Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2021-2022 (THAM KHẢO) A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ KĨ NĂNG I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) 1. Đọc hiểu các văn bản/đoạn trích thuộc thể phú, cáo, nghị luận trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). - Nhận biết: + Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích. + Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích. + Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích. - Thông hiểu + Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận + Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ + Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. - Vận dụng: + Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. + Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản. 2. Đọc hiểu văn bản văn xuôi tự sự trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). - Nhận biết: + Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích. + Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích. + Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích. - Thông hiểu + Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận + Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ + Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. - Vận dụng: + Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. + Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản. 3. Đọc hiểu truyện thơ, ngâm khúc trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). - Nhận biết: + Xác định phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích. + Xác định nhân vật, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của văn bản/đoạn trích. + Chỉ ra được thông tin trong văn bản/đoạn trích. + Nhận diện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn bản/đoạn trích. - Thông hiểu: + Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tình cảm của nhân vật + Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ + Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. - Vận dụng: + Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản + Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản II. LÀM VĂN: (6,0 điểm) Thể loại và yêu cầu các mức độ cần đạt a. Nghị luận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) - Nhận biết: + Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- + Ngâm khúc: tự sự + trữ tình + Nguyên tác: trường đoản cú (478 câu) + Bản dịch: song thất lục bát (408 câu) * Đoạn trích - Vị trí: câu 193 - 216 của bản diễn Nôm - Nội dung: Tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không có tin tức, không rõ ngày trở về * Nội dung - Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ + Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà ngoài rèm thước chẳng mách tin + Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là một mình mình biết, một mình mình hay - Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên + Nỗi sầu muộn được thể hiện qua sự cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ đằng đẵng như niên + Để giải toả nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: đốt hương, soi gương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là gượng. Sầu chẳng những không được giải toả mà còn nặng nề hơn - Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu + Nỗi nhớ được thể hiện qua một khát khao cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên - mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáu, + Khát khao của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian là quá lớn (đường lên bằng trời) * Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật, ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ * Ý nghĩa: Ghi lại nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến Bài 2. TRAO DUYÊN, CHÍ KHÍ ANH HÙNG (trích TRUYỆN KIỀU) - NGUYỄN DU 1. Tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích - Nguyễn Du: Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. - Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng, viết theo thể thơ lục bát, được sáng tác dựa trên cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc và giá trị hiện thực cao cả. - Đoạn trích Trao duyên (câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều): Mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều - Đoạn trích Chí khí anh hùng (câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều): Từ Hải từ biệt Thuý Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn. 2. Nội dung: a. Trao duyên - Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (18 câu đầu) + Kiều nhờ cậy Vân: từ cậy, chịu, lạy và thưa: lời xưng hô vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói vấn đề tế nhị tình chị duyên em + Kiều nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. + Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên - trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu - để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này → Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình, cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo, tinh tế, có đức hi sinh, một con người hiếu thảo, trọng nghĩa tình. → 18 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên. Nghệ thuật sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- * Ý nghĩa: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du. C. ĐỀ MINH HOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 -2022 ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã số học sinh: I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây Trong cửa này đã đành phận thiếp, Ngoài mây kia há kiếp chàng vay 1 Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ 1 đôi ngả nước mây cách vời. (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 1987, tr. 20) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích. Câu 4. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây. Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời. Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. 1 Vay: từ chỉ ý hoài nghi, than thở (Chinh phụ ngâm diễn ca - NXB Văn học, năm 1987, tr.20) 1 Bao ngờ: đâu ngờ (Chinh phụ ngâm diễn ca - NXB Văn học, năm 1987, tr.20)
- 4 Chi tiết Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm 0,75 lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người sống có tình có nghĩa, biết tôn sư trọng đạo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 5 Chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích: Phạm Tử Hư gặp lại người 0,75 thầy Dương Trạm của mình sau khi người thầy đã mất. Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích: tạo ra tính hấp dẫn cho đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Học sinh chỉ ra được chi tiết kì ảo trong đoạn trích: 0,25 Học sinh nêu được hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo: 0,5 6 Học sinh rút ra bài học có thể được từ lời của người thầy Dương Trạm ở 1,0 cuối đoạn trích: - Không nên kiêu ngạo, xem thường người khác. - Người đi học, cần rèn trước hết là đạo đức. Hướng dẫn chấm: - Nêu được hai bài học: 1,0 điểm. - Nêu được một bài học: 0,5 điểm - Học sinh có thể diễn đạt khác Đáp án nhưng nếu vẫn đảm bảo đúng ý như Đáp án thì vẫn cho điểm như Hướng dẫn chấm. II Vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi trong trích đoạn của Đại cáo bình Ngô. 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi trong đoạn trích của Đại cáo bình Ngô Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm “Đại cáo bình 0,5 Ngô” và đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Học sinh chỉ giới thiệu được 01 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong đoạn trích: 2,5