Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Trần Thy 09/02/2023 9520
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN 11, NĂM HỌC 2021-2022 ( THAM KHẢO) A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ KĨ NĂNG I/ Đọc - hiểu: ( 3,0 điểm ) 1: Ngữ liệu phần đọc hiểu là Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, trong bài thơ/đoạn thơ Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. 2: Nghị luận hiện đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; nội dung của văn bản/đoạn trích. - Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; các biện pháp tu từ, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ trong văn bản/đoạn trích. - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghị luận hiện đại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt được nghị luận hiện đại và nghị luận trung đại. II. LÀM VĂN Câu 1: Nghị luận xã hội ( 2,0 điểm) A.Về hình thức: viết 1 đoạn văn nghị luận ( Khoảng 150 chữ) B.Về dạng đề nghị luận xã hội : có 2 dạng 1.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Nhận biết: - Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
  2. B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM Bài 1. Vội vàng - Xuân Diệu. a. Tác giả: Xuân Diệu ( 1916 – 1985 ) - Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. - Tác phẩm Vội vàng: Xuất xứ: Rút từ tập Thơ Thơ ( 1938), là tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của XD – thi sĩ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”. b. Nội dung. - Phần một: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời. + Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới : trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. + Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian. - Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm về thời gian tuần hoàn của người xưa ). - Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. - Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường ; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi-nên chỉ có một cách phải sống vội. - Phần hai: + Nêu cách “thực hành” : Vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống – “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn ; Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” và thể hiện sự mãnh liệt của cái tôi đầy ham muốn. + Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến một cách ứng xử rất tích cực trước cuộc đời. Đây cũng là lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi : Vội vàng là gi ? Và đề xuất một lẽ sống mới mẻ, tích cực ; bộc lộ quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. c. Nghệ thuật. - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch tâm lý. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ ; nhịp điệu dồn đập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. d. Ý nghĩa văn bản. Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu - nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. Bài 2. Tràng Giang – Huy Cận a. Tác giả Huy Cận (1919 – 2005) + Là nhà thơ lớn, môt trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ Mới với hồn thơ ảo não. + Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí - Tác phẩm Tràng Giang + Xuất xứ: rút từ tập Lửa thiêng (1939) + Nhan đề: so sánh tên gọi Tràng giang và Trường giang + Lời đề từ: cảm xúc bâng khuâng trước cảnh sông nước mênh mông và nỗi buồn trước cách chia ly giữa trời và sông, sự rời rạc của khung cảnh thiên nhiên b. Nội dung: - Khổ một : + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, trôi dạt trên dòng sông lớn mênh mông, gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. + Câu thứ tư mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cảnh củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. - Khổ hai :
  3. Bài 4. Chiều tối – Hồ Chí Minh a. Nhật kí trong tù - Nhật kí trong tù: hoàn cảnh ra đời (sgk) - Chiều tối: + Vị trí: bài thứ 32 trong Nhật kí trong tù + Hoàn cảnh: sáng tác vào cuối mùa thu 1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo b. Nội dung * Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên - Cánh chim mỏi về rừng + Dấu hiệu t/gian: chiều muộn. + Gợi cảm giác về 1 chốn nghỉ ngơi, đoàn tụ, ấm cúng. → Cảm giác cô đơn, nhớ quê. + Chim mỏi = tâm trạng người tù: mỏi mệt - Chòm mây cô đơn → Mang tâm trạng lẻ loi, đơn độc và cái băn khoăn chưa biết tương lai phí trước của người tù nơi đất khách. Bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển. Bút pháp chấm phá như ghi lấy linh hồn tạo vật; có sự hòa hợp giữa cảnh và người  Vẻ đẹp tâm hồn: - Vẫn luôn hướng về thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên và ước muốn được sum vầy, tự do. Phong thái ung dung, tự tại, bản lĩnh chiến sĩ, tinh thần thép * Hai câu cuối: Bức tranh đời sống con người - Câu 3: + Vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than + Cuộc sống đời thường đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui. - Câu 4: + Điệp liên hoàn: ma bao túc – bao túc ma→ gợi sự lưu chuyển của thời gian từ chiều sang tối + Hồng: nhãn tự của bài thơ: trở thành tụ điểm lung linh của bài, có sức nặng tỏa sáng cả 27 chữ còn lại. → Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối → sáng; từ tàn lui → sinh sôi; từ lạnh lẽo cô đơn → ấm áp tình người c/ Nghệ thuật - Sự kết hợp hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại - Từ ngữ cô đọng, hàm súc - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn d/ Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ của HCM: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh luôn ung dung tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống C. ĐỀ MINH HỌA ( Tham khảo) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp 11
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ MINH HỌA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm . trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thao tác lập luận chính: bình luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng thao tác lập luận chính không cho điểm. 2 Tiêu chí so sánh thơ mới với thơ cũ: 0,75 - Đừng lấy một người sánh với một người. - Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. 3 - Nghĩa sự việc: trong lịch sử thơ ca Việt Nam, chưa bao giờ có một thời đại 1,0 phong phú như thời đại thơ mới. - Nghĩa tình thái: khẳng định, quả quyết (tôi quyết rằng) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu văn như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được nghĩa sự việc và một phần nghĩa tình thái của câu hoặc nghĩa tình thái và một phần nghĩa sự việc của câu: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái của câu: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được một phần nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái của câu: 0,25 điểm. 4 Từ ngữ phong phú, chính xác; vừa thể hiện được sự sắc sảo trong tư duy khoa học 0,5 vừa thể hiện được sự tinh tế trong cảm thụ văn học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nhận xét đúng các đặc điểm (phong phú, chính xác, sắc sảo, tinh tế) hoặc đúng từ 2 đặc điểm trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nhận xét đúng 1 đặc điểm: 0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ biểu đạt trong đoạn trích bằng các từ ngữ/các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày thái độ ứng xử của anh/chị 2,0 đối với cái mới trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Thái độ ứng xử của bản thân đối với cái mới trong đời sống c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ thái độ ứng xử của bản thân đối với cái mới trong đời sống. Có thể theo hướng sau:
  5. - Phân tích được sự vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng chưa thật chi tiết hoặc phân tích được biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng chưa làm rõ sự vận động tâm trạng: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa làm rõ các biểu hiện tâm trạng, chưa chỉ ra sự vận động tâm trạng: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Sự vận động tâm trạng cho thấy sự lạc quan, tin tưởng của nhà thơ vào sự sống, tương lai; chất chiến sĩ của cái tôi trữ tình Hồ Chí Minh; góp phần làm nên vẻ đẹp hiện đại của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0