Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022

docx 26 trang Trần Thy 09/02/2023 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022

  1. cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Để khắc phục hình tượng nhân vật Tnú tác giả đã dùng lối kể phong phú khi là lời kể của ngôi thứ ba (tác giả), lúc là lời kể của ngôi thứ nhất(cụ Mết) đồng thời tác giả đã tạo ra những chi tiết nghệ thuật đặc sắc: đôi bàn tay để làm nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. b. Các nhân vật khác * Cụ Mết. -Cụ là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng biểu hiện cho sức mạnh mẽ của dân làng Xô man. * Mai và Dít. – Mai và Dít là vẻ đẹp của thế hệ thanh niên kiên định vững vàng trong bão táp chiến tranh. * Bé Heng. – Là thế hệ nối tiếp để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng. => Cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt, sự nối tiếp các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của các nhân vật. 6. Đặc sắc về nghệ thuật – Mang đậm khuynh hướng sử thi. + Chủ đề: Tác phẩm đề cập đến tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của dân làng Xô man, của đồng bào Tây Nguyên của con người Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc. + Hình tượng: hoành tráng cao cả của núi rừng và con người. + Hệ thống nhân vật có sức sống mạnh mẽ mang cốt cách của cộng đồng. + Giọng kể trang nghiêm hào hùng. – Cách thức trần thuật. + Kể theo lối hồi tưởng qua lời kể của nhân vật cụ Mết. – Truyện mang đậm cảm hứng lãng mạn: đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù; lời văn trau truốt giàu sức tạo hình, giàu chất thơ. 7. Chủ đề: Rừng xà nu là thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại với lời văn trau chuốt giàu hình ảnh tác phẩm đã tái hiện lại vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng; của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên. Thông qua câu chuyện của những con người ở bản làng hẻo lánh bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh bất tận. Tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn không có cách nào hơn phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. BÀI 4: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI: 1. Tác giả – xuất xứ tác phẩm: xem lại SGK 2. Tóm tắt văn bản: Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm. 3. Nhan đề “Những đứa con” trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến - những người con trong một “gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của đại “gia đình” miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
  2. •Tranh đi bộ đội với em •Tranh bắt ếch. - Mang những phẩm chất của Má •Đảm đang, tháo vát: Thu xếp nhà cửa gọn gàng trước khi đi. •Tiềm ẩn bản năng chăm lo của một người phụ nữ: thương và lo cho em, nghĩ ngợi việc nhà •Bộc trực, quyết liệt, gan góc, không đội trời chung với kẻ thù: “Nếu giặc còn thì tao mất”. Chiến là hình ảnh tiếp nối của Má: 3 lần được so sánh với má (nói in như má vậy, giống hệt như má vậy, nói nghe in như má vậy) > sự tiếp nối truyền thống gia đình >dòng chảy truyền thống dạt dào qua các thế hệ. b) Nhân vật Việt: - Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư: •Tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị. •Trong khi chị Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt “lăn kềnh ra ván cười”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết •Đi đánh giặc vẫn đeo ná thun. •Không sợ giặc nhưng lại sợ ma. - Yêu thương, gắn bó với gia đình •Thương má: Hình dung về má qua hồi ức của Việt dịu dàng, tha thiết; chuyển bàn thờ má: nhắn nhủ, tâm sự với má về quyết tâm trả thù. •Thương chú Năm, thương chị: “Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ” - Chiến sĩ giải phóng gan góc, quả cảm: •Diệt được xe bọc thép của giặc. •Bị thương nặng, lạc đồng đội, trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm về với anh em, để tiếp tục đấu tranh. - Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng: •Thể hiện sâu sắc qua chi tiết cảm động: chuyển bàn thờ mẹ cùng chị Chiến •Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặ trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về > lời nhắn nhủ, tâm tình cũng là lời thế, lời hứa với Má. • Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai > mối thù trừu tượng tụ thành hình thành khối như máu bầm không tan. Việt và Chiến vừa là khúc sau của dòng sông truyền thống giað đình vừa tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc, yêu nước tha thiết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập. 7. 4. Đặc sắc nghệ thuật - Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật: trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng nhân vật như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian. - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ. - Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu quê hương, gia đình, thủy chung đến cùng với cách mạng, ngùn ngụt ngọn lửa căm thù giặc - Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động. 7. 5. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi: Khuynh hướng sử thi thể hiện ở: + Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. + Nhân vật: có tính khái quát cao. + Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng BÀI 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU: 1. Tác giả - xuất xứ: xem lại SGK 2. Tóm tắt văn bản
  3. - Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ trước tôi đứng => gần, trực diện, rõ nét. - Hình ảnh: + Người đàn bà: cao lớn, với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi( ) tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới. + Người đàn ông: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ. Hình ảnh xấu xí, sù sì, trần trụi, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật. - Hành động: + Người chồng: hùng hổ, rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp vào lưng người đàn bà => hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng, như một con thú dữ. + Người vợ: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. + Đứa con: giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ. Giống như một vở kịch câm, không lời chú giải, đầy nghịch lí khiến câu hỏi về hiện thực trong Phùng muốn vỡ ra. Nhận xét: Phát hiện về một hiện thực gồ ghề, gai góc, ngang trái, phức tạp, không dễ lí giải, khác xa, thậm chí đối lập với vẻ đẹp bình yên của tác phẩm nhiếp ảnh. * Mối quan hệ giữa hai phát hiện (mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nhà văn và cuộc đời) - Phát hiện nghệ thuật, ở một chừng mực nhất định dễ thấy hơn phát hiện về hiện thực. - Đời sống con người vốn bề bộn, phức tạp. Hiện thực không đơn chiều, giản đơn, toàn màu hồng mà đa chiều, phân tranh nhiều mảng sáng tối chưa dễ lí giải. Nhà văn nếu đứng ở ngoài xa để quan sát sẽ chỉ thấy một hiện thực mờ ảo - chiếc thuyền thấp thoáng biển khơi. Từ đó đòi hỏi nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, suy tư hơn nữa. 6. Người đàn bà làng chài và câu chuyện đời tự kể. - Hình dáng: thô mộc, xấu xí, như nét vẽ vội của tạo hoá, mang những đặc trưng của một người đàn bà miền biển lam lũ. - Thái độ, hành động khi được mời tới toà án: + Sợ sệt, lúng túng, tìm đến một góc tường để ngồi. + Rón rén ngồi ghé vào chiếc ghế mà Đẩu mời. + Van xin chính quyền đừng bắt chị bỏ người chồng vũ phu: “Quí toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” => kiên quyết không bỏ chồng bằng mọi giá.=> hành động ẩn chứa nhiều nghịch lí, gây bất ngờ đối với cả Đẩu và Phùng => một sự thật không dễ lí giải trong hoàn cảnh người đàn bà phải chịu đựng những trận đánh thừa sống thiếu chết.(ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn) => Câu hỏi đặt ra: điều gì khiến người đàn bà khốn khổ ấy tha thiết bám víu cuộc sống địa ngục kinh hoàng với người chồng hung bạo kia? * Câu chuyện cuộc đời: - Cách xưng hô: con, quý toà - chị, các chú => thay đổi tương quan: bị động, yếu thế, thiếu tự tin, bề dưới nói với bề trên - chủ động, bình đẳng, con ngưòi có hiểu biết nói với người đang lắng nghe. - Nội dung câu chuyện: + Xấu, buộc phải lấy anh hàng chài + Đám đàn bà đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật => chồng hung hăng. + Bất kể lúc nào khổ quá, chồng lại lôi ra đánh, ngay trên tàu, sau này xin mãi mới được lên bờ chịu đòn. + Lí lẽ để “đừng bắt tôi bỏ nó”: + Giá đẻ ít đi => biện minh cho hành động hung hăng của chồng bằng cách chỉ ra lỗi thuộc vê sự nghèo đói, lạc hậu, “đẻ lắm”. + Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nỗi vất vả của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông( ) những khi biển động => vì cần một trụ cột. + Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình => vì trách nhiệm, tấm lòng vị tha, bản năng hi sinh của một người mẹ. + Cũng có lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ => cuộc sống với ngưòi đàn ông “dã man” kia không phải không có những khoảnh khắc đầm ấm hạnh phúc. Nhận xét: Qua nội dung câu chuyện, cách kể và ngôn ngữ kể chuyện, thấy được: - Số phận người đàn bà: đau khổ, bất hạnh, buộc phải bảo vệ, duy trì một cuộc sống bị
  4. Anh nhận bé làm con nuôi, trái tim anh đã ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania. 3. Chiến tranh và thân phận con người: a. Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt nổi: - Trong chiến tranh: + Bản thân bị thương, bị bắt làm tù binh. + Vợ, con gái và người con trai – niềm hi vọng cuối cùng của Xô-cô-lôp bị chết dưới bom đạn của phát xít. - Chiến tranh kết thúc: + Anh không trở về quê hương vì anh đâu còn người thân thích + Anh đến nhà một người bạn ở U-riu-pin-xcơ nương thân + Anh làm lái xe cho một đội vận tải + Tìm sự bình yên sau mỗi chuyến xe bằng những ly rượu lử người dù biết nó rất nguy hại Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp bắt buộc anh phải đối mặt và phải duy trì sự sống, chấp nhận mọi thách thức để sống, cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. b. Bé Va-ni-a, một nạn nhân khác của chiến tranh: - Chiến tranh đã cướp đi của em tẩt cả: + Cha chết trận + Mẹ chết bom + Không biết quê hương + Không người thân thích + Cuộc sống lang thang, vất vưởng, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó. + Con chim non nớt đã học cách thở dài của người lớn 4. Nghị lực vượt qua số phận: - Xô- cô- lốp đã không để cuộc đời của mình và bé Va-ni-a chìm nghỉm. Anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi và gọi con bằng một cái tên rất đỗi thân thương: Va- niu-ska. - Trái tim tưởng chừng như hoá đá của Xô-cô-lốp đã ngân rung trở lại. + Xô-cô-lốp rất hạnh phúc khi quyết định cưu mang bé Va-ni-a: anh run lên vì hạnh phúc, anh sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho bé va-ni-a từng cái ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Lần đầu tiên sau một thời gian khá dài anh thấy mình ngủ ngon, trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ nay trở nên êm dịu hơn + Còn bé Va-ni-a cậu bé như con chim chích ríu rít, líu lo, vui với niềm vui của người cha mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ: “Bố yêu của con ơi! con chờ mãi mới được gặp bố Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió” - Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp lại phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường nhật. Ngay cả bữa ăn cũng không thể qua quýt được: phải mua sữa, phải luộc trứng, phải có đồ ăn nóng mà công việc của Xô-cô-lốp lại cần gấp. Anh quyết định để bé Va-ni-a ở nhà và cậu bé khóc suốt từ sáng đến tối. Những câu hỏi về chiếc áo bành tô da của cha đẻ Va-ni-a làm nhói lại ở Xô-cô-lốp nỗi đau về quá khứ của bé. - Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp vẫn có nỗi khổ tâm riêng: hầu như đêm nào cũng chiêm bao thấy người thân quá cố, và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này sau hang rào dây thép gai, còn vợ con thì tư do bên kia và rồi khi tỉnh giấc, gối đẫm nước mắt. Xô- cô- lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui trọn vẹn cho bé Vanina. đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người lính và người dân Xô Viết thời hậu chiến: long nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh và niềm hy vọng vào tương lai. 5. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm - Lên án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. - Sự khâm phục và tin tưởng của nhà văn trước tính cách Nga kiên cường và nhân hậu - Sô- lô- khốp thông báo trước muôn vàn khó khăn và trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ông tin tưởng rằng: Con người vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tác giả tin tưởng vào tương lai của nước Nga qua thế hệ của bé Va-ni-a. - Xác nhận thêm quan điểm nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Trước số phận trớ trêu, bi thảm của con người, nhà văn cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và nhân hậu của mình.
  5. + Cuối cùng, hồn đành phải nhập trở lại vào xác trong sự tuyệt vọng. * Ý nghĩa của đoạn đối thoại: - Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. - Tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. → Cần phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống mãi tươi sáng, đẹp đẽ. b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân: Vợ Trương Ba: + Buồn bã, đau khổ vì nhận ra những thay đổi của chồng "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa". + Đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt. Cháu gái Trƣơng Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội + Nó khước từ tình thân: “tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi”. + Nó không thể chấp nhận con người đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. + Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. + Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!" Con dâu Trương Ba: + Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn xưa nhiều lắm". + Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình khiến chị không thể chịu được: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần " → Người chồng, người cha, người ông vốn nhân hậu, hiền lành, cao quý của họ bây giờ đã trở thành một người khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục. Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba: + Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang. + Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, nhận thấy: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ ” + Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?” + Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". →Trương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích c. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích: - Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ” - Lúc đầu, Đế Thích ngạc nhiên, nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không tròn vẹn: “dưới đất, trên trời đều như thế cả” - Nhưng Trương Ba không chấp nhận lẽ đó, thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” - Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp ít tệ hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. - Nhưng Trương Ba kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, cuộc sống mà “khổ hơn là cái chết”, chỉ có lợi cho đám chức sắc. - Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại, còn mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa. Đế Thích cuối cùng thuận theo lời đề nghị của Trương Ba. Sự khác nhau trong quan niệm về sự sống giữa Trương Ba và Đế Thích: + Đế Thích có cái nhìn khá quan liêu, hời hợt. + Trương Ba cần cuộc sống có ý nghĩa, phải đúng là mình, hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác. → Vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn. Ý nghĩa triết lí:
  6. “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.”. (Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.6) “Đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.” (Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, và tr. 7) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ MINH HỌA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 Đáp án và hướng dẫn chấm gồm trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.75 1 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 2 Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm: 0.75 - Chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa; - Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng và đủ như đáp án: 0,75 điểm; - Học sinh trả lời 01 trong 02 ý: “ý 1- Chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa” hoặc “ý 2: Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym”: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 3 Cụm từ “những bước chân nửa vời” được hiểu là: Lối làm việc, học tập, 1.0 sinh hoạt không đến nơi, đến chốn; thiếu trách nhiệm, thiếu đam mê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý: 1,0 điểm
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề gắn với phạm vi tư liệu, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Sự thay đổi về tâm lí của nhân vật Mị, giá trị nhân đạo của tác phẩm qua sự thay đổi ấy. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đối tượng nghị luận (0,25 0,5 điểm) * Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh của nhân vật Mị 2,5 Mị là cô gái xinh đẹp, tài hoa, được nhiều người yêu thương nhưng bị bắt làm con dâu nhà thống lí Pá Tra vì món nợ của cha mẹ ngày trước. * Phân tích tâm lí nhân vật Mị: - Tâm lí của nhân vật Mị trong đoạn trích thứ nhất: Sư buông xuôi, phó mặc, sống vô cảm + Đời làm dâu của Mị bị trói buộc bởi cường quyền, thần quyền. + Cuộc sống cực nhục ở nhà thống lí đã dìm mất lòng ham sống của Mị. Mị chấp nhận, cam chịu kiếp sống chẳng khác gì con vật. + Sau khi bố mất, chữ Hiếu ràng buộc đời Mị không còn nhưng Mị không tưởng đến chuyện ăn lá ngón tự tử bởi với Mị bây giờ, sống hay chết cũng không còn quan trọng nữa. - Tâm lí của nhân vật Mị trong đoạn trích thứ hai: Niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc được hồi sinh: + Không khí đêm xuân đặc biệt là tiếng sáo đã khiến Mị cảm nhận sự tươi vui và sức trẻ trong mình. + Mị muốn thay đổi (muốn đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác), không muốn bó mình trong cuộc sống tù ngục nhà thống lí. + Mị muốn chết nghĩa là Mị ý thức sâu sắc về tình cảnh khổ nhục hiện tại, Mị khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Như thế, muốn chết lại là biểu hiện của lòng ham sống, một cuộc sống đích thực, đúng nghĩa chứ không phải là kiếp ngựa trâu hay sự tồn tại về thể xác. - Sự thay đổi trong tâm lí nhân vật: Hai đoạn trích đã cho thấy sự chuyển biến tâm lí theo hướng tích cực của nhân vật Mị: Từ chỗ buông xuôi, phó mặc, không tha thiết gì cuộc sống, Mị đã ý thức sâu sắc về tình cảnh đau khổ hiện tại, Mị khao khát được sống trong tình yêu, hạnh phúc, tự do. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm * Đánh giá chung: 0,5 - Về nội dung: Sự thay đổi tâm lí thể hiện sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị; góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Về nghệ thuật: Ngòi bút miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc; nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa lời kể của nhà văn với lời độc thoại nội tâm của nhân vật.