Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022

docx 138 trang Trần Thy 11/02/2023 10360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx

Nội dung text: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022

  1. – Bài học về nhân tố người thực hiện kế hoạch: Là một kế hoạch có thể hay, có thể dể nhưng vẫn luôn cần quan tâm tới người thực hiện kế hoạch, người đó phải có đủ phẩm chất và năng lực, phù hợp với trách nhiệm và đặc thù của kế hoạch đề ra – Bài học về tinh thần đoàn kết và tinh thần trách nhiệm trong công việc: Trong một tập thể, toàn những cá nhân chỉ biết nói mà không biết làm thì đồng nghĩa với việc họ có những kế hoạch và quyết định thiếu thực tiễn, ảo tưởng 3. Kết bài Khẳng định giá trị ý nghĩa của câu chuyện: Như vậy, qua câu chuyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” chúng ta đã rút ra được những bài học quý báu và đã được thấy rõ dẫn chứng từ chính họ hàng nhà chuột. BÀI VIẾT THAM KHẢO Truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo” là một câu chuyện hay mang ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến mục nát đương thời. Bên cạnh việc mang lại tiếng cười hài hước cho người đọc, câu chuyện còn để lại những bài học sâu sắc và quý báu mà người đời cần phải nhìn vào đó để học tập, áp dụng vào cuộc sống. Trong truyện “Đeo nhạc cho mèo”, tác giả dân gian đã mượn chuyện của họ hàng nhà chuột để nói về chuyện con người. Có thể thấy trong tác phẩm, nghệ thuật nhân hóa đã được sử dụng rất khéo léo, lột tả rất chân thực bản chất của các con vật. Họ hàng nhà chuột được miêu tả khiến người đọc liên tưởng tới xã hội nông thôn trước kia, về cả vai vế và thứ bậc cũng có điểm tương đồng. Đứng đầu trong một làng, xã thường là ông Cống hoặc ông Nghè, và giống như đứng đầu họ nhà chuột có chuột Cống. Hay những người thấp cổ bé họng, vào hạng cùng đinh trong làng thì như con chuột trù trong họ hàng nhà chuột vậy. Những hạng người như chuột trù thường bị áp bức, bóc lột, chịu mọi gánh nặng của chế độ và là nạn nhân của chế độ xã hội phong kiến mục nát đó. Từ câu chuyện cũng như giá trị nhân văn mà truyện mang lại, chúng ta rút ra được những bài học sâu sắc. Thứ nhất, đó là bài học về điều kiện cần và đủ để thực hiện một kế hoạch. Từ kế hoạch của họ hàng nhà chuột ta thấy đó là một kế hoạch hay nhưng lại chưa đủ yếu tố để có thể thực hiện thành công đó chính là yếu tố người thực hiện kế hoạch. Trong cuộc sống của con người cũng vậy, có thể có rất nhiều kế hoạch được vạch ra, dù cho kế hoạch ấy có hoàn hảo đến mức nào nhưng nếu không dựa trên những điều kiện nhất định thì sẽ không bao giờ có thể thực hiện được. Mãi mãi kế hoạch đó chỉ là lý thuyết suông không áp dụng được vào thực tiễn. Vì vậy khi đưa ra kế hoạch chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng các yếu tố và điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch. Bài học thứ hai đó chính là sự nhận thức về tầm quan trọng của nhân tố thực hiện kế hoạch. Là một kế hoạch có thể hay, có thể dể nhưng vẫn luôn cần quan tâm tới người thực hiện kế hoạch, người đó phải có đủ phẩm chất và năng lực, phù hợp với trách nhiệm và đặc thù của kế hoạch đề ra. Nếu như lựa chọn sai người, người thực hiện kế hoạch bị ép buộc, không đủ năng lực, miễn cưỡng phải làm thì dù cho kế hoạch có hoàn hảo đến mấy rồi cũng thất bại. Bài học thứ ba nói
  2. + Thầy sờ chân thì nhất quyết cho rằng con voi “sừng sững như cái cột đình”. Sự so sánh này rất đúng và rất hay. Chân voi to như cây cột người xưa thường dùng làm cột đình của làng xã. + Thầy sờ đuôi cũng chẳng chịu thua. Thầy cứ một hai khẳng định rằng con voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”. – Thầy bói nào cũng nói đúng về con voi như mình đã sờ được. Năm thầy đều nhận xét một cách hóm hỉnh và cho rằng ý kiến của mình là đúng tuyệt đối. Như vậy là thầy nào cũng có lí, nhưng cộng cả năm ý kiến lại thì thật là vô lí vì chẳng ý kiến của thầy nào đúng với con voi thật ngoài đời. b. Bài học rút ra từ câu chuyện Câu chuyện cho em những bài học sâu sắc: – Khi nhận xét đánh giá về sự vật, sự việc, ta không được nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc, ta phải xem xét chúng một cách toàn diện. – Ta không nên tin vào những điều mê tín dị đoan. Cha ông ta đã nhắc nhở con cháu “thầy bói nói mò”. Nếu ta tin thầy bói, khác nào ta tin con voi giống như con voi của mỗi thầy đã định nghĩa. – Không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gỗ mất đoàn kết như 5 ông thầy bói trong truyện. Trong cuộc sống, ta cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất. 3. Kết bài – Truyện “Thầy bói xem voi” có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy. Người xưa đã nhắc nhở con cháu phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan. – Truyện còn gây cười bằng cách đưa ra những yếu tố riêng lẻ có lí đê rồi hợp lại tạo thành một điều hoàn toàn phi lí. Bài số 3: bài học được rút ra từ Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của tác giả Tô Hoài. DÀN Ý 1. Mở bài – “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện được in lần đầu năm 1941. Truyện gồm mười chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. – “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương 1 của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Đoạn trích nói về sự hung hăng, hống hách một cách ngu dại và sự ân hận của Dế Mèn. – Đoạn trích đã cho em những bài học quý giá. 2. Thân bài a. Nội dung của đoạn trích * Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh có phần hung tợn của Dế Mèn
  3. – Thấy Dế Choắt không dậy được, Dế Mèn mới hốt hoảng, quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”. – Dế Choắt tắt thở. Dế Mèn thương và ân hận lắm nhưng đã quá muộn. Trò đùa ngu dại của một kẻ ngông cuồng như Dế Mèn đã đem đến tai họa cho người hàng xóm yếu ớt. Dầu có ân hận bao nhiêu chăng nữa thì Dế Choắt cũng không sống lại được. Nỗi ân hận này nhất định sẽ dai dẳng theo Dế Mèn trong suốt cuộc đời. b. Bài học rút ra từ đoạn trích Một đoạn trích thôi nhưng đã cho em những bài học sâu sắc: – Hàng xóm láng giềng của nhau thì nhớ phải “tối lửa tắt đèn có nhau” và không nên “Cháy nhà hàn xóm mà bình chân như vại”. – Không nên khinh thường những người yếu hơn mình. Khi họ cần giúp đỡ hãy vui lòng giúp họ trong khả năng của mình. – “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”. – Cần suy nghĩ chín chắn trước khi nói và làm bất cứ việc gì. 3. Phần Kết bài – Cám ơn nhà văn Tô Hoài vì bằng biện pháp nhân hóa, nhà văn đã giúp em có được những bài học bổ ích qua các nhân vật. – Từ bài học đã rút ra, em sẽ sống tốt hơn để sau lớn lên không phải ân hận. 3. Củng cố: GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Học bài, nắm chắc kiến thức về cách là dạng bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập tổng hợp cuối học kì II. BUỔI 31: Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021 ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về các thể loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 2. Năng lực a. Năng lực chung
  4. Chuyện Thánh đánh giặc tiêu biểu cho về Gióng sự trỗi dậy của truyền những thống yêu nước, tinh người thần đoàn kết, anh dũng anh kiên cường của dân tộc hùng ta. -Truyện nhằm giải thích hiện tượng mưa gió bão - Kể kết hợp với lụt hàng năm vẫn diễn ra miêu tả, biểu cảm ở vùng sông Hồng ,đồng - Xây dựng hình thời thể hiện ước mơ tượng nhân vật phù chiến thắng thiên tai bão hợp với tâm lí, suy lụt của người Việt cổ. nghĩ của trẻ thơ. - Ca ngợi công lao trị - Nghệ thuật nhân thủy dựng nước của cha hoá đặc sắc. Sơn ông ta. Tinh, - Truyền Dân gian tạo dựng 2 Thủy thuyết hình tượng kì vĩ mang Tinh tính tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của thiên tai và sức mạnh trị thủy thắng lợi của con người.Điều đó rất gần với cuộc sống hôm nay. Truyện thể hiện ước mơ, - Sắp xếp các tình niềm tin của nhân dân về tiết tự nhiên, khéo sự chiến thắng của léo: công chúa lâm những con người chính nạn gặp Thạch Sanh nghĩa, lương thiện. trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng Thạch Truyện rồi nên vợ nên Sanh - cổ tích chồng.
  5. Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật loại - Giới thiệu về lễ - Sử dụng các hội đền Gióng. phương thức thuyết Chuyện Qua đó thể hiện minh, ngắn gọn, về Ai ơi VB được nét đẹp văn súc tích. những mồng Anh Thư thông hoá tâm linh và người chín tin truyền thống uống anh tháng tư nước nhớ nguồn hùng của dân tộc. - Trái đất là cái nôi - Nghệ thuật vừa của sự sống con theo trình tự thời người phải biết gian vừa theo trình bảo vệ trái đất. tự nhân quả giữa Bảo trái đất là bảo các phần trong văn Văn vệ sự sống của bản. Cái trước làm Trái đất bản chính mình. nẩy sinh cho cái sau – cái nôi thông - Kêu gọi mọi chúng có quan hệ Hồ Thanh của sự tin. người luôn phải có rằng buộc với nhau Trang sống ý thức bảo vệ trái đất. - Văn bản đề cập - Số liệu dẫn chứng đến vấn đề sự đa phù hợp, cụ thể, lập Trái dạng của các loài luận rõ ràng, logic đất – vật trên TĐ và trật có tính thuyết phục. Ngôi Các loài tự trong đời sống - Cách mở đầu - kết Văn nhà chung muôn loài. thúc văn bản có sự bản chung sống với - VB đã đặt ra cho thống nhất, hỗ trợ Ngọc Phú thông nhau con người vấn đề cho nhau tạo nên tin. như thế cần biết chung nét đặc sắc, độc đáo nào? sống hài hoà với cho VB. muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.
  6. Văn bản đề cập - Lí lẽ, dẫn chứng đến vấn đề sự khác phù hợp, cụ thể, có biệt ở mỗi người. tính thuyết phục. Qua đó khẳng định - Cách triển khai từ sự khác biệt có ý bằng chứng thực tế nghĩa là sự khác để rút ra lí lẽ giúp biệt thực sự. cho vấn đề bàn luận Hai loại Văn Ý nghĩa trở nên nhẹ nhàng, Giong-mi khác nghị khẳng định sự gần gũi, không Mun biệt luận khác biệt có ý mang tính chất giáo nghĩa là sự khác lí. biệt thực sự, là thứ làm nên cá tính, phong cách, chất riêng của mỗi cá nhân. TIẾT 2: ÔN TẬP PHẦN B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: I. Từ và cụm từ - Cụm từ: Nhóm, tập hợp nhiều từ - Tính từ: Từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng và hoạt động. - Động từ: Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng. - Từ HV: Từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, dùng theo cách cấu tạo, cách hiểu, đôi khi có đặc thù riêng của người Việt, II. So sánh - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. III. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. VD: - Thủy phủ: Dinh dự dưới nước,nơi ở của thủy thần. - Sinh nhai: Kiếm sống. 2. Hiểu nghĩa của từ bằng cách: - Tra từ điển; - Suy đoán nghĩa của từ nhờ nghĩa của những yếu tố tạo nên nó. VD: gia tài. + gia: nhà + tài: của cải.
  7. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc TIẾT 3: ÔN TẬP PHẦN THỰC HÀNH VIẾT: DẠNG 1: VIẾT BÀI VÀN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (MỘT SINH HOẠT VĂN HOÁ) I. Khái niệm văn bản thuyết minh Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng dùng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. II. Đặc điểm của văn thuyết minh: - Tính khách quan, chính xác, mang lại lợi ích cho con người phục vụ công việc và cuộc sống tốt nhất - Trình bày văn bản rõ ràng, mạch lạc, đủ nội dung đúng ý, kết cấu phân chia rõ - Người viết am hiểu về nội dung mình đang viết tới để trình bày đúng, đủ ý, truyền đạt cho những người đọc hiểu và sử dụng có ích. III. Các phương pháp thuyết minh Có 6 phương pháp thuyết minh: 1. PP nêu định nghĩa, giải thích. Mô hình : A là B + A : đối tượng cần thuyết minh. + B: tri thức về đối tượng. + Là: từ thường được dùng trong phương pháp định nghĩa 2. PP liệt kê. + PP liệt kê là: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trình tự nào đó. + Vai trò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh. 3. PP nêu ví dụ. + PP nêu ví dụ là: Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung thuyết minh. + Vai trò: Các ví dụ có thể có tác dụng thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin. 4. PP dùng số liệu. + PP dùng số liệu là: Dùng các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp. + Tác dụng: làm cho người đọc tin vào nội dung thuyết minh. 5. PP so sánh. + PP so sánh là: đối chiếu hai đối tượng cùng loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh. + Vai trò: làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh
  8. 3. Chỉnh sửa bài viết DẠNG 2: VIẾT BÀI VĂN ĐÓNG VAI NHÂN VẬT KỂ LẠI TRUYỆN CỔ TÍCH I. Yêu cầu đối vói bài văn đông vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích: - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ờ truyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp li các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giũa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yểu tốmiêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. II. Các bước tiến hành viết bài văn 1. Trước khi viết + Lựa chọn truyện cổ tích định kể, người nghe (đọc). + Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. + Chọn lời kể phù hợp. + Ghi lại những nội dung chính của câu chuyện. * Lập dàn ý: + Mở bài Giới thiệu nhân vật kể chuyện và câu chuyện được kể. + Thân bài Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc. + Kết bài: Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình. 2. Viết bài. 3. Chỉnh sửa bài viết DẠNG 3: VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ) I. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề) - Nêu được hiệ tượng, vấn đề cần bàn - Thể hiện được ý kiến của người viết - Dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc. II. Các bước khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộc sống: a. Trước khi viết - Lựa chọn đề tài: Đề tài có thể được ấn định ( Đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết tự lựa chọn.
  9. - Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí, - Ghi diễn biến của cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận, với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận). - Ghi thời gian kết thúc cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận - Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên III. Các bước thực hiện viết biên bản: a. Trước khi viết - Xác định tên gọi của biên bản: - Mục đích viết biên bản: - Người đọc biên bản: b. Viết biên bản - Đọc kĩ phần hướng dẫn viết biên bản trong SHS. - Thực hành viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận (HS tự chọn) c. Chỉnh sửa biên bản - Đọc lại biên bản nhiều lần. - Chỉnh sửa lại biên bản (nếu có). 3. Củng cố: GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Học bài, nắm chắc kiến thức đã học và ôn tập trong học kì II Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Luyện tập dạng đề kiểm tra cuối học kì II. BUỔI 32: Ngày soạn: / /2022 Ngày dạy: / /2022 LUYỆN TẬP DẠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về các thể loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về thực hành tiếng Việt đã học ở học kì II. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để làm dạng đề kiểm tra cuối học kì II 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
  10. Câu 3 (0,75đ): Các cụm danh từ trong đoạn văn trên: Vừa lúc đó, một tráng sĩ, mấy tiếng vang dội. Câu 4 (1,0đ): Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. 1,0 Ý nghĩa của chi tiết trên: - Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần, - Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, - Gióng sinh ra cũng phi thường khi đi cũng phi thường (bay lên trời). - Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. Câu 1 (2đ): Ý nghĩa của chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay 0,5 lên trời”: - Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay 0,5 đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần, - Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ 0,5 chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, - Gióng sinh ra cũng phi thường khi đi cũng phi thường (bay lên trời). - Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 0,5 Thực hành viết Câu 2 ( 5đ): - Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài 0,25 và kết bài. - Về nội dung: a. Mở bài: - Lý Thông tự giới thiệu về mình (trước đây là người nhưng hiện giờ đang là một con bọ hung xấu xí). 0,5 - Gợi ra nguyên nhân dẫn đến bi kịch của mình. b. Thân bài: - Lý Thông gặp Thạch Sanh, những toan tính của Lý Thông và việc hai người kết nghĩa, lời thề của Lý Thông.
  11. dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại đó. Câu 2: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng cách nào? Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên. Câu 4: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượngcủa những nhân vật chính em vừa tìm được trong đoạn văn. II. THỰC HÀNH VIẾT: Câu 1 (2 điểm): Chi tiết“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” trong truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì? Hãy diễn đạt ý nghĩa ấy bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng). Câu 2 (5 điểm): Thuyết minh về lễ hội Gióng. Hướng dẫn làm bài Phần Nội dung Điểm Đọc hiểu Câu 1 ( 1đ) -Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh 0,25 - Thể loại: Truyền thuyết 0,25 - Khái niệm: + Truyền thuyết (TT) là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. 0,5 +Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể Câu 2 Từ băn khoăn: không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ, cân nhắc. 0,25 Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị Câu 3 0,25 - Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.
  12. - Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mũ đen, đi hia đề trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngả. 0,25 - Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chấp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi theo, đến quỳ trước một trong các cửa của hậu cung. 0,25 -Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mở ra. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bỏ xõa ra sau lưng, và quan lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vải vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt. 0,25 - Nhân vật này đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung. - Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ. 0,25 - Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra. rượu đã dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về chỗ chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo. 0,25 - Lễ cử hành nghiêm trang thành kính. - Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức. Vì cử 0,25 chỉ của họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái 0,25 độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước. - Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng 0,25 trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh. Người đóng vai con hổ mặc áo vài vẽ vằn vện, đội cái đầu bằng giấy bồi có hai chục người hóa trang di theo, hát và gõ sênh. Hổ đến trước bàn thờ múa và phù phục hồi lâu - Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch :sử đánh trận giả, và đoàn 0,25 tù binh diễu qua trước đền. - Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thõng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đâu lại ở bên sườn 0,25 trái và buông thõng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt, có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đềở Đình Bảng. 0,25 - Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng.