằng ? Địa hình miền đồi núi có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồng bằng. Những hệ thống sông lớn mang phù sa từ miền đồi núi bồi đắp, mở rộng các đồng bằng châu thổ. Sự sắp xếp của các dãy núi cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của các đồng bằng, nhiều dãy núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển. Địa hình đồng bằng có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồi núi về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện tại, vì thế việc khai thác tự nhiên ở miền đồi núi không hợp lí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của đồng bằng. 9. Hãy nêu các thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta.
  8. có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn. 4. Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình nước ta ? Biển Đông đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng và đặc sắc, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô, 5. Hãy cho biết ảnh hưởng của Biển Đông tới sự phát triển của hệ sinh thái ven biển. Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại đã xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật vốn đã thuận lợi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta. Biển Đông đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi để rừng phát triển xanh tốt quanh năm chứ không như cảnh quan sa mạc, bán sa mạc nhiệt đới, cận nhiệt đới mà ta thấy ở một số nước có cùng vĩ độ thuộc Tây Nam Á và Bắc Phi. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Biển Đông mang lại cho nước ta một diện tích rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ngập mặn ven biển khá rộng, có tới 450 000 ha, lớn thứ hai trên thế giới, sau rừng ngặp mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn, và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú. 6. Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. Tài nguyên khoáng sản : + Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long hiện đang được khai thác. Các bể dầu khí Thổ Chu Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang được thăm dò. + Ngoài ra các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. + Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có vài con sông nhỏ đổ ra biển. Biển Đông đã cung cấp cho chúng ta một lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài. Trong Biển Đông có tới trên 2 000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Ngoài ra, trên các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta còn khai thác được nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác tập trung ven đảo. 7. Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta ? Mỗi năm trung bình có 9 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3 đến 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Năm bão nhiều có tới 8 10 cơn bão, năm bão ít cũng 1 2 cơn bão. Bão qua Biển Đông gây mưa to, lượng mưa đột ngột tăng lên,